Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Câu Trả Lời Đã Có Sẵn Trong Câu Hỏi

Câu Trả Lời Đã Có Sẵn Trong Câu Hỏi


KHÁI NIỆM VỀ
"TÁM MỐI LO TOAN THẾ TỤC" 
TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011


CÂU TRẢ LỜI ĐÃ CÓ SẴN TRONG CÂU HỎI

Sau khi D.T. Suzuki qua đời, hội Phật giáo Hoa kỳ góp nhặt các bài viết cuối cùng của ông để in thành sách với tựa đề "Lãnh vực của Thiền học Zen" (The Field of Zen, 1969) và bốn mươi năm sau quyển sách này được dịch sang tiếng Pháp với tựa đề "Những bài viết cuối cùng bên bờ của cõi trống không" (Derniers Écrits au bord du Vide, 2010). Dưới đây là một trong số các bài được tuyển chọn trong quyển sách này.

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Đại Cương Về Thiền (Chương 1/ Thiền sư)

THIỀN SƯ (ZENMASTERS)

CHƯƠNG MỘT: Đại Cương Về Thiền

CHAPTER ONE: An Overview on Zen


(I) Thiền Định—Dhyana and Samadhi (skt):

Thiền: Jhana (p)
—Dhyana (skt)

Tịnh lự hay đình chỉ các tư tưởng khác, chỉ chuyên chú suy nghĩ vào một cảnh)
—To meditate—To enter into meditation.



I. Nghĩa của Thiền Định—The meanings of Samadhi:

a) Thiền theo tiếng Phạn là Dhyana. Thiền là một yếu tố của Định; tuy nhiên, cả hai từ được dùng gần như lẫn lộn với nhau: 

Dhyana is Meditation (Zen), probably a transliteration. Meditation is an element of Concentration; however, the two words (dhyana and samadhi) are loosely used.

b) Định theo tiếng Phạn là Samadhi. Định bao trùm toàn bộ bối cảnh của Thiền, để tâm chuyên chú vào một đối tượng mà đạt tới trạng thái tịch tĩnh không tán loạn

—Concentration is an interpretation of Samadhi. Samadhi covers the whole ground of meditation, concentration or abstraction, reaching to the ultimate beyond emotion or thinking.

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Phải luôn ghi nhớ là thiền định gồm có ba phép luyện tập (bài 3)

nguoiphattu.com - Những gì trên đây cho chúng ta thấy rằng cả ba tông phái tuy nhìn vấn đề thiền định từ ba góc cạnh khác nhau, thế nhưng trên căn bản thì các phương pháp tiếp cận của cả ba tông phái thật hết sức gần nhau và chủ đích cũng chỉ là một: giải thoát cho tâm thức khỏi mọi sự vướng mắc, ô nhiễm và bấn loạn, giúp tâm thức tìm về với bản thể vắng lặng và nguyên sinh của nó.

Bài 3 

Như một dòng nước lặng lẽ trôi

Bài giảng tại chùa Wat Tum Saeng Pet
vào dịp kiết hạ năm 1981
Tỳ kheo Khất Sĩ Ajahn Chah
Bản dịch tiếng Pháp: Jeanne Schut
Chuyển ngữ: Hoang Phong


Tỳ kheo Khất Sĩ Ajahn Chah (1918-1992)

Ajahn Chah (1918-1992) là một nhà sư nổi tiếng của Thái Lan và cũng được xem là một trong số các vị thiền sư lỗi lạc nhất của thế kỷ XX. Cách thuyết giảng trực tiếp, minh bạch và dễ hiểu của ông đã thu hút được đông đảo người nghe. Kiến thức uyên bác của ông cũng đã góp phần giúp cho Phật Giáo Thái Lan tiến một bước thật dài trong thế kỷ XX, và đã tạo thêm nhiều uy tín cho Phật Giáo Theravada nói chung trong thế giới Tây Phương.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Phải luôn ghi nhớ là thiền định gồm có ba phép luyện tập (bài 2)

