Hiển thị các bài đăng có nhãn Trì hoãn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trì hoãn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Không Nên Trì Hoãn Sang Ngày Hôm Sau

3. Không Nên Trì Hoãn Sang Ngày Hôm Sau


Share on facebook
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ BỆNH TẬT
Nhiều tác gỉa
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014
3
KHÔNG NÊN HOÃN SANG NGÀY HÔM SAU
Eihei Dôgen

Lời giới thiệu của người dịch:

Đạo Nguyên sinh năm 1200 tại một ngôi làng bên bờ sông Uji phía nam thành phố Kyoto. Mồ côi cha khi vừa lên hai và mồ côi mẹ lúc bảy tuổi. Từ bé ông rất thông minh, bốn tuổi đã đọc được thơ tiếng Hán. Sau khi mẹ mất thì một người chú tên là Minamoto Michitomo mang về nuôi. Người này là một nhà thơ có tiếng thời bấy giờ, và có lẽ cũng nhờ đó mà Đạo Nguyên đã có một tâm hồn thấm nhuần thi văn rất sớm. Hầu hết các tác phẩm của ông đều bàng bạc một tinh thần thi phú thật sâu sắc và tràn đầy rung động. Lúc hấp hối mẹ ông có trăn trối với ông rằng: "Con hãy cố gắng trở thành một nhà sư để giúp đỡ tất cả chúng sinh". Ông không bao giờ quên lời trăn trối đó của mẹ. Năm 12 tuổi ông trốn vào vùng núi Hiei ở vùng đông bắc thành phố Kyoto để tìm một người chú khác tu ở một ngôi chùa trong vùng này để xin xuất gia. Lớn lên ông đã trở thành một trong các vị thiền sư và là một trong những nhà tư tưởng lỗi lạc nhất của nước Nhật và cũng có thể là cả Thiền Tông. Tập luận Chánh Pháp Nhãn Tạng(Shôbôgenzô) thật đồ sộ của ông là cả một tư liệu học tập cho toàn thể các học phái Thiền Tông. Ông mất vào năm 1253.
Bài giảng dưới đây của ông nhằm khuyên những ai nếu muốn bước theo Con Đường của Đức Phật thì phải kiên trì và quyết tâm, không nên vin vào lý do sức khỏe hay bất cứ một lý do nào khác để trì hoãn việc luyện tập. Bài giảng được trích từ quyển sách ghi chép các bài giảng của ông mang tựa là "Shobogenzo Zuimonki"