Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Giác Ngộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Giác Ngộ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Vô Lượng nghĩa kinh & vô lượng nghĩa xứ Tam muội

(Bài giảng trường hạ chùa Kim Sơn, thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16-7-2010)

Tôi lấy 7 phẩm cốt yếu làm nội dung kinh Bổn môn Pháp Hoa để thọ trì và trong 7 phẩm này, tôi chỉ lấy ý, chứ không lấy tất cả nguyên văn.

Mở đầu phẩm Tựa thứ nhất: "Tôi nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở núi Kỳ Xà Quật, nơi thành Vương Xá cùng chúng Tỳ kheo một muôn hai ngàn gồm cả La hán và bậc tam Hiền còn đang tu học. Tám vạn Bồ tát chuyển được pháp luân bất thoái, tâm từ trải khắp trong các cõi nước, được Phật khen ngợi vì họ đã từng cứu độ vô số chúng sinh thoát khỏi khổ não".


Đoạn mở đầu kinh giới thiệu hội Pháp Hoa ở Linh Thứu sơn theo tinh thần Bổn môn. Ngài Trí Giả triển khai rằng núi Linh Thứu tiêu biểu cho thân tứ đại ngũ uẩn của con người. Và Đức Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông cũng nói thân tứ đại này là bốn núi sanh già bệnh chết.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Đạo Sanh & nguyên lý Phật tánh

Đạo Sanh (・ケ ・カ, khoảng 360-434) là một Phật học gia lỗi lạc của Phật giáo Trung Hoa. Đại sư sinh tại Bành Thành, xuất gia và tu học với Trúc Pháp Thái (319-387)(1) tại Kiến Khương. Khoảng năm 405 hoặc 406, sau khi trú tại Lô Sơn của Tuệ Viễn (・d ・・)(2) chừng 7 năm, Đạo Sanh bèn vân du đến Trường An(3) để theo học với Cưu-ma La-thập (Kumàrajìva, 344-413). Đại sư La-thập bấy giờ đã ở đó từ năm 401, với hơn 3 ngàn đệ tử quy tụ dưới trướng để tham học giáo nghĩa Đại thừa. Nhưng Đạo Sanh chỉ ở Trường An một thời gian ngắn, chỉ có 2 năm mà thôi. Thế nhưng, tuy thời gian kể như quá ngắn đó, cũng đủ để biểu lộ tài năng của Đạo Sanh qua việc ngài được đặt vào ngôi vị hàng đầu của "tứ kiệt"(4), đứng đầu Bát Hùng và Thượng thủ mười lăm đệ tử xuất chúng của La-thập.
Tuy tài danh như thế, nhưng ta không có chứng cứ rõ rệt nào về vai trò đặc biệt mà Đạo Sanh nắm giữ trong tiến trình, hay đóng góp vào những công cuộc dịch thuật chánh yếu của La-thập. Mặc dù Tăng Triệu ghi nhận rằng Đạo Sanh có tham dự trong việc dịch kinh Pháp Hoa của La-thập, nhưng không có tư liệu nào cho thấy Đạo Sanh bấy giờ là một khuôn mặt sáng giá hay là một phụ tá đắc lực của La-thập cả. 

Khi Đạo Sanh đến Trường An, thì công cuộc dịch thuật bộ Đại Trí Độ Luận (Mahàpràjna-pàramita-sàstra, Great Wisdom Treatise), gồm 100 quyển, hầu như đã hoàn tất. Từ năm 405 đến 408, thì một số kinh luận quan trọng khác cũng được dịch xong; gồm có: Duy Ma (Vimalakìrti-nirdesa), Pháp Hoa (Saddharma-pundarìka), và Tiểu phẩm Bát Nhã (Astasàhasrikà-prajnàpàramità). Cho nên không phải ngẫu nhiên mà trong những năm này, Đạo Sanh lại viết luận sớ cho ba bộ kinh trên, tuy rằng sớ giải cho Tiểu phẩm ngày nay không còn tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Khoa học và lẽ vô thường của Phật học

"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm. Quả là thế! Hôm sau ta đến tắm đúng khúc sông hôm trước, nhưng dòng chảy hôm sau đã là dòng nước khác, tức con sông khác, không khí, cảnh vật, ánh sáng đã khác.

