Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa Sen. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa Sen. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Vấn đề ý nghĩa hoa sen

Hỏi: Kính bạch thầy, mỗi khi vào chùa nhìn lên bàn Phật, thấy tượng Phật ngồi trên tòa sen, nhưng thú thật con không hiểu ý nghĩa của hình ảnh hoa sen như thế nào? Mà khi vào chùa nhìn đâu cũng thấy hoa sen cả. Kính mong thầy giải thích cho chúng con hiểu. Con cám ơn thầy.

Đáp: Điều thắc mắc của Phật tử về vấn đề ý nghĩa tiêu biểu của hình ảnh hoa sen, thật là hữu lý và rất thú vị. Vì ý nghĩa của hoa sen, trong nhà Phật giải thích rất rộng và rất quý trọng hoa sen. Có thể nói hoa sen là một đặc trưng mà phần lớn rãi rác trong các kinh điển Phật giáo: Nguyên Thủy và Phát Triển đều có đề cập đến. Một bộ Kinh Đại Thừa trọng đại mà hầu hết Phật tử thuộc Phật giáo Bắc Tông ít nhiều đều có đọc tụng qua, chẳng những đọc tụng thôi mà còn quan tâm nghiên cứu học hỏi nữa, đó là bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Ngoài ra, hoa sen còn được biểu trưng qua những lãnh vực khác mang tính đặc thù văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc theo Phật giáo. Nhứt là đối với các nước Phật giáo Á Châu. Đối với các nước Phật giáo Á Châu, tiêu biểu là Trung Hoa và Việt Nam… hoa sen được trưng bày trong chùa hoặc qua các phù hiệu cờ đoàn hay các phù hiệu khác của một vài đoàn thể trong Phật giáo. Như đoàn thể Gia Đình Phật Tử chẳng hạn. Và trong các Tông phái Phật giáo có một Tông lấy hoa sen mà đặt tên cho một Tông phái, đó là Tịnh Độ Tông, còn gọi là Liên Tông. Như vậy, cho chúng ta thấy một cách khái quát rằng, hình ảnh hoa sen trong Phật giáo cái thâm nghĩa của nó quan trọng đến ngần nào. Vì thế, ở đây, chúng tôi chỉ xin giải thích một cách khái lược qua một vài đặc tính tiêu biểu mang tính ẩn nghĩa trong giáo lý Phật giáo mà thôi.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Vài lời giới thiệu về Hoa Sen và ý nghĩa tám cánh hoa sen trong Phật học

 Huệ Dân


Theo truyền thuyết Phật học, sau khi Đức Phật được sinh ra, Ngài bước bảy bước và mỗi bước có hoa sen đỡ chân cho Ngài. Rồi mỗi lần đến chùa, khi nhìn lên bàn Phật, thì thấy tượng của Đức Phật ngồi trên tòa sen.

Sen là loại thực vật thủy sinh sống lâu năm, mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở những vùng nước ao đọng, bẩn đục hay sông, hồ. Các lá to với đường kính tới 20 cm - 60 cm, thường nổi trên mặt nước như những chiếc phao và có đặc điểm là không thấm nước.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Hoa sen và các tông phái trong đạo Bụt

Nhật có một tông phái do Thầy Nhật Liên (Nichiren) thành lập, gọi là Nhật Liên Tông. Tông phái này lấy kinh Pháp Hoa làm căn bản cho tư tưởng và sự thực hành. Đây là một tông phái nặng về thực hành, và phương pháp thực hành của họ là thay vì niệm Bụt, họ niệm Pháp. Ta biết rằng trong đạo Bụt có rất nhiều phương pháp tu học. Phương pháp niệm có công năng thoa dịu những đau khổ, những nhọc nhằn, những vọng tưởng của mình. Âm thanh của Bụt về được với thân tâm ta thì ta sẽ thấy êm dịu nhẹ nhàng, thanh thoát. Nếu những năng lượng của Bụt như thức tỉnh và thương yêu về an trú trong ta và nếu ta tiếp nhận được chúng từ đáy tim, thì ta sẽ được khoẻ khoắn vô vàn.

Niệm Bụt có thể dùng âm thanh, gọi là Trì danh, mà cũng có thể dùng hình ảnh, gọi là Quán tưởng. Niệm Bụt cũng có thể dùng hơi thở, gọi là Sổ tức. Đưa tất cả những tính chất của Bụt về trong tâm thức mình, hoặc bằng hình ảnh, âm thanh, hoặc bằng đức tính hay giáo pháp (recollections of the Buddha). Tuy vậy, phái Nhật Liên Tông không chủ trương niệm Bụt, mà lại chủ trương niệm Pháp, tại vì Pháp niệm là một trong nhiều phương pháp €nussati. Pháp của họ niệm là Pháp Hoa,và câu niệm của Tông phái Nhật Liên là Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.