nguoiphattu.com - Zazen (Za là ngồi, Zen là thiền định) có nghĩa là ngồi lên một cái gối (tọa cụ), hai chân bắt tréo vào nhau, toàn thân giữ thẳng. Ngồi xuống là một việc thật quan trọng và phải làm trước nhất. Các chi tiết khác của tư thế ngồi - chẳng hạn như phải bắt tréo hai chân như thế nào, hai bàn tay phải đặt lên nhau như thế nào, mắt phải hướng ra trước mặt như thế nào, v.v...

                    Zazen hay tư thế ngồi thiền

                                            Thiền sư Pierre Dôkan Crépon

Thiền sư Pierre Dôkan Crépon (1953-)
Bài dưới đây được trích từ một quyển sách của thiền sư Pierre Dôkan Crépon mang tựa là " Nghệ thuật ngồi thiền" (L'Art du zazen, nxb Sully, 2012), trình bày một vài khía cạnh của phép luyện tập zazen và cũng là cốt lõi của cả học phái Tào Động (Sôtô). Đối với học phái này thì zazen hay tư thế ngồi thiền (nghĩa từ chương của chữ zazen là "thiền định bằng cách ngồi") không đơn giản chỉ là một phương pháp hay một công cụ giúp mang lại một thể dạng tâm thần đặc biệt nào cả, mà đúng hơn là một cách phát lộ trực tiếp bản thể giác ngộ của người tu tập. Quan điểm đó được diễn tả bằng một câu tóm lược như sau: "sự luyện tập và sự thực hiện cũng chỉ là Một thứ", thật vậy toàn bộ giáo huấn zazen cũng chỉ căn cứ vào ý nghĩa của câu ngắn gọn này. 


Pierre Dôkan Crépon luyện tập thiền định từ năm 20 tuồi, được chính thức thụ phong tỳ kheo với Thiền sư Taisen Deshimaru vào năm 1975. Sau đó ông xin thụ giáo với Thiền sư Shinzan Egawa Jenzi và cùng tu tập với vị này ở ngôi chùa Sojiji rất nổi tiếng ở Nhật. Ông từng là chủ bút tập san "Zen" của Hội Thiền Học Quốc Tế (AZI) từ năm 1977 đến 1987, và cũng từng là chủ tịch Tổng Hội Phật Giáo Pháp từ năm 2003 đến 2007, và hiện là đương kim chủ tịch Hội Thiền Học Quốc Tế.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Hành Thiền dưới ánh sáng khoa học

Thiền là một nét văn hoá đặc sắc của phương Đông. Từ đầu thế kỷ 20, sau khi được du nhập vào phương Tây, thiền đã thoát ra khỏi ranh giới của tôn giáo và nhanh chóng được tiếp nhận như một phương pháp để chữa lành những căn bệnh của xã hội hiện đại do căng thẳng tâm lý gây ra.


Thiền là quá trình hạ thấp
sóng não và giảm chuyển hoá
Ngày nay, với tinh thần khoa học và tính thực tiển của người Âu Mỹ và dưới sự giúp sức của các thiết bị hiện đại, nhiều hiệu quả thực tế của thiền đã dần dần đựoc sáng tỏ.


Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy trong quá trình ngồi thiền, nhịp thở chậm lại, nhịp tim và huyết áp giảm xuống, sóng não hạ thấp và mức độ chuyển hoá giảm theo. Năm 1967, Giáo sư Herbert Benson, trường Đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người tham gia ngồi thiền. Thí nghiệm cho biết khi ngồi thiền nhu cầu oxy ít hơn bình thường 17%, nhịp tim giảm 3 nhịp mỗi phút và có sự gia tăng sóng theta ở não. 