Ý tưởng bất hủ này phản ánh tư tưởng vạn vật chuyển hoá của Hêraclitôxơ, ông tổ biện chứng luận phương Tây. Theo ông: vũ trụ là một tổng thể không do thần linh tạo ra mà do lửa biến thành các yếu tố khác (nước, đất...) mà sinh ra vạn vật. Vạn vật lại biến thành lửa, các vật đối lập luôn luôn chuyển hoá thành vật đối lập, xung đột, đó là nguồn gốc của sự phát triển.

Tư tưởng vạn vật chuyển hoá nuôi dưỡng khoa học và nhiều hệ tư tưởng triết học phuơng Tây. Thuyết tiến hoá (évolustionnisme) là học thuyết duy vật và nguồn gốc về sự phát triển của sinh vật qua một quá trình lịch sử. Đặc biệt, trong Nguồn gốc các giống, Darwin đề ra một lý luận khoa học cho thuyết tiến hoá. Theo ông, trong cuộc đấu tranh sinh tồn, giống nào thích ứng thì sống, theo quy luật chọn lọc tự nhiên. Tính biến đổi và tính di truyền đều là thuộc tính của sinh vật. Biến đổi nào có lợi cho nó trong cuộc đấu tranh sinh tồn thì được lưu giữ lâu dài. Theo thiên thể học, vũ trụ cũng theo quy luật biến hoá. Ước tính Thái dương hệ hình thành cách đây 5 tỷ năm, quả đất cách đây 4 tỷ 600 triệu năm, với sự hình thành sự sống cách đây 200 triệu năm của những tảo lam đầu tiên trong đại dương.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Vài suy nghĩ về số mệnh trong Phật giáo

GN - Số mệnh của con người hay con người có số mệnh hay không; đó là vấn đề được đề cập và tranh luận khá nhiều trong triết học cũng như trong lãnh vực tôn giáo từ nghìn xưa cho đến ngày nay.

Theo như cách hiểu thông thường, số mệnh là cái gì có sẵn do thế lực vô hình hay do Thượng đế áp đặt mà con người phải cúi đầu gánh chịu, không thể hiểu được và cũng không thể thay đổi định mệnh ấy. 

Đối với vấn đề định mệnh hay số mệnh của con người, lý giải của Phật giáo không giống như cách nghĩ nói trên; vì nếu định mệnh không thể thay đổi thì chắc chắn chúng ta không thể nào tu hành, cải thiện cuộc sống của chúng ta thăng hoa cho đến đỉnh cao là bậc toàn giác như Đức Phật. 

Khi chúng ta có sự thay đổi trong suy nghĩ, lời nói, hành động của mình 
là chúng ta đang thay đổi nghiệp của chính mình.

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Tương quan giữa cho và nhận

Giác Ngộ 
Gia chủ Ugga đi đến đảnh lễ, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, con nghe như sau từ miệng Thế Tôn: “Ai cho vật khả ý thì nhận được điều khả ý”. Vì thế, con có nấu cháo từ hoa cây sàla và rất nhiều loại món ăn thật là khả ý; con có nhiều loại vải dệt từ Kàsi thật là khả ý. Mong Thế Tôn hãy nhận lấy vì lòng từ ái đối với chúng con.

Thế Tôn nhận lời và nói với Ugga bài kệ tuy hỷ này: “Ai cho vật khả ý, nhận được điều khả ý, đối với bậc Chánh trực, vui lòng đem bố thí, vải mặc và giường nằm, ăn uống các vật dụng, biết được bậc La hán, được ví là phước điền, nên các bậc Chân nhân, thí những vật khó thí, được từ bỏ giải thoát, không làm tâm đắm trước, người thí vật khả ý, nhận được điều khả ý”.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Cái then gài cửa

Ảnh minh họa
NSGN - Thuở xưa, tại thành Savatthi có nữ gia chủ tên là Vedehika, nổi tiếng với đức tánh hiền thục, nhu thuận, ôn hòa. Vedehika có một nữ tì tên Kali, vừa khéo tay, siêng năng, vừa cẩn thận, chu đáo mọi bề.


Nghe mọi người không ngớt lời ca ngợi nữ chủ, Kali thầm nghĩ: “Chủ ta tiếng lành đồn khắp, không rõ do nữ chủ không có nội sân hay do ta quá cẩn thận, chu toàn, khiến nội sân nữ chủ không có cơ hội tỏ lộ? Vậy ta hãy thử một phen xem sao!”.


Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông: chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ



 Thích Thanh Từ


Tu các pháp môn của Phật giống như người leo núi. Một ngọn núi cao, người ở hướng Tây có lối lên của hướng Tây, người ở hướng Ðông có lối lên của hướng Ðông, hướng Nam, hướng Bắc cũng vậy. Trong bốn lối đó chúng ta thích lối nào thì đi lối đó. Ðã chọn rồi phải quyết chí đi.

Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỷ thì có ba tông: Thiền tông, Tịnh Ðộ tông và Mật tông. Song gần một trăm năm nay Thiền tông dường như ít ai biết đến mà chỉ biết Tịnh Ðộ thôi. Chúng tôi thấy sự kiện giữa Thiền và Tịnh rất quan trọng nên muốn giải thích cho quý Phật tử biết rõ điểm nào Thiền tông hòa hợp được với Tịnh Ðộ, điểm nào Thiền tông cách biệt với Tịnh Ðộ. Quý Phật tử nghe biết, không còn nghi ngờ trên đường tu.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Nguy hại của sự chấp trước

Đức Phật - Ảnh minh họa

GN - Chấp hay cố chấp vào một điều gì đó, còn gọi là định kiến. Chính sự chấp trước này làm chúng ta đau khổ, cho nên coi nó là mối nguy hại cần phải tránh. Tránh bằng cách nào? 

Phật dạy một là phá chấp, tức có gì ràng buộc thì chúng ta tìm cách phá bỏ, hai là xả chấp, chúng ta không phá, nhưng bỏ quên để nó rơi xuống, không dính vô ta. Giống như hoa sen mọc từ bùn nhơ, nhưng ra khỏi bùn, nó là sen mà có trút đổ lên hoa sen cái gì thì nó cũng không bị dính nhơ và vẫn tỏa mùi hương; đó là thực chất của tu hành theo Đại thừa, hay tu Pháp hoa. Trong khi tu theo Tiểu thừa, chúng ta có sự đối nghịch, nên cái gì làm trở ngại thì phá nó; nhưng từ sự phá trừ đó khiến chúng ta trở thành cố chấp.

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Bạch thủ tương tri do án kiếm!*

NSGN - Không riêng gì loài người mà cả loài vật cũng khát khao tìm tri kỷ, từ thế giới có sự sống của bao loài sinh vật cho đến thế giới tưởng chừng như vô hồn của sỏi đá, cỏ cây.

Thiên hạ mang mang ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường!
(Hồ trường - Nguyễn Bá Trác) 

Con người sống trong đời, nếu không phải là bậc chân nhân thế ngoại tìm niềm vui trong cảnh giới tiêu dao tự tại của riêng mình, thì thường có nhu cầu đòi hỏi sự cảm thông và chia sẻ. Người ta thường nói niềm vui có người chia sẻ sẽ được nhân đôi, còn nỗi buồn nếu có người chia sẻ sẽ vơi đi một nửa.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Vị đại sư xấu xí thiên tài lừng lẫy Trung Quốc


