Xã hội Ấn-Độ lúc bấy giờ (năm 624 trước kỷ nguyên Tây lịch) chia ra thành nhiều giai cấp khác nhau. Mỗi giai cấp giữ một thế sinh hoạt riêng biệt. Lịch sử còn chứng minh có ít nhất là bốn giai cấp, trong mỗi giai cấp đều có sự bất bình đẳng không thể tưởng tượng được trong kiếp người !
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012
Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012
PHẬT GIÁO THÀNH HÌNH TỪ LÚC NÀO ?
1.2
Thích Bảo Lạc
Phật
giáo chỉ thật sự thành hình sau khi đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni ra đời, hành đạo
và chứng quả. Phật giáo, do chữ Phật (Buddha) ghép chung với chữ Pháp (Dharma)
tức là giáo pháp của Ngài mà thành một tôn giáo hay một triết thuyết.
Sự xuất
thế của đức Phật Thích-Ca trải qua các giao đoạn thực hành phương pháp tu tập,
giác ngộ chân lý và thuyết pháp giáo hóa chúng sanh suốt trong 49 năm tại thế
là một bài học sống động, hùng hồn nhất trong lịch sử xã hội loài người. Phật
vì một đại sự nhân duyên là "khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến"
(chỉ bày cho chúng-sanh giác-ngộ được trí-tuệ sáng-suốt Phật tánh) mà hiện thân
ra cỏi đời. Ngài không đến với loài người bằng uy quyền, thế lực mà đến với một
tâm đại từ-bi, đại hùng-lực để dẫn dắt con người tu-tập pháp lành và cầu đạt được
chân-lý giải-thoát mọi sự khổ ở đời.
Lịch-sử
chứng-minh rõ-ràng, sau khi Phật nhập diệt, giáo pháp của Ngài được các chúng đệ
tử kiết tập lại thành giáo điển qua bốn lần diễn ra tại những địa điểm và thời
gian khác nhau. Điều nầy còn chứng tỏ rằng Phật giáo đã thành hình ngay từ khi
đức Phật còn tại thế và suốt trong 25 thế kỷ trôi qua với biết bao nhiều triều
đại đã sụp đỗ mà giáo pháp của Phật và sự hiện diện của Phật giáo trong xã hội
loài người khắp nơi trên mặt trái đất vẫn còn tồn tại mãi mãi với thời gian...
Đạo Phật
là đạo như thật, lấy từ bi, trí giác soi sáng lương tâm nhân loại qua mọi thời
đại để cải tạo con người và xã hội được công bằng, hợp lý trong tinh thần lợi
tha, vô ngã. Vì thế các dân tộc Tây-phương ngày nay đang tìm về với triết học
Đông-phương mà Phật giáo là đề tài hấp dẫn qua môn Thiền-học hay Tư-duy
(meditation) để định tỉnh tâm tư mà họ đang quay cuồng trong xã hội văn minh vật
chất nên không tìm ra được một lối thoát thoải mái cho đời sống nội tâm.
Sự có mặt
của Phật giáo trong cuộc đời cũng có nghĩa là còn ánh sáng của chân lý soi thấu
tận cùng trong tâm thức tối tăm của loài người đang tới hồi kiệt lực vì sự cạnh
tranh sanh tồn của cuộc sống phức tạp, đa diện hiện nay.
Thích Bảo Lạc
KHỞI NGUYÊN PHẬT GIÁO
1.1
Xã
hội Ấn-Độ lúc bấy giờ (năm 624 trước kỷ nguyên Tây lịch) chia ra thành nhiều
giai cấp khác nhau. Mỗi giai cấp giữ một thế sinh hoạt riêng biệt. Lịch sử còn
chứng minh có ít nhất là bốn giai cấp, trong mỗi giai cấp đều có sự bất bình
đẳng không thể tưởng tượng được trong kiếp người !
Giai
cấp đứng đầu là Bà-La-Môn (Blamon) hay giáo sĩ chuyên việc tế tự và có uy tín
tuyệt đối trong đám quần chúng. Thứ đến là giai cấp Sát-Đế-Lợi (Ksatrya) hay
dòng dõi vua chúa có uy quyền tối cao, chi phối toàn thể dân tộc Ấn-Độ. Giai
cấp thứ ba là Phệ-Xá (Vaisya) hay giới bình dân và cuối cùng là giai cấp
Thủ-Đà-La (Sudra) tức là hạng người suốt đời làm nô lệ cho ba giai cấp trên,
còn gọi là bất xúc dân (untouchables). Họ sống một cuộc đời cơ cực lầm than,
không có quyền ăn nói và cũng không được đóng góp ngang hàng với mọi người, như
một giống dân mọi rợ sống bên lề của xã hội.
Với
một tình trạng xã hội đầy bất công như thế, Đức Phật Thích-Ca thị hiện ra đời
tại thành Ca-Tỳ-La-Vệ, thuộc Trung Ấn-Độ vào ngày rằm tháng tư âm lịch 624 năm
trước kỷ nguyên (năm nay Phật lịch là 2541 - 1997 = 544 năm). Sau khi ra đời
Đức Phật nhìn thấy cảnh khổ của chúng sanh, Ngài quyết chí xuất gia tầm đạo để
giải thoát cảnh khổ cho con người trong xã hội. Ròng rã suốt sáu năm tu khổ
hạnh trong rừng sâu và 49 ngày nhập định dưới cây bồ-đề, Đức Phật đã giác ngộ
được đạo quả Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch.
Bánh xe pháp bắt đầu chuyển lần đầu tiên tại vườn Lộc-Uyển để độ cho năm người
bạn đồng tu với Ngài lúc trước là các ông Kiền-Trần-Như bằng pháp Tứ-Đế và
chính năm vị tỳ kheo nầy liền sau đó đều chứng quả A-La-Hán.
Lịch
trình và khởi nguyên của Phật giáo qua nhiều chặng đường lịch sử do sự chứng
ngộ mà Phật đã đạt được để dẫn dắt người đời đồng tu đồng chứng qua câu nói
muôn đời bất diệt của Ngài :
"Ta
là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành".
Nguồn:
http://www.buddhismtoday.com/viet/batdau/hoi-001-kienthuc1.htm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)