Một nghiên cứu khác do hai Giáo sư người Nhật Kasamatsu và Hirai thực hiện trong khi thiền sư Soto ngồi thiền cho thấy có sự xuất hiện tuần tự sóng alpha, gia tăng biên độ sóng alpha, tiếp tục là sự giảm thấp sóng alpha và cuối cùng là sự phát triển sóng theta[i]. Sóng não hạ thấp tương ứng với tình trạng an tĩnh của cơ thể. Sóng beta nhanh và không đều (khoảng 20c/s) ứng với điều kiện tâm lý căng thẳng, nhiều tạp niệm. 

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Vai trò Thiền học trong Khí công

Thông thường, hễ nói đến Thiền là chúng ta nghĩ ngay đến pháp môn tu của Phật giáo. Thật ra không hẳn vậy. Ngày nay khoa học đã xem Thiền như một phương pháp khoa học được áp dụng rộng rãi để trị bệnh, nhất là thiền được vận dụng song song với khí công để trị liệu một số bệnh thuộc lục phủ ngũ tạng và bệnh lý thần kinh.

Thiền (còn gọi là Thiền na), theo Phật giáo định nghĩa là tư duy hay tĩnh lự. Tư duy có nghĩa là tu tập bằng phương pháp suy nghiệm, nghiên tầm và suy cứu về những đối tượng của tâm thức. Tĩnh lự có nghĩa là dùng tâm thể vắng lặng để thẩm sát đối tượng (các pháp). Một tên gọi khác là Thiền định hay Tam-muội, được phiên âm từ chữ samadhi trong tiếng Phạn, có nghĩa là tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất, không để cho tâm ý tán loạn.

Tu thiền theo Phật giáo là giữ cho tâm vô vi, chánh niệm, không tạo nghiệp trong kiếp này để kiếp sau thoát được vòng luân hồi sanh tử. Phương pháp ngồi là kiết già phu tọa theo thế hoa sen, giữ chánh niệm tỉnh giác ngay trước mặt bằng cách đếm số hoặc theo dõi hơi thở, tức nhất tâm bất loạn. Cao hơn là vô vi trí não, không để tạp niệm xen vào đầu óc. Trong lúc ngồi thiền, hành giả thở bình thường, không vận khí, không tưởng tượng bất cứ gì khác. Nghĩa là nội tâm và ngoài cảnh đều ở trạng thái tĩnh. Lối tu này giống với phương pháp của y khoa hiện đại, nó có tác dụng rửa não, trị và phòng ngừa được một số bệnh về tâm lý, đặc biệt là bệnh thần kinh. Tuy nhiên, để trị được bệnh của cả tâm và sinh lý một cách có hiệu quả, hành giả cần phải thực hành song song với khí công như vừa nói ở trên.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Tương quan giữa thiền sức khỏe và thiền giác ngộ

Tác giả : Trần Đinh

DẪN NHẬP

Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng:“Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân,Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?”Dịch :“ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân,Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”[1]

Thật vậy, khi chúng ta mang cái thân này thì làm sao tránh khỏi cái khổ về thân và tâm. Về thân thì chúng ta mang biết bao nhiêu là bệnh tật, về tâm thì có biết bao nhiêu ưu tư phiền não. Vậy làm sao để thoát khỏi bệnh tật và phiền não? Đức Phật đã chỉ dạy rất nhiều phương pháp, nhưng người viết chỉ nói về phương pháp “Thiền”. Riêng phương pháp này cũng có rất nhiều như: thiền Minh Sát, thiền Tứ Niệm Xứ, thiền xuất hồn, thiền luân xa, thiền chú…Tên gọi thì nhiều nhưng mục đích chung là đem lại thân thể mạnh khỏe, an lạc trong hiện tại và giải thoát trong tương lai. Cho nên ngày nay thiền không những được áp dụng trong chốn thiền môn với mục đích giác ngộ, mà còn được giới y học dùng để điều trị các bệnh nan y và đã đạt được những kết quả rất tốt, họ tạm gọi đó là thiền sức khỏe.

