Hiển thị các bài đăng có nhãn Huỳnh ngọc Trảng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huỳnh ngọc Trảng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Thầy và Trò

HUỲNH NGỌC TRẢNG


Có hai bậc thầy được thế nhân nhiều đời xưng tụng: Một là Thích Ca Mâu Ni Phật, được Tăng Ni, Phật tử hàng ngày, hàng giờ xưng tụng Nam-mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, Phật; và hai là Đức Khổng Phu Tử được tôn là Vạn thế sư biểu. Hai bậc Đại sư đó đã dạy thế nhân những gì là chuyện không bàn ở đây, bởi ai, không nhiều thì ít, cũng đã biết. Điều đáng lưu tâm là hai Ngài đã dạy đệ tử như thế nào. 

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Tục thờ Ông Địa và Thần Tài

Huỳnh Ngọc Trảng

Hình tượng vị thần dân dã này rất đa dạng và phong phú, song chúng ta có thể tìm thấy ở ba dạng: Ông Địa dâng liễn trong lễ cúng đình, Ông Địa múa cùng Lân và Ông Địa trong tranh thờ, tượng thờ... Nói chung, trong danh mục các thần có lẽ chẳng có vị thần nào có khuôn mặt cười vui vẻ, rất... hề và gần gũi như Ông Địa.

Là cư dân nông nghiệp, trải qua suốt chiều dài lịch sử, thần Đất là một đối tượng tín ngưỡng quan trọng. Giờ đây, khi công thương nghiệp, dịch vụ phát triển thì Thổ Thần, Thổ Địa - nôm na gọi là Ông Địa - vẫn còn hiện diện ở khắp mọi nơi: hoặc trên nóc chiếc tủ con bán thuốc lá lẻ bên lề đường, hoặc một góc của cửa tiệm buôn, hay sát tường một tiểu sảnh, một phòng khách sang trọng, hoặc được thờ tự riêng trong các ngôi miếu, trong khuôn viên chùa chiền, đình làng...

NGUỒN GỐC THỜ THẦN TÀI

Thần tài theo người Hoa
HUỲNH NGỌC TRẢNG


1. Người Hoa là cộng đồng được coi là sở trường về doanh thương nên tập tục thờ thần Tài đã trở nên quan yếu và phổ biến có phần lâu đời trong lịch sử tín ngưỡng. Ngược lại, người Việt là cư dân “dĩ nông vi bản” nên bảo thủ tập tục thờ thần Đất và tín lý phồn thực. Đến cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thần Đất và thần Tài ở xứ ta vẫn chưa khu biệt rõ.