Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng Mai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng Mai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Phẩm 05: Dược thảo - Kinh PHÁP HOA

Thích Nhất Hạnh

Bây giờ chúng ta hãy đi sang Phẩm thứ năm là Phẩm Dược Thảo. — đây Bụt lại đưa ra một cái thí dụ nữa cũng rất hay.Dược thảo tức là những cây thuốc. Ngày xưa người ta không dùng thuốc hóa học mà chỉ dùng thuốc cây cỏ. Trong phẩm này Bụt nói cho thầy Ca Diếp và các vị đại đệ tử khác biết rằng, Bụt nhìn vào tâm lý của chúng sanh và căn cứ vào cái nhận thức của Bụt để nói pháp.

Thuyết pháp hay hay dở, thành công hay thất bại không phải là do cái khoa nói của mình hay hay dở, cũng không phải do cái kiến thức Phật pháp của mình sâu hay cạn, mà chính là do cái khả năng quán cơ của mình. Quán cơ tức là thấy được cái tâm trạng, cái tâm lý, cái trường hợp của người nghe. Quán tức là nhìn để thấy, cơ tức là tình trạng tâm lý, tình trạng xã hội của người kia. Vì vậy cho nên nếu mình muốn độ đời thì mình phải học cái pháp môn gọi là quán cơ. Nhận xét người đó, nghe người đó, nhìn người đó để có thể hiểu được người đó, và khi hiểu được thì tự nhiên cái Pháp mình đem hiến tặng cho họ, sẽ là cái Pháp có thể có ảnh hưởng tốt đẹp cho họ. Có khi đối với người này thì mình thuyết cái pháp này, nhưng đối với người khác thì phải thuyết cái đề tài khác. Cũng như vị thiền sư kia, khi một thiền sinh hỏi con chó có Phật tánh không, thì trả lời là có. Một thiền sinh khác cũng lên hỏi câu đó thì ông nói không. Cái có cái không đó, không phải từ kinh điển đi ra, hay từ cái nguyên tắc gì đi ra, mà từ chỗ quán cơ mà phát xuất. Đối với thiền sinh này, ta phải nói có. Có thì mới có lợi, còn đối với thiền sinh kia thì phải nói không mới có lợi. Đối với thiền sinh này mình phải nói nhẹ nhàng mới thành công, với thiền sinh kia, mình phải quát lên một tiếng mới thành công. Cái đó là do quán cơ chớ không phải là do sự yêu ghét của người thuyết pháp.

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Nhận thức của Tông Thiên Thai về kinh Pháp Hoa

Tên đầy đủ của kinh là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, tiếng Phạn là Saddharmapuṇḍarīka-sūtra. Puṇḍarīka chúng ta thường phiên âm là Tôn-Đà-Lợi, tức là một loại hoa sen màu trắng. Diệu Pháp nghĩa là giáo Pháp mầu nhiệm.

Trước chúng ta đã có nhiều nhà chú giải và nghiên cứu về kinh Pháp Hoa. Trung Hoa có một tông phái chuyên môn nghiên cứu kinh Pháp Hoa, diễn dịch rất nhiều về tư tưởng Pháp Hoa và đặt cơ sở lý thuyết và thực hành của mình trên Pháp Hoa. Đó là Tông Thiên Thai mà người đại diện xứng đáng là thầy Trí Giả ở núi Thiên Thai. Trước đó đã có thầy Huệ Tư và kế đến là thầy Huệ Viễn. Sau này thì có thầy Trí Giả, người thiết lập ra những cơ sở vững chãi cho Tông Thiên Thai. Trong những tác phẩm của thầy Trí Giả, có tác phẩm Đồng Mông Chỉ Quán mà tất cả các chú, các cô đi tu ở Việt-nam đều phải học. Đồng mông nghĩa là những chú bé và cô bé. Đây là một tác phẩm dạy phép tu thiền cho những người còn trẻ, mới bắt đầu tu. Sau khi đã tu lâu hơn, họ học những tác phẩm khác như Đại Thừa Chỉ Quán.

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Vai trò kinh Pháp Hoa trong sự thành hình Đạo Bụt Đại Thừa

Như đã nói ở trên, ngay từ kinh Bát Nhã, ta đã thấy những tư tưởng cực đoan, những ngôn từ rất mạnh. Đến khi kinh Duy Ma xuất hiện thì thái độ đó đã lên đến cường độ tột cao của nó. Những tư tưởng này biến thành những phương tiện để luận chiến với Giáo Hội truyền thống.