Từ nhỏ đã bị bạn bè và ngay cả sư phụ coi thường vì tướng mạo xấu xí, thế nhưng với tài năng thiên bẩm và trí nhớ siêu việt, sư Đạo An đã trở thành nhà Phật học đầu tiên của Trung Quốc thời cổ đại. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà người đời sau lại dành cho vị đại sư xấu xí này nhiều lời ca ngợi đến như vậy…

Tôn Sư Đạo An

1. Sư Đạo An sinh vào khoảng năm 312 dưới thời Hoài Đế nhà Đông Tấn trong một gia đình Nho giáo sinh sống tại Thường Sơn, huyện Phù Liễu, nay thuộc huyện Hà Bắc của Trung Quốc. Do khi đó thời thế loạn lạc, cha mẹ đều mất sớm nên từ nhỏ, Đạo An được một người anh họ ngoại nhận về nuôi.

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Tính Đồng Thời và Đồng Hiện Trong Kinh Hoa Nghiêm

Nguyễn Thế Đăng

Một trong những đặc tính của kinh Hoa Nghiêm là tính đồng thời và tính đồng hiện. Đồng thời là nói về mặt thời gian; đồng hiện là về mặt không gian. Đồng thời ở mọi khoảnh khắc thời gian dù ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. Đồng hiện là toàn bộ pháp giới hiện diện trong bất cứ vi trần nào của vũ trụ…

1. Chân không và Diệu hữu

Thế giới Hoa Nghiêm đặt nền trên tánh Không, một tánh Không rốt ráo. Chương mở đầu Chế Thủ Diệu Nghiêm nói:

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Mantra - Âm thanh của chánh giác

Kèn Loa sử dụng trong các nghi lễ Mật tông
OM là từ biểu trưng cho cái vô cùng, viên mãn, vĩnh hằng.Những người Phật tử Tây Tạng tin tưởng rằng bản thể của vũ trụ biểu đạt qua âm thanh mật chú (mantra). Mật chú là sức mạnh làm cho tâm thức tập trung và trở nên nhu nhuyến.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Tù nhân và gái đẹp

Câu chuyện được Đức Phật kể lại khi ở trong một rừng cây gần thị trấn Desaka thuộc nước Sumedha.


Chuyện kể rằng, có một tù nhân bị giam giữ lâu ngày trong ngục tối, đã rất lâu anh ta chưa hề thấy bóng dáng của bất cứ một người con gái nào. Anh ta đã thỏ thẻ ước nguyện thầm kín của mình cho người quản ngục, và người quản ngục tốt bụng ấy đã đệ trình nguyện vọng chính đáng của tù nhân lên đức vua.

Một ngày trên núi Tây Thiên

Qua sự giới thiệu của một vị Đại đức khá tinh thông giáo điển và ít nhiều am hiểu Mật tông, tôi đã tìm đến tịnh thất Tây Thiên - Vĩnh Phúc, nơi tôi có thể chứng kiến hầu như trọn vẹn pháp tu Mật tông Tây Tạng của dòng truyền thừa Drukpa tại Việt Nam.


Để lại tất cả hành trang dưới chân núi, chúng tôi - gồm: tôi, hai Phật tử và một tài xế - cùng nhau “thướng sơn”. Tôi dự định là sẽ ở lại đây một ngày để gặp gỡ và làm quen với các sư cô trước, rồi sau sẽ sắp xếp thời gian trở lại tập tu vài tháng, với mong muốn tự mình nếm trải xem hương vị giải thoát của pháp tu Mật tông thế nào!

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Nguyên tử và vô Ngã

Wu Shu

Mọi người đều đồng ý rằng khoa học là yếu tố tiên phong để tạo nên nền văn minh hiện đại. Những khám phá gần đây về sự giải phóng năng lượng hạt nhân đã đưa nhân loại đến một thời đại mới: thời đại nguyên tử. Song, bất hạnh thay, dấu hiệu đầu tiên của sự khai sinh thời đại mới này là việc gia tăng một loại vũ khí giết người mới, đó là bom nguyên tử.