Người Phật Giáo nhìn vạn vật như thế nào
- Nhìn lại bản chất con người Đức Đạt-Lai Lạt-Ma và Howard Cutler
- Người Phật Giáo nhìn vạn vật như thế nào
- Ánh hào quang của Đức Phật
- Có ma hay không? Ý nghĩa và Quan niệm về Ma trong Phật Giáo
- Chưa hề có ai thấy một chiếc két sắt đặt trên một cỗ quan tài
- Đức Phật được tượng trưng bằng trăm nghìn cách khác nhau
- Một câu chuyện về vô minh
- Khái niệm về Vô Minh trong Phật Giáo
- Phật Giáo: tôn giáo, triết học, luân lý hay khoa học?
- Phần đọc thêm
- Tư tưởng của Đức Phật đã được người sau biến đổi như thế nào?
NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012
NGƯỜI PHẬT GIÁO NHÌN VẠN VẬT NHƯ THẾ NÀO
Vậy thế giới này đây, tức môi trường trong đó chúng ta đang sinh sống, thật sự là gì ? Chúng ta là ai ? Mọi sự vật và biến cố, tức mọi hiện tượng do đâu mà có, nguồn gốc của chúng là gì ?
Để giải đáp cho những câu hỏi trên đây, Phật giáo đã đưa ra hai khái niệm then chốt là « Tánh không » (Sunyata) của mọi vật thể và mọi biến cố và khái niệm về sự « tương liên, tương kết và tương tạo » của chúng. Tiếng Phạn gọi khái niệm tương liên là Pratiya samutpada, kinh sách gốc Hán dịch là nhân duyên sinh, duyên sinh, duyên khởi. Hai khái niệm nêu lên trên đây, Tánh không và nguyên lý tương liên, là những gì thật đặc thù và độc đáo của Phật giáo, bao hàm và liên kết cả hai lãnh vực hiểu biết : Khoa học và Triết học. Các học giả và triết gia Hy lạp, đồng thời hoặc sau Đức Phật một vài trăm năm, hình như đã chịu ít nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Tiêu biểu nhất là Héraclite (Hêrakleitos), khoảng 540-480 trước Tây lịch, chủ trương sự biến đổi không ngừng của mọi vật thể, những gì sống là đang chết, những gì chết sẽ trở thành sống, không có ai tắm hai lần trong cùng một dòng nước... Những phát biểu của Héraclite tuy gần với cái nhìn của Phật giáo về bản thể của thế giới này, nhưng chưa đủ để so sánh với những gì thật bao quát và thâm sâu của khái niệm về vô thường trong Đạo Phật.