Trên phương diện tư tưởng, chúng ta không có gì để trách móc cả, tại vì những tư tưởng đó rất uyên áo, rất liễu nghĩa, rất tròn đầy. Tuy nhiên, đứng trên phương diện thái độ, ta thấy cung cách đó không đủ tính bao dung, không có được phong thái Đại Thừa, vì lý do đã muốn gạt tất cả những thành phần Thanh văn ra khỏi gia đình của đạo Bụt. Đến khi kinh Pháp Hoa ra đời thì kinh áp dụng một phương thức mới: Rất từ bi, rất bao dung, và ôm lấy truyền thống của Giáo hội vào trọn trong vòng tay của Phật giáo Đại Thừa.

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Vòng tay lớn của Kinh Pháp Hoa

Kinh Pháp Hoa là một kinh rất nổi tiếng, có thể nói là nổi tiếng nhất trong tất cả các kinh điển của đạo Bụt Đại Thừa. Cái tư tưởng tôn xưng kinh Pháp Hoa là Vua của tất cả các kinh đã có từ lâu. Chúng ta phải tìm hiểu nguồn gốc của tư tưởng đó, nhất là phải biết lý do tại sao kinh Pháp Hoa đã đạt đến địa vị tột cùng của nó trong khu vườn kinh điển Đại Thừa.

Về thời điểm xuất hiện, tuy ta nghĩ Bụt đã nói kinh Pháp Hoa trên đỉnh núi Linh Thứu trong thời gian Ngài còn tại thế, nhưng sự thực là mãi đến khoảng 700 năm sau, tức khoảng cuối thế kỷ thứ hai Dương lịch, kinh Pháp Hoa mới được các thầy ghi chép lại để lưu truyền. Bằng chứng của sự xuất hiện vào thời điểm này là Thầy Long Thọ, tác giả của Đại Trí Độ Luận sống vào cuối thế kỷ thứ hai, và thầy đã trích dẫn kinh Pháp Hoa. Thêm vào đó, chúng ta có thể nói chắc rằng kinh Pháp Hoa đã xuất hiện sau kinh Duy Ma Cật, vì những tư tưởng trong Duy Ma Cật chưa đi tới giai đoạn hòa giải với Giáo hội Truyền thống .

Khi tìm hiểu về nguồn gốc và lý do tại sao kinh đã đạt đến địa vị cao nhất trong kho tàng kinh điển Đại Thừa, chúng ta thấy, trong kinh Pháp Hoa(1) Bụt nói với Bồ Tát Tú Vương Hoa rằng: Này Tú Vương Hoa, trong các dòng nước như là sông, ngòi, kinh, rạch thì biển là lớn nhất; trong các kinh thì kinh Pháp Hoa này là lớn nhất. Ngoài ra, trong Phẩm thứ mười, đoạn cuối của phần kệ trùng tụng, Bụt dạy rằng:

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Thiền là gì?

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh


Chúng ta biết rằng trong thời gọi là Phật giáo Nguyên thủy, tức là thời đạo Bụt còn là đạo Bụt của Bụt, thì các thầy đã thực tập thiền tọa, các thầy đã thực tập thiền hành, thực tập ăn cơm im lặng, thực tập hơi thở có chánh niệm.

Trở lại với đề tài Truyền thống sinh động của Thiền tập trong đạo Bụt, chúng ta hãy tự hỏi Thiền là gì?

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Làng Mai



Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
10/7/2012

Làng Mai, nguyên tên là Đạo tràng Mai thôn là một cộng đồng tập thiền thuộc Giáo hội Phật giáo Thống nhất (tiếng Pháp: Eglise Boudhique Unifieé)[1] ở Tây Nam nước Pháp, cách thủ đô Paris 600 km. Cộng đồng này do thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập với chủ đích làm nơi tu hành và giảng dạy Phật giáo của Việt Nam cho mọi người muốn tìm hiểu về thiền kể cả người gốc Việt ở Pháp. Ngôi làng có diện tích 1 km², chia thành nhiều xóm với những tên gọi mang đậm màu sắc Việt như: Xóm Thượng, Xóm Trung, Xóm Hạ, Xóm Đoài…