Đến đây có nhiều người lầm tưởng thiền sức khỏe là một phương pháp thiền khác không phải thiền giác ngộ, mà không biết rằng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Bài 05 - Niệm Tam Bảo

Thở vào, quay về nương tựa / Quay về nương tựa
Thở ra, hải đảo tự thân / Hải đảo tự thân

Thở vào, chánh niệm là Bụt / Chánh niệm là Bụt
Thở ra, soi sáng xa gần / Soi sáng xa gần

Thở vào, hơi thở là Pháp / Hơi thở là Pháp
Thở ra, bảo hộ thân tâm / Bảo hộ thân tâm

Thở vào, năm uẩn là tăng / Năm uẩn là tăng
Thở ra, phối hợp tinh cần / Phối hợp tinh cần

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Thiền duyệt - 4 bài tập đầu

Bài Tập Thứ Nhất - Thiền duyệt


Thở vào, tâm tĩnh lặng / Tĩnh lặng
Thở ra, miệng mỉm cười / Mỉm cười

Thở vào, an trú trong hiện tại / Hiện tại
Thở ra, giây phút đẹp tuyệt vời / Tuyệt vời


Nhiều người bắt đầu thực tập thiền bằng bài tập này. Có nhiều người dù đã thực tập bài tập này nhiều năm vẫn còn tiếp tục thực tập, bởi vì nó tiếp tục đem tới nhiều lợi lạc cho hành giả. Thở vào, ta chú ý tới hơi thở: hơi thở vào tới đâu ta cảm thấy tĩnh lặng tới đó, giống như khi ta uống nước mát, nước tới đâu thì ruột gan ta mát tới đó. Trong thiền tập, hễ tâm tĩnh lặng thì thân cũng tĩnh lặng, bởi vì hơi thở có ý thức đem thân và tâm về một mối. Khi thở ra, ta mỉm cười, để thư giãn tất cả các bắp thịt trên mặt (có khoảng 300 bắp thịt trên mặt ta). Thần kinh ta cũng được thư giãn khi ta mỉm cười. Nụ cười là kết quả của sự tĩnh lặng do hơi thở đem lại, mà cũng vừa là nguyên nhân giúp ta trở nên thư thái và cảm thấy sự an lạc phát hiện rõ ràng thêm.

Hơi thở thứ hai đem ta về giây phút hiện tại, cắt đứt mọi ràng buộc với quá khứ và mọi lo lắng về tương lai, để ta có thể an trú trong giây phút hiện tại. Sự sống chỉ có mặt trong giây phút hiện tại, vì vậy ta phải trở về sự sống chân thật. Biết mình đang sống và biết mình có thể tiếp xúc với tất cả mầu nhiệm của sự sống trong ta và xung quanh ta. Đó là một phép lạ. Chỉ cần mở mắt hoặc lắng nghe là ta tiếp nhận được những mầu nhiệm của sự sống. Vì vậy cho nên giây phút hiện tại có thể là giây phút đẹp nhất và tuyệt vời nhất, nếu ta biết thực tập hơi thở thứ nhất nhiều lần trước khi đi sang hơi thở thứ hai.

Bài này có thể thực tập bất cứ ở đâu: trong thiền đường, trên xe lửa, trong nhà bếp, ngoài bờ sông, trong công viên, trong các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi và ngay cả đang lúc làm việc.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Thiền tập có hướng dẫn

