Hiển thị các bài đăng có nhãn chuahaiduc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chuahaiduc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Ăn Chay

Thích Thiện Hoa



1- Mở Đề

Ăn Chay Là Một Phương Pháp Tu Hành Của Người Phật Tử

Vấn đề ăn uống là một vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người, mọi chúng sanh. Nếu sống mà không cần ăn, thì tất cả chúng sanh đều thành Thánh cả rồi. Đức Phật Thích Ca, khi còn là một vị Thái Tử, đã nói một câu đầy ý nghĩa: "Sự sống sống bằng sự chết". Hãy nghĩ lại mà xem: từ khi lọt lòng mẹ đến bây giờ, để được sống, mỗi chúng ta đã làm chết bao nhiêu sinh vật rồi? Chúng ta ăn, chúng ta uống, chúng ta thở, chúng ta nằm, chúng ta đứng, chúng ta đi, mỗi mỗi động tác như thế, đều đã gây bao tang tóc cho những sinh vật ở chung quanh chúng ta! Đó là chưa kể những kẻ hung ác, giết để được thích thú, được tiền tài, danh vọng ... Nếu sự sống mà không làm ai chết ai cả, thì cuộc đời sẽ đẹp đẽ biết bao nhiêu! Sự ước ao này có thể thực hiện được một phần lớn, nếu chúng ta áp dụng phương pháp ăn chay mà Phật đã chế ra.
Như thế, ăn chay đối với người Phật tử không phải là một sự hiếu kỳ, một sự hiếu danh, một cách đổi món ăn cho ngon miệng, một cách kiêng cữ theo lời dặn của bác sĩ. Ăn chay chính là một phương pháp tu hành rất quan trọng, mà người Phật tử thực hành được nhiều chừng nào thì được nhiều kết quả tốt đẹp chừng ấy.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ÐỐI DIỆN VỚI HƯ VÔ

TUỆ SỸ

"Triết lý; đó là đời sống trong băng lạnh và trong núi cao" (NIETZSCHE)

" Nếu dữ kiện kinh nghiệm tất cả là Không, thì không có sự sinh khởi và sự hủy diệt. Như vậy, chắc chắn sẽ không có bốn chân lý cao cả." (MK. XXIV.1) "(Nếu thừa nhận) tánh Không, ngài đẩy đi mất hiện hữu đích thực của (nhân) quả, của những đức lý thiện và ác, và tất cả trật tự thực tiễn (Samuyavahārams) của thế gian." (NK. XXIV. 6)

Nói một cách vắn tắt, tất cả những nan giải được nêu lên cho tánh Không luận là người ta có được quyền coi nó như một hư vô luận hay không? Chắc chắn, tánh Không và hư vô có thể được hiểu như là đồng nghĩa. Như vậy, đến mức độ nào thì thứ hư vô luận này được coi như là phương tiện để đạt đến một chân lý tuyệt đối nào đó; và trong một mức độ nào thì tánh Không là cứu cánh của phương tiện diễn đạt ấy? Chúng ta không thể không lầm lẫn giữa phương tiện và cứu cánh; bởi vì, mối tương quan giữa chúng không gì khác hơn chính là mối quan hệ nhân quả. Nagārjuna nhắc nhở: "Như bắt rắn không đúng cách; như dùng chú thuật sai lạc, tánh Không bị hiểu nhầm là điều tai hại cho kẻ trí năng thấp kém." (MK. XXIV. 11)

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Tánh Không Luận Là Gì ?

