Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Giác. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Giác. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

NHIỀU NGÀN CÕI NGƯỜI?

NHIỀU NGÀN CÕI NGƯỜI? Trần Khải

Tác giả : Nguyên Giác

NHIỀU NGÀN CÕI NGƯỜI? 
Trần Khải

Báo The Independent nói rằng người ta đã tố cáo Charles Darwin đủ thứ, nhưng chưa ai tố cáo Darwin là “một Phật Tử Tây Tạng tàng hình” (closet Tibetan Buddhist). 

Giới khoa học trong tuần lễ này đang tưởng niệm 200 năm ngày sinh của Charles Darwin. Chính xác, Darwin sinh ngày 12/02/1809. Một hình ảnh gắn liền với lý thuyết Darwin là sự tiến hóa của nhân loại. Có phải con người sinh ra từ hình ảnh toàn hảo của một vị Toàn Hảo trên cao, hay đã biến hóa qua nhiều triệu năm với nhiều chặng đường khác nhau?

Darwin đã cho nhân loại một cách giải thích trái nghịch với truyền thống, và bây giờ khoa học đã công nhận rằng, không chỉ riêng loàì người, mà các chủng loại sinh vật cũng đều trải qua các chặng đường tiến hóa.

Bản tin Anh ngữ BBC News hôm 15/02/2009 lại cho biết rằng sinh vật cũng không phải là cái gì độc đáo trên đời này. Bản tin viết rằng Tiến Sĩ Alan Boss của viện khoa học Carnegie Institution of Science nói rằng có thể có tới một trăm tỉ hành tinh tương tự như quả đất trong thiên hà của chúng ta, và nhiều trong các thế giới này có thể là nơi cư trú của các sinh vật thể đơn giản. Ông nói như thế trong hội nghị thường niên của American Association for the Advancement of Science tại Chicago.

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

THIỀN TẬP



THIỀN TẬP
Cư Sĩ Nguyên Giác biên dịch
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức


Chánh thân đoan tọa,
đương nguyện chúng sanh,
tọa bồ đề tòa,
tâm vô sở trước.Thẳng mình ngồi ngay,
nên nguyện chúng sanh,
ngồi tòa bồ đề,
tâm không vướng mắc.
(Thi Kệ Nhật Dụng)
MỤC LỤC
Lời Tạ Ơn
Tạng Truyền 
Hướng Dẫn Thiền Tây Tạng -- Đạt Lai Lạt Ma
Pháp Thở Đơn Giản – Kadampa
Đại Thủ Ấn -- Khenpo Tsultrim Gyamtso Rinpoche
Đại Tòan Thiện -- Tulku Urgyen Rinpoche
Nam Truyền 
Minh Sát Thiền -- Mahasi Sayadaw
Thái Độ Thiền Tập -- Henepola Gunaratana
Thiền Quán Là Gì -- Ajahn Chah
Bắc Truyền 
Mặc Chiếu -- Thánh Nghiêm
Thiền Công Án -- Genjo Marinello
Yếu Chỉ Tu Chứng -- Hám Sơn Đức Thanh
Một Vị Giải Thóat 
Bài Pháp Khẩn Cấp - Bahiya Sutta

Lời Tạ Ơn
Sách này được thực hiện để trước là báo tứ trọng ân, sau là giúp người sơ học. Bên cạnh các sách Thiền bằng Việt ngữ do các thiền phái sọan, dịch và xuất bản ở VN tương đối đã nhiều và đầy đủ, tuyển tập này hy vọng sẽ trình bày thêm một số thông tin khác, được nhìn từ nhiều hứơng khác nhau. Ba truyền thống chính trình bày trong sách này chỉ là vì tiện lợi. Mỗi bài đều tự hòan tất, và độc giả có thể đọc thẳng từ bất kỳ bài nào, không cần thứ tự.
Người dịch đã dùng rất nhiều sách tham khảo, và nơi đây xin ghi lời tri ân tới các tác giả, dịch giả nhiều tới không thể ghi hết ra – trong đó có sách hay bài của quý thầy Nhẫn TếMinh Châu,Duy LựcThanh Từ, cụ Phạm Kim Khánh… -- và một vài trang web Phật Giáo Việt, Thái, Miến Điện, Tây Tạng. Người dịch cũng xin ghi khắc ơn sâu về các lời dạy trực tiếp của Thầy Tịch Chiếu (Tây Tạng Tự, Bình Dương) nhiều thập niên trứơc về Tổ Sư Thiền.
Người dịch trân trọng biết ơn các tác giả được chuyển ngữ nơi đây, hầu hết là thuộc các bài phổ biến tự do, nhưng một ít cũng có bản quyền mà cơ hội xin phép chưa tìm được. Đặc biệt, người dịch xin cảm ơn Thiền Sư Thánh Nghiêm (Đài Loan) đã cho phép dịch bài “Mặc Chiếu Thiền,” và môn đệ thượng thủ của thầy là Thiền Sư Quả Nguyên đã giúp phiên âm một số từ sang Việt Ngữ. Được sự cho phép và giúp đỡ đó cũng là nhờ lời xin giùm từ Thiền Sư Trí Châu (Santa Ana, Calif.) – một nhà sư Việt đã tới nhiều thiền đường quốc tế tham học, và rồi trở thành truyền nhân của Thiền Sư Phật Nguyên (Quảng Châu, Trung Quốc), pháp tự dòng Vân Môn.

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

11 điều cần lưu ý khi tập Thiền

Đại sư Henepola Gunaratana 
CS. Nguyên Giác dịch


Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay cả các kinh nghiệm bạn ghét. Đừng lên án chính mình về các bất toàn và thất bại, bạn hãy học để thấy rằng tất cả các hiện tượng trong tâm là những gì có thể hiểu và để nó tự nhiên một cách toàn hảo. Hãy thực tập sự chấp nhận không phân biệt vào mọi thời, và với lòng tôn kính mọi thứ mà bạn kinh nghiệm.

Năm 12 tuổi, ngài Henepola Gunaratana thọ giới Sa di trong một ngôi chùa nhỏ ở làng Malandeniya, huyện Kurunegala, tại Sri Lanka. Năm 20 tuổi, ngài thọ cụ túc giới tại Kandy; lúc đó là năm 1947. Ngài tốt nghiệp các Trường Đại học Vidyalankara College và Buddhist Missionary College ở Colombo, rồi sang Ấn Độ làm việc cho hội Mahabodhi Society, phục vụ những người trong giai cấp bần cùng Harijana ở Sanchi, Delhi và Bombay; sau đó, sang Mã Lai 10 năm làm giảng sư, và giữ chức cố vấn tôn giáo cho các hội Sasana Abhivurdhiwardhana Society, Buddhist Missionary Society và Buddhist Yourth Federation of Malaysia. Ngài cũng là Hiệu trưởng Học viện Phật giáo Kuala Lumpur.