Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghi lễ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghi lễ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Ý Nghĩa Nghi Lễ Phật Giáo

Thích Viên Giác

I. LỜI NÓI ĐẦU :

Các nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng một tôn giáo phải có đủ 3 yếu tố : Triết học , nghi lễ , và thần thoại . Phật giáo là một tôn giáo nên cũng có đủ 3 yếu tố trên . Tuy nhiên , là một tôn giáo không có thượng đế nên yếu ot61 nghi lễ và thần thoại của Đạo Phật mang sắc thái và ý nghĩa khác . Mặt khác hai yếu tố này đối với Phật giáo không được nhấn mạnh .

Thời Đức Phật còn tại thế , bàlamôn giáo rất chú trọng nghi lễ tế tự được coi là hàng đầu . Nghi lễ là đặc quyền của tu sĩ . Ý nghĩa của nghi lễ là sự giao tiếp giữa các tu sĩ với Thượng Đế , Thần linh , điều mà mọi người bình thường không với tới được .Đức Phật là người đã công kích một cách mạnh mẽ vào thành trì nghi lễ ấy , rõ ràng từ thuở ban đầu Đạo Phật đã từ bỏ một ý nghĩa nghi lễ như vậy .

Sau khi Đức Phật nhập diệt , đời sống của Tăng đoàn có thay đổi , do sự thích nghi với phong tục tập quán , đáp ứng nhu cầu của quần chúng để tồn tại và phát triển , vấn đề nghi lễ được đặt ra .

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

LỄ BÁI


          
Trong nghi lễ Phật giáo Việt Nam thuộc phái Ðại thừa (Bắc Tông) có nhiều khía cạnh tổ chức:
·       lễ nhạc (âm thanh êm ái),
·       lễ tụng (giọng Thiền, giọng ai),
·       lễ khí (nhạc cụ, pháp khí),
·       lễ phục (y, mão),
·       lễ đường (nơi hành lễ),
·       lễ nghi (bày biện, tác phong),
·       lễ bái (lạy);