Thiền tập có hướng dẫn  

Có nhiều hình thức thiền tập: thiền hành, thiền tọa, thiền trà, thiền chấp tác,…Sách này chỉ nói nhiều về thiền tọa, và thiền tọa có hướng dẫn. Trong hơn mười năm qua, hàng chục ngàn người đến Làng Hồng để thực tập thiền. Có nhiều người rất thành công trong thiền tọa, nhưng có những người khác chỉ thành công nhiều trong thiền hành, thiền trà, thiền chấp tác. Những bài thiền tập có hướng dẫn trong cuốn sách này đã được làm ra với mục đích là để giúp những người còn yếu về công phu thực tập thiền tọa, nhưng thực sự mọi người đều có được lợi lạc nhờ những bài thiền tập ấy. Có những người đã quen với cách thiền tập một mình, lúc đầu cảm thấy không thoải mái trong những buổi thiền tập có hướng dẫn, nhưng cuối cùng đã thấy được những lợi ích lớn lao trong cách thiền tập này và đã thực hiện được nhiều chuyển hóa trong bản thân. Các bạn thiền sinh khắp nơi vì vậy đã khuyến khích chúng tôi phổ biến những bài thiền tập có hướng dẫn ấy.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

THIỀN LÀ GÌ?

SUZUKI DAISETZ - ĐÀO NGUYÊN MINH dịch


Thiền là sự rèn luyện trong sự giác ngộ. Giác ngộ có nghĩa là giải thoát. Và giải thoát thì không kém gì so với tự do. Chúng ta nói rất nhiều trong thời đại này về đủ thứ tự do, chính trị, kinh tế, mà mặt khác thì những thứ tự do này đều không thực tiễn. Một khi chúng hãy còn ở trên bình diện tương đối, sự tự do mà chúng ta nói đến thì xa hơn thế nữa. Tự do thực sự là kết quả của sự giác ngộ. Khi một người nhận thức ra điều này, thì trong bất cứ hoàn cảnh nào, người ấy cũng có thể tìm thấy chính mình luôn tự tại trong đời sống nội tâm của mình, trong sự theo đuổi đường hướng hành động của chính nó. Thiền là một tôn giáo của jiyu “tự do”, và jizai “tự tại”. 

Giác ngộ chiếm trọng tâm trong giáo lý nơi tất cả các tông phái Phật Giáo, Tiểu Thừa và Đại Thừa, “tự lực” và “tha lực”, Thánh Đạo hay Tịnh Độ, giáo lý của Đức Phật tất cả đều phát xuất từ sự giác ngộ của ngài, từ khoảng 2.500 năm trước nơi vùng phía bắc Ân Độ. Vì vậy, mỗi một người Phật Tử đều dự kiến sẽ được giác ngộ hoặc trong đời này hoặc trong đời tương lai. Nếu không có giác ngộ, hoặc đã nhận ra, hoặc được nhận ra bằng cách nào đó, lúc nào đó, nơi nào đó, thì sẽ không có Phật Giáo. Thiền cũng không ngoại lệ. Thật ra, chính Thiền tạo ra hầu hết sự giác ngộ, hay satori “悟, ngộ”. 

Để chứng ngộ, Thiền mở ra cho chúng ta hai đường lối tổng quát: ngôn ngữ và hành động. 

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

PHÁP HÀNH THIỀN

AJAHN CHAH - KHÁNH HỶ dịch

CHÁNH NIỆM
Thiền có hai loại: Thiền Chỉ và Thiền Quán (Thiền Định và Thiền Tuệ). Thiền Chỉ giúp cho hành giả được an tịnh. Thiền Quán, một mặt giúp phát triển tri giác về vô thường, khổ, vô ngã, một mặt là chiếc cầu để vượt qua ba con sông lớn này.

Dù có quan niệm thế nào về cuộc sống này, chúng ta cũng không nên tìm cách thay đổi chúng theo chiều hướng của mình ưa thích mà chỉ cần nhìn chúng, để chúng diễn biến một cách tự nhiên. Nơi nào có đau khổ, nơi đó cũng có con đường để thoát khỏi khổ đau. Thấy rằng cái gì có sinh có diệt thì có khổ đau, Đức Phật biết rằng phải có cái gì đó không sinh không diệt và không khổ đau.

Mọi phương pháp thiền đều có khả năng phát triển chánh niệm. Mục đích của chánh niệm là để thấy rõ chân lý tiềm tàng. Với chánh niệm, bạn quan sát mọi ước muốn khởi dậy trong tâm -- yêu và ghét, lạc thú và khổ đau. Khi nhận chân được đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của chúng, bạn hãy để chúng tự nhiên. Bằng cách này, trí tuệ sẽ thay chỗ cho khổ đau, và hiểu biết sẽ thay thế cho hoài nghi. 

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Chữa trị bệnh trầm cảm bằng ngồi thiền tốt như cách chữa trị bằng dược phẩm

Các nhà khoa học Anh cho biết, chữa trị bệnh trầm cảm bằng phương pháp thiền định được dạy theo nhóm (group-taught meditation) có hiệu quả lâu dài tương đương với cách chữa trị bệnh trầm cảm bằng dược phẩm để bệnh nhân chấm dứt tình trạng trôi nổi trở lại vào trong trạng thái tâm lý trầm uất.


So sánh từ khóa này đến khóa khác, hay so với cách chữa trị bệnh trầm cảm bằng dược phẩm, thì “phương pháp chữa trị bằng nhận thức dựa trên sự tỉnh thức” (MBCT) là chi phí ít tốn kém hơn cho Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS), các nhà khoa học ấy nói.

Trong cuộc thí nghiệm 123 bệnh nhân được phân thành 2 nhóm: một nhóm được chữa trị theo phương pháp chữa trị tâm lý theo nhóm (group therapy) và một nhóm được chữa trị theo phương pháp điều trị bằng dược phẩm (taking drugs), đã phát hiện tỷ lệ tái phát bệnh trong 2 nhóm ấy là tương đương nhau.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Vai trò Thiền học trong Khí công

Thông thường, hễ nói đến Thiền là chúng ta nghĩ ngay đến pháp môn tu của Phật giáo. Thật ra không hẳn vậy. Ngày nay khoa học đã xem Thiền như một phương pháp khoa học được áp dụng rộng rãi để trị bệnh, nhất là thiền được vận dụng song song với khí công để trị liệu một số bệnh thuộc lục phủ ngũ tạng và bệnh lý thần kinh.


Thiền (còn gọi là Thiền na), theo Phật giáo định nghĩa là tư duy hay tĩnh lự. Tư duy có nghĩa là tu tập bằng phương pháp suy nghiệm, nghiên tầm và suy cứu về những đối tượng của tâm thức. Tĩnh lự có nghĩa là dùng tâm thể vắng lặng để thẩm sát đối tượng (các pháp). Một tên gọi khác là Thiền định hay Tam-muội, được phiên âm từ chữ samadhi trong tiếng Phạn, có nghĩa là tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất, không để cho tâm ý tán loạn.

Tu thiền theo Phật giáo là giữ cho tâm vô vi, chánh niệm, không tạo nghiệp trong kiếp này để kiếp sau thoát được vòng luân hồi sanh tử. Phương pháp ngồi là kiết già phu tọa theo thế hoa sen, giữ chánh niệm tỉnh giác ngay trước mặt bằng cách đếm số hoặc theo dõi hơi thở, tức nhất tâm bất loạn. Cao hơn là vô vi trí não, không để tạp niệm xen vào đầu óc. Trong lúc ngồi thiền, hành giả thở bình thường, không vận khí, không tưởng tượng bất cứ gì khác. Nghĩa là nội tâm và ngoài cảnh đều ở trạng thái tĩnh. Lối tu này giống với phương pháp của y khoa hiện đại, nó có tác dụng rửa não, trị và phòng ngừa được một số bệnh về tâm lý, đặc biệt là bệnh thần kinh. Tuy nhiên, để trị được bệnh của cả tâm và sinh lý một cách có hiệu quả, hành giả cần phải thực hành song song với khí công như vừa nói ở trên.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Thiền, trị được bệnh. Tại sao?

(TG&DT) - Tâm cũng là nguyên nhân chính đem đến cho mỗi cá nhân niềm hỷ lạc hạnh phúc. Và một người có nhiều hạnh phúc thì người đó ít bệnh tật. Trước lúc trả lời câu hỏi của đề bài, nêu trên, chúng ta nên tìm hiểu thế nào là hạnh phúc, để từ đó sẽ thấy Thiền đóng vai trò như là một thứ thuốc trị nhiều bệnh mà khoa học đã khám phá.

 
Kính thưa độc giả, bài trước đây “Thiền, Sức khỏe và Những lợi ích thiết thực”, tôi trình bày nhiều bằng chứng mà y giới và khoa học gia của các nước tân tiến đã thí nghiệm và cho thấy Thiền Phật Giáo có thể “Làm cho con người đẹp hơn, thông minh hơn, mạnh khỏe hơn, chống bệnh tật và lão hóa”.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Thiền là phương pháp trị bệnh

Hồng Quang
 
Con người ai cũng muốn khỏe mạnh không bệnh hoặc ít bệnh, nhưng không ai tránh khỏi hiểm họa nầy. Bác sĩ, Y tá được đào luyện, bệnh viện được xây cất, y dược được chế biến cũng nhằm phục vụ sức khoẻ con người. Nhưng bệnh viện không phải là nơi miễn phí mà bệnh nhân luôn luôn được tự do đến đó, và thuốc cũng không phải là thần dược trị được bá bệnh và an toàn không bị phản ứng phụ (side effect). Hơn hai ngàn năm tôn giáo Đông phương có một loại thần dược vô giá không tốn tiền mà nhiều người chưa biết đến, hoặc có biết, có nghe nhưng không chứng minh được lợi ích của loại “thuốc” nầy. Loại thần dược đó là THIỀN.

Khoảng 50 năm qua, nhiều bệnh viện và bác sĩ người Âu không những dùng Thiền để chữa trị bệnh tâm thần mà còn chữa nhiều loại bệnh khác, ngay cả bệnh AIDS (bệnh Sida), bệnh ung thư… Dưới đây sẽ dẫn chứng mười thứ bệnh căn bản được điều trị bằng thiền bởi bệnh viện và y giới trên thế giới.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Phép thiền định và các học phái

Phép thiền định và các học phái

Bài 1 : nhà sư Ringou Tulkou Rinpoché

31/10/201306:07(Xem: 328)
phathiendinh

Phép thiền định và các học phái
Hoang Phong chuyển ngữ
Lời giới thiệu của người dịch
Trên bình diện tổng quát thì tất cả các tôn giáo - kể cả Phật Giáo dưới một vài hình thức biến dạng mang tính cách đại chúng - đều hướng vào chủ đích tạo ra một đối tượng nào đó cho con người bám víu. Ngược lại Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình, nhờ vào sức mạnh mang lại từ lòng quyết tâm tự biến cải chính mình. Sự biến cải đó gọi là thiền định.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

KHI TA THIỀN, NÃO HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO?

Đi tiên phong trong việc trình bày về tác động của thiền định trên cấu trúc của bộ não là nhà nghiên cứu thần kinh học Sara Lazar thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts.


Một trong những lãnh vực nghiên cứu thú vị nhất về tác động của việc thăm dò khả năng biến đổi thật sự của cấu trúc não bộ nhờ thực hành thiền định. Nhiều nhà nghiên cứu thần kinh học đã chứng tỏ rằng hoạt động ở một số vùng của não bộ trong lúc thiền định thực sự có khác biệt nơi những người thiền định đều đặn, và những bằng chứng mới nhất cho rằng những biến đổi ấy có thể xảy ra trong khoảng thời gian ít hơn tám tuần.

Những khám phá này tỏ ra là không tương thích với những gì người ta đã biết về cấu trúc của não bộ nơi người trưởng thành. Người ta vẫn tin rằng vào một lúc nào đó không lâu sau thời gian từ 25 đến 30 tuổi, sự tăng trưởng và phát triển ở não bộ thật sự chấm dứt.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

THIỀN VÀ TRÍ THỨC

Đỗ Hồng Ngọc

Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê thứ 7 của anh trò truyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giói trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một, chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè, kiểu salon thế kỷ 18 – chỉ thiếu một nữ bá tước – để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.

Đã thấy có các nhà văn, nhà báo, nhà giáo, học giả, nhà vật lý, kiến trúc sư, luật gia…và khá nhiều bạn bè. Cũng như mọi lần, câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên?Vì sao bệnh nhiễm gia tăng trở lại và bệnh do hành vi lối sống ngày càng một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Y tế chỉ làm mỗi việc “cứu tế về y khoa” khi ta đau ốm quặt quẹo. Sức khỏe còn là chuyện của mỗi người, của mọi người. Khi melamine ở trong sữa, kích thích tố sinh dục ở trong thịt, thuốc trừ sâu ở trong rau…thì bác sĩ làm sao? Khi bụi khói đầy đường, tiếng ồn đinh tai nhức óc thì bác sĩ làm sao? Tại sao nhiều diễn viên tài tử giàu có xinh đẹp bỗng một hôm thắt cổ hoặc uống thuốc tự tử? tại sao lâu lâu một tỷ phú đại gia nhảy lầu? Thì ra đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thỏa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Tress chính là nguyên nhân sâu xa của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ. Chữa được cái bệnh chứ không chữa được cái hoạn. Cho nên cứ xá quần như vậy. Có cách nào không?

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

THIỀN VÀ CẢM XÚC

TT. Thích Tâm Đức

Thiền và cảm xúc có một mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tu tập, chuyển hoá tâm cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát.

Thiền, có xuất xứ từ Ấn Độ cổ đại, được xem là một phương pháp giáo dục con người một cách toàn diện, hướng con người đến chân – thiện – mỹ, rèn luyện con người phát triển thể lực và trí lực một cách hài hoà và tốt đẹp. Giá trị lý luận và thực tiễn của nó càng được khẳng định khi hiện nay trên toàn thế giới, nhất là các nước phương Tây đã và đang quan tâm, và hướng về nó một cách tích cực.

Khoa học ngày nay với những thí nghiệm tiên tiến về hai khía cạnh tâm lý và sinh lý của con người càng thấy rõ sự tương tác qua lại rất chặt chẽ giữa chúng với nhau: một nỗi buồn, vui, giận hờn, thương yêu, lo lắng hay an nhiên tự tại … đều làm cơ thể tiết ra những hóc môn tương ứng có thể dẫn đến những nguy cơ bịnh tật, tử vong hoặc ngược lại có thể làm cho con người vượt qua những khổ đau của tâm sinh lý, của bịnh tật. Nhật Bản, một nước Châu Á nhưng là một cường quốc kinh tế thứ nhì hay thứ ba của thế giới hiện nay, đã từ lâu biết ứng dụng thiền vào mọi hoạt động của con người và ta được biết như là: trà đạo, kiếm đạo, nhu đạo, cung đạo, hoa đạo…Đạo ở đây có nghĩa là thiền và cũng có nghĩa là nghệ thuật. Vào buổi chiều, sau khi tan việc trên đường về nhà, vị thương gia ghé vào một phòng trà đạo, và chỉ sau khoảng nửa giờ với những nghi thức dùng trà là vị ấy hầu như hồi phục lại toàn bộ sinh lực đã mất trong ngày. Cũng vì “tự mặc cảm” thấy mình không xinh đẹp như một nữ diễn viên Mỹ mà hơn 80% số nữ sinh học lớp Tám ở Anh Quốc mắc bịnh trầm cảm. Tâm trí quả thật đóng một vai trò sinh tử đối với sức khoẻ của con người.