Hiển thị các bài đăng có nhãn sachhiem. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sachhiem. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Hiểu Biết Về Tâm Năng Dưỡng Sinh Và Đạo Phật

Lê văn Cường


Nghiên cứu về phương pháp giải bệnh không phải dùng thuốc thuộc bộ môn tâm năng dưỡng sinh - phục hồi sức khỏe đòi hỏi phải nghiên cứu sâu không những về khoa học tự nhiên thuộc các lĩnh vực vật lý, y khoa, giải phẫu cơ thể con người... mà còn cần phải hiểu rộng thêm về khoa học xã hội, các lý thuyết triết học âm dương ngũ hành, tâm lý học, tâm linh học và tôn giáo cụ thể như Đạo Phật.

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Giải Thích Hiện Tượng Những Hạt Neutrino Chuyển Động Nhanh Hơn Vận Tốc Ánh Sáng

Lê văn Cường


Thư gửi tòa soạn sachhiem.net:

Nội dung bài viết này phản ánh vận tốc hạt neutrino không nhanh hơn vận tốc ánh sáng thông thường c nếu đo tại hệ quy chiếu của chúng ta trên mặt đất. Nhưng vì thời gian trôi tại vệ tinh định vị GPS trên không trung nhanh hơn thời gian trôi tại mặt đất (đúng theo lý thuyết thuyết tương đối của Einstein), do vậy các nhà khoa học lấy kết quả tính trên vệ tinh GPS để tính sẽ thấy nó nhanh hơn vận tốc ánh sáng c.

Bài viết này mấy tháng trước tôi đã gửi cho tổ chức khoa học CERN và mấy tạp chí vật lý thuộc viện vật lý Mỹ để tham khảo và khuyên họ nên công bố lại: Hạt neutrino không nhanh hơn vận tôc ánh sáng c tại hệ quy chiếu của chúng ta. (Trong bài viết đã nói rõ điều này).

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Sự “Cong” Của Vận Tốc Ánh Sáng

Lê văn Cường


Trí tưởng tượng của con người rất quan trọng đối với sự nhận thức, hình dung để hiểu biết về thế giới tự nhiên trong vũ trụ. Đáng tiếc là rất hiếm người có sức tưởng tượng kỳ diệu như nhà bác học lừng danh Albert Einstein, người đã mở đường, khám phá vạch ra thuyết tương đối khiến cho nhân loại được mở rộng tầm nhận thức thấy được sự biến đổi, sự “cong” của không gian và thời gian, điều mà trước đó không ai hình dung ra, tưởng tượng nổi, kể cả nhà bác học vĩ đại Newton. Tuy nhiên, Einstein dường như đã cố tình để lại dấu ấn gây nên sự tò mò, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo cao độ cho thế hệ tiếp theo bằng một tiên đề cực kỳ mâu thuẫn đối với chính lý thuyết tương đối của ông. Rằng: tất cả mọi thứ trên thế gian này đều là tương đối, duy nhất chỉ có vận tốc ánh sáng truyền dẫn trong “chân không” là hằng số, tuyệt đối không thay đổi.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Chân Không Vật Chất - Nơi Vật Chất Tạo Nên Không Gian

● Chân Không,Vũ Trụ, Tất Cả Và Không Có Gì
Le Vide, Univers, Du Tout Et Du Rien

● Chân Không Vật Chất- Nơi Vật Chất Tạo Nên Không Gian

Le Vide Matériel Où La Matière Crée L’espace
Nguyễn Austin chuyển ngữ 
- nhân nghĩ về cuộc hành trình hơn 20 thế kỷ đầy gian nan của Vật lý học để thu nhận được ý nghĩa của hai chữ ‘Sắc- Không’

Mở đầu
Kiến thức hiện nay của chúng ta về chân không phải trông cậy vào tập hợp các lý thuyết cổ điển về vật lý (chẳng hạn như sự thu được chân không cơ học) cũng như những lý thuyết Tương đối, Lượng tử và Vũ trụ học. Dù đã gần 350 năm quen thuộc với cái “thấy” trong nhiệt kế thủy ngân hay trong các khoảng không giữa các ngôi sao thì chân không vẫn chất vấn trực gíac chung của chúng ta và mời gọi tìm kiếm những thực tại phức tạp hơn đang ẩn nấp dưới cái bề ngoài thật hiển nhiên lặng lẽ, chẳng hạn như ý tưởng chân không chính là vật chất…

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Tuyên Ngôn Về Hố Đen Vũ Trụ Và Triết Lý “Sắc Bất Dị Không...”

Lê văn Cường


LTS: Bài viết này được phát tán trên một số đông các hộp thư thân hữu. Tòa soạn xin phép tác giả để được đăng vào trang nhà. Những khám phá khoa học nhất là về vũ trụ và loài người cần phải được phổ biến để đẩy lui dần bức màn đêm của một số tôn giáo. Trong lúc đó các giả thuyết đó đã làm bừng lên một số triết thuyết của tôn giáo khác. Trường hợp trình bày sau đây là Phật giáo. Mặc dù bài viết trình bày các giả thuyết khoa học, nhưng một phần được đặt trong ánh sáng của triết lý tôn giáo nên có thể có vài khía cạnh thuộc về quan niệm chủ quan. Độc giả có thể bổ túc những khía cạnh thiếu chính xác nếu có. (SH)

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Vận Tốc Ánh Sáng Trong Không Gian Của Hố Đen

Lê văn Cường


LTS: Chúng ta thường nghe nói, tưởng vậy nhưng không phải vậy. Một câu nói thật đơn giản trong dân gian cũng có thể hàm chứa được một chân lý sâu xa nếu chúng ta hiểu nó đến nơi đến chốn. Bài viết này chứng minh vận tốc của ánh sáng không phải là một hằng số bất biến như chúng ta thường ghi nhận trong học thuyết Động học cổ điển của Newton. Lý thuyết tương đối của Einstein đã chứng minh cho chúng ta biết rằng ý nghĩa của những phạm trù chỉ có giá trị ở một hệ quy chiếu nhất định nào đó. Đem những phạm trù ở hệ quy chiếu này áp dụng vào hệ quy chiếu khác sẽ cho ra những kết quả khác. Hiểu được chân lý này thì chúng ta sẽ có lòng bao dung hơn khi nhận thức sự việc từ những lăng kính khác nhau.

Trong chiều hướng này, tòa soạn SH xin giới thiệu quí đọc giả một bài viết rất công phu của tác giả Lê Văn Cường. (SH)

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

VÀI NÉT VỀ : PHẬT GIÁO & KHOA HỌC

Trần Chung Ngọc



Trước hết tôi cần phải nói rõ rằng: “Phật Giáo là một chủ đề vĩ đại, vô cùng vĩ đại với một rừng Kinh Sách, Giáo lý và Triết lý. Hiếm có người có thể tự nhận là mình đã thông suốt toàn bộ Giáo lý của Đức Phật. Thứ đến, Khoa Học cũng là một chủ đề rộng lớn, quá rộng lớn, và tôi tin rằng không một người nào dám nói là mình đã biết hết về Khoa Học. Cho nên, tôi chỉ xin cố gắng trình bày vài nét về đề tài “Phật Giáo & Khoa Học” theo sự hiểu biết của tôi, nhưng tôi tin chắc chắn cũng còn nhiều thiếu sót.