TUỆ SỸ

(I)

(MARTIN HEIDEGGER, Aus der Erfahrung des Denkens) 

Có thể vay mượn những lời như vậy để khởi đầu cho sự chờ đợi tiếng vọng đáp ứng của những gì đó đang ẩn mình trong bóng tối. Những lời được vay mượn ấy không nhất thiết phải là đồng thanh với những cái sắp đáp ứng. Sự tựu thành của những cái đáp ứng này sẽ không xuất hiện trong những tiếng động náo nhiệt. Ðây là sự tựu thành của một cơn mưa như thác lũ, khi con bướm mùa hè đã chịu khép lại đôi cánh mỏng để lắng nghe trong thầm lặng hơi thở của cỏ nội. Chờ đợi; kiên trì và dừng lại trong sự bế tắc của một thời chỉ có ánh sáng vĩnh cửu của mặt trời. Kiên trì và dừng lại để chờ đợi trong sự bế tắc là liều lĩnh thác mình cho một cuộc chơi ngoạn mục của thiên diễn, là liều lĩnh đứng lại giữa lòng thác đổ của vạn hữu. Ðó là một thái độ bướng bỉnh, không chịu tiệm tiến từng bước vững chắc như những đợt nhảy của con chim hồng: nhảy bên bờ nước, nhảy đến tảng đá, nhảy trên đất cạn, nhảy lên cành cây, nhảy lên gò cao và cuối cùng bay trong thương khung để lông cánh làm đẹp cho bầu trời (1). Chờ đợi trong sự bế tắc là những bước thụt lùi của con chim hồng, từ trên cành cây rơi trở xuống đất cạn (2). Từ trên cành cây rơi trở xuống đất cạn để chập chững như cưu mang một cái gì đó có vẻ ngược ngạo; đó là sự tiến tới bằng những bước thụt lùi, bởi vì thuận theo sự bế tắc (3).

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Nghi thức tụng kinh Đại thừa

Minh-Quang Nguyễn Lê Đức


Tôn giáo nào cũng có những nghi thức hành lễ, đạo Phật không thoát ra ngoài thông lệ đó.

Vì sự phong phú của các tông phái và pháp môn trong đạo Phật, nghi thức hành lễ cũng rất đa dạng và tùy thuộc tông phái người hành trì. Một Phật tử Thiền tông Nhật theo nghi thức khác với một Phật tử Tây tạng, cũng không giống một Phật tử Thái lan tụng kinh Cầu An, lại càng khác một Phật tử Việt nam ngồi niệm Phật... Ngay cả những Phật tử tự xem cùng một dòng phái Lâm Tế chẳng hạn, mà một Phật tử Việt “Lâm tế chánh tông” theo Tịnh độ hành trì không thấy giống một Thiền sinh Rinzai Mỹ chút nào.

Trong phạm vi bài này, chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa Nghi thức tụng niệm đang phổ biến nhiếu nhất tại Việt nam (và Trung hoa), tức Nghi Thức Thống Nhất, hiện được số đông hành trì, không những vì phối hợp các pháp môn khác nhau, thỏa mãn nhu cầu tông phái khác biệt, mà còn vì sự uyển chuyển dễ dàng thích ứng yêu cầu cụ thể, cũng như sự sắp xếp hài hòa và đầy đủ các kinh Đại thừa không thể tìm thấy trong các nghi thức khác.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Nghi thức tụng kinh Đại thừa

Minh-Quang Nguyễn Lê Đức


Tôn giáo nào cũng có những nghi thức hành lễ, đạo Phật không thoát ra ngoài thông lệ đó.

Vì sự phong phú của các tông phái và pháp môn trong đạo Phật, nghi thức hành lễ cũng rất đa dạng và tùy thuộc tông phái người hành trì. Một Phật tử Thiền tông Nhật theo nghi thức khác với một Phật tử Tây tạng, cũng không giống một Phật tử Thái lan tụng kinh Cầu An, lại càng khác một Phật tử Việt nam ngồi niệm Phật... Ngay cả những Phật tử tự xem cùng một dòng phái Lâm Tế chẳng hạn, mà một Phật tử Việt “Lâm tế chánh tông” theo Tịnh độ hành trì không thấy giống một Thiền sinh Rinzai Mỹ chút nào.