Hiển thị các bài đăng có nhãn Sen nở phương trời ngoại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sen nở phương trời ngoại. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Vai trò kinh Pháp Hoa trong sự thành hình Đạo Bụt Đại Thừa

Như đã nói ở trên, ngay từ kinh Bát Nhã, ta đã thấy những tư tưởng cực đoan, những ngôn từ rất mạnh. Đến khi kinh Duy Ma xuất hiện thì thái độ đó đã lên đến cường độ tột cao của nó. Những tư tưởng này biến thành những phương tiện để luận chiến với Giáo Hội truyền thống.

Trên phương diện tư tưởng, chúng ta không có gì để trách móc cả, tại vì những tư tưởng đó rất uyên áo, rất liễu nghĩa, rất tròn đầy. Tuy nhiên, đứng trên phương diện thái độ, ta thấy cung cách đó không đủ tính bao dung, không có được phong thái Đại Thừa, vì lý do đã muốn gạt tất cả những thành phần Thanh văn ra khỏi gia đình của đạo Bụt. Đến khi kinh Pháp Hoa ra đời thì kinh áp dụng một phương thức mới: Rất từ bi, rất bao dung, và ôm lấy truyền thống của Giáo hội vào trọn trong vòng tay của Phật giáo Đại Thừa.

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Vòng tay lớn của Kinh Pháp Hoa

Kinh Pháp Hoa là một kinh rất nổi tiếng, có thể nói là nổi tiếng nhất trong tất cả các kinh điển của đạo Bụt Đại Thừa. Cái tư tưởng tôn xưng kinh Pháp Hoa là Vua của tất cả các kinh đã có từ lâu. Chúng ta phải tìm hiểu nguồn gốc của tư tưởng đó, nhất là phải biết lý do tại sao kinh Pháp Hoa đã đạt đến địa vị tột cùng của nó trong khu vườn kinh điển Đại Thừa.

Về thời điểm xuất hiện, tuy ta nghĩ Bụt đã nói kinh Pháp Hoa trên đỉnh núi Linh Thứu trong thời gian Ngài còn tại thế, nhưng sự thực là mãi đến khoảng 700 năm sau, tức khoảng cuối thế kỷ thứ hai Dương lịch, kinh Pháp Hoa mới được các thầy ghi chép lại để lưu truyền. Bằng chứng của sự xuất hiện vào thời điểm này là Thầy Long Thọ, tác giả của Đại Trí Độ Luận sống vào cuối thế kỷ thứ hai, và thầy đã trích dẫn kinh Pháp Hoa. Thêm vào đó, chúng ta có thể nói chắc rằng kinh Pháp Hoa đã xuất hiện sau kinh Duy Ma Cật, vì những tư tưởng trong Duy Ma Cật chưa đi tới giai đoạn hòa giải với Giáo hội Truyền thống .

Khi tìm hiểu về nguồn gốc và lý do tại sao kinh đã đạt đến địa vị cao nhất trong kho tàng kinh điển Đại Thừa, chúng ta thấy, trong kinh Pháp Hoa(1) Bụt nói với Bồ Tát Tú Vương Hoa rằng: Này Tú Vương Hoa, trong các dòng nước như là sông, ngòi, kinh, rạch thì biển là lớn nhất; trong các kinh thì kinh Pháp Hoa này là lớn nhất. Ngoài ra, trong Phẩm thứ mười, đoạn cuối của phần kệ trùng tụng, Bụt dạy rằng: