Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Bảo Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Bảo Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Chuyển khổ đau thành hạnh phúc


Transforming problems into happiness
By Ven. Thubten Gyatso
Thích Bảo Lạc dịch.

Hẳn bạn hay chú trọng những chuyện đưa tới sai lầm trong đời, hay ít nhất những gì xảy ra không như ý muốn. Dù khổ đau cứ tái diễn chúng ta vẫn phải tiếp tục phấn đấu vượt qua để đạt tới hạnh phúc và theo đuổi chúng ngay khi ta nghĩ tới. Nhưng phải quán xét thật cẩn thận; vì không ai tránh khỏi già, bịnh, chết, kẻ thù và nhiều nữa...

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Bát chánh đạo là gì?

Bát-Chánh-Đạo là 8 con đường chơn chánh hay 8 phương cách thực tiển để giúp cho việc tu hành đạt đến thành tựu viên mãn.


Bát-Chánh-Đạo nằm trong các phương pháp tu tập của 37 Phẩm-Trợ-Đạo Bồ-Đề. Tám pháp môn chính đáng nầy là động cơ của mắt, miệng, hành vi, tư tưởng và ngay cả thân thể nữa cũng ảnh hưởng dây chuyền hợp thành. Thấy biết đúng để nhận ra được sự vật không lầm thuộc về chánh kiến, suy nghĩ ngay thật (Chánh-tư-duy) không mang tâm niệm xấu có hại cho kẻ khác. Miệng luôn luôn nói lời chân thật, hòa nhã, không cố ý thêm bớt, đặt điều vô ích (Chánh-ngữ). Hành động, việc làm chân chính (Chánh-nghiệp) luôn luôn chuyên cần để đẩy mạnh công việc làm đạt tới kết quả tốt (Chánh-tinh-tấn), lúc nào cũng nhớ nghĩ tới điều hay lẽ thật (Chánh-niệm), chọn lựa những công việc nào thích hợp với khả năng và trình độ của mình không làm phương hại tới kẻ khác trong việc mưu sinh (Chánh-mạng). Lòng lúc nào cũng hướng tới những tư tưởng hay, những điều bổ ích thiết thực cho đời sống của mình là ta đã theo đúng chánh định. Nếu hiểu biết suy nghĩ chân chánh theo như tám phương pháp nầy, chúng ta có thể rút tỉa ra được từ đó một bài học thực tiển thật hữu ích để ứng dụng vào đời sống hầu cải tạo cho riêng cá nhân mình và tư tưởng theo đúng con đường chánh đáng, là con đường duy nhất chân thật làm kim chỉ nam cho cuộc sống đúng nghĩa, hữu ích và an lạc.

Sống là một nghệ thuật mà mỗi người phải tự tạo ra cho cuộc đời mình tốt đẹp hay xấu xa. Người Phật tử biết sống đúng theo chánh pháp sẽ tạo được hạnh phúc an vui trong chánh đạo.

http://www.buddhismtoday.com/viet/batdau/hoi-001-kienthuc1.htm

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

KHỔ TRONG PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ MỘT HÌNH THỨC THAN THÂN TRÁCH PHẬN ĐỂ CHÁN ĐỜI ?

Cái khổ của con người có muôn mặt thuộc về tâm sinh lý, là một sự thực hiển nhiên ta không thể chối cải được. Phật chỉ nói khổ, vì thấy rõ được chân tướng của nó và chỉ bày phương pháp để diệt khổ.

Trong mỗi sinh hoạt hàng ngày, chúng ta chưa thấy có ai hài lòng với chính mình. Chẳng hạn người buôn bán hơi bận rộn một chút đã than bận quá, còn như lúc rãnh lại than ế ẩm. Học trò tới kỳ thi vùi đầu vào sách vở thì than bận đã đành, nhưng khi đã thi xong thì cũng còn bao nhiêu mối bận rộn khác như nghỉ hè ở đâu, tiệc vui bè bạn... Như thế con người từ khi sinh ra đời, lớn lên, già rồi chết, chúng ta gặp biết bao nhiêu cảnh khổ, không được toại ý. Khổ về tinh thần và khổ về vật chất mà Phật giáo chia làm 8 loại khổ khác nhau là : Khổ về sanh, già, bịnh, chết, yêu nhau phải xa lìa, mong cầu không được toại nguyện, thù ghét nhau nhưng phải sống chung đụng và các phần thuộc sắc, thọ, tưởng, hành, thức (5 uẩn) có sự bất bình thường cũng gây ra sự khổ.

Nêu ra cái khổ không phải để chán nản, bi quan mà là để tìm cách thoát ra nó, đạo Phật không chủ trương khổ để đưa người vào chỗ mê lộ không lối thoát, như có người cho rằng đó là tư tưởng chán đời, yếm thế ... Chữ khổ có nghĩa là DUKKHA (suffering), tức là chồng chất lẫn lộn những điều bất như ý vào trong các sinh hoạt thường ngày của chúng ta. Muốn diệt khổ, chúng ta phải biết kiên nhẫn (perseverance) và trì chí hay nhẫn nại (patience), tận tâm (thoroughness) và chăm chỉ (industry) làm hết bổn phận của mình mỗi ngày, tâm hồn sẽ an vui, thư thái. Kinh 42 Chương, phẩm "Thiểu dục và tri túc" nói :

"Người biết đủ dù ở bất cứ chỗ nào trên mặt đất, tâm trí cũng được thỏa mãn, còn người không biết đủ dù cho có ở trên thiên đường cũng không vừa ý".

Chúng ta biết được khổ để tìm cách tiêu diệt, vì không thể chạy trốn được. Người chạy trốn cái khổ mới chính là kẻ bi quan, yếm thế vậy.

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Xá lợi là gì? Ai có được Ngọc Xá Lợi?

Chư Phật, Bồ-Tát, các vị Tổ sư khi viên tịch (nhắm mắt lìa đời), xác thân được đem thiêu và còn lại phần tinh ba gọi là Xá-lợi.


Như thế, Xá-lợi có khác với xương cốt mà người thường chúng ta khi chết cũng đốt và thu lại trong một cái bình để thờ không ? Nói một cách khác dễ hiểu hơn, Xá-lợi là do cái tinh túy của con người dồn lại. Người tu do sức thiền định, cũng như tinh tủy không dùng vào việc ân ái nên tích tụ lại và kết thành một chất sáng long lanh như kim cương sau khi xác thân đã được thiêu đốt. Chất sáng ấy chính là ngọc Xá-lợi. Chư Phật, các vị Tổ sư đã tu chứng đắc đạo, lúc nhập Niết-bàn mới có được ngọc Xá-lợi. Đức Phật Thích-Ca lúc nhập diệt, Xá-lợi của Ngài được chia thành 8 phần để cho các hàng đệ tử phụng thờ. Hiện nay, Xá-lợi Phật vẫn còn tại một vài nơi như Népal, Tích-Lan và được dân chúng hết sức kính ngưỡng. Việt-Nam có chùa Xá-Lợi Sàigòn, thành lập vào năm 1952 cũng có rước được một phần Xá-lợi Phật từ Tích-Lan về thờ. Ngọc Xá-lợi nguyên thủy có lẽ đã bị biến dạng và hiện nay có còn lại chăng một phần (của ngọc Xá-lợi) đều do sáng tạo của hàng Phật tử sùng kính muốn ghi ơn đức Phật nên tìm cách duy trì. Tại Pháp vào năm 1979, chùa Việt-Nam tại Nice có tổ chức một cuộc rước đất thiêng do phái đoàn hành hương đến Ấn-Độ chiêm bái các nơi Phật tích mang về.

Đức tin của con người rất quan trọng, những gì đã được tôn thờ đều có một giá trị tinh thần rất cao !

Ngày nay, Xá-lợi Phật vẫn còn sáng ngời trong lòng mỗi chúng ta qua mọi thời đại, nếu biết tùy hoàn cảnh của mỗi quốc độ mà duy trì chánh pháp để tạo cho người đời một lòng tin tưởng mãnh liệt vào ánh sáng của đạo mầu giải thoát là chúng ta đã cúng dường Xá- lợi Phật một cách đúng nghĩa vậy.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

PHẬT GIÁO THÀNH HÌNH TỪ LÚC NÀO ?


 1.2
Thích Bảo Lạc
Phật giáo chỉ thật sự thành hình sau khi đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni ra đời, hành đạo và chứng quả. Phật giáo, do chữ Phật (Buddha) ghép chung với chữ Pháp (Dharma) tức là giáo pháp của Ngài mà thành một tôn giáo hay một triết thuyết.

Sự xuất thế của đức Phật Thích-Ca trải qua các giao đoạn thực hành phương pháp tu tập, giác ngộ chân lý và thuyết pháp giáo hóa chúng sanh suốt trong 49 năm tại thế là một bài học sống động, hùng hồn nhất trong lịch sử xã hội loài người. Phật vì một đại sự nhân duyên là "khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến" (chỉ bày cho chúng-sanh giác-ngộ được trí-tuệ sáng-suốt Phật tánh) mà hiện thân ra cỏi đời. Ngài không đến với loài người bằng uy quyền, thế lực mà đến với một tâm đại từ-bi, đại hùng-lực để dẫn dắt con người tu-tập pháp lành và cầu đạt được chân-lý giải-thoát mọi sự khổ ở đời.

Lịch-sử chứng-minh rõ-ràng, sau khi Phật nhập diệt, giáo pháp của Ngài được các chúng đệ tử kiết tập lại thành giáo điển qua bốn lần diễn ra tại những địa điểm và thời gian khác nhau. Điều nầy còn chứng tỏ rằng Phật giáo đã thành hình ngay từ khi đức Phật còn tại thế và suốt trong 25 thế kỷ trôi qua với biết bao nhiều triều đại đã sụp đỗ mà giáo pháp của Phật và sự hiện diện của Phật giáo trong xã hội loài người khắp nơi trên mặt trái đất vẫn còn tồn tại mãi mãi với thời gian...

Đạo Phật là đạo như thật, lấy từ bi, trí giác soi sáng lương tâm nhân loại qua mọi thời đại để cải tạo con người và xã hội được công bằng, hợp lý trong tinh thần lợi tha, vô ngã. Vì thế các dân tộc Tây-phương ngày nay đang tìm về với triết học Đông-phương mà Phật giáo là đề tài hấp dẫn qua môn Thiền-học hay Tư-duy (meditation) để định tỉnh tâm tư mà họ đang quay cuồng trong xã hội văn minh vật chất nên không tìm ra được một lối thoát thoải mái cho đời sống nội tâm.

Sự có mặt của Phật giáo trong cuộc đời cũng có nghĩa là còn ánh sáng của chân lý soi thấu tận cùng trong tâm thức tối tăm của loài người đang tới hồi kiệt lực vì sự cạnh tranh sanh tồn của cuộc sống phức tạp, đa diện hiện nay.
Thích Bảo Lạc

        http://www.buddhismtoday.com/viet/batdau/hoi-001-kienthuc1.htm

KHỞI NGUYÊN PHẬT GIÁO


1.1
Xã hội Ấn-Độ lúc bấy giờ (năm 624 trước kỷ nguyên Tây lịch) chia ra thành nhiều giai cấp khác nhau. Mỗi giai cấp giữ một thế sinh hoạt riêng biệt. Lịch sử còn chứng minh có ít nhất là bốn giai cấp, trong mỗi giai cấp đều có sự bất bình đẳng không thể tưởng tượng được trong kiếp người !

Giai cấp đứng đầu là Bà-La-Môn (Blamon) hay giáo sĩ chuyên việc tế tự và có uy tín tuyệt đối trong đám quần chúng. Thứ đến là giai cấp Sát-Đế-Lợi (Ksatrya) hay dòng dõi vua chúa có uy quyền tối cao, chi phối toàn thể dân tộc Ấn-Độ. Giai cấp thứ ba là Phệ-Xá (Vaisya) hay giới bình dân và cuối cùng là giai cấp Thủ-Đà-La (Sudra) tức là hạng người suốt đời làm nô lệ cho ba giai cấp trên, còn gọi là bất xúc dân (untouchables). Họ sống một cuộc đời cơ cực lầm than, không có quyền ăn nói và cũng không được đóng góp ngang hàng với mọi người, như một giống dân mọi rợ sống bên lề của xã hội.

Với một tình trạng xã hội đầy bất công như thế, Đức Phật Thích-Ca thị hiện ra đời tại thành Ca-Tỳ-La-Vệ, thuộc Trung Ấn-Độ vào ngày rằm tháng tư âm lịch 624 năm trước kỷ nguyên (năm nay Phật lịch là 2541 - 1997 = 544 năm). Sau khi ra đời Đức Phật nhìn thấy cảnh khổ của chúng sanh, Ngài quyết chí xuất gia tầm đạo để giải thoát cảnh khổ cho con người trong xã hội. Ròng rã suốt sáu năm tu khổ hạnh trong rừng sâu và 49 ngày nhập định dưới cây bồ-đề, Đức Phật đã giác ngộ được đạo quả Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch. Bánh xe pháp bắt đầu chuyển lần đầu tiên tại vườn Lộc-Uyển để độ cho năm người bạn đồng tu với Ngài lúc trước là các ông Kiền-Trần-Như bằng pháp Tứ-Đế và chính năm vị tỳ kheo nầy liền sau đó đều chứng quả A-La-Hán.

Lịch trình và khởi nguyên của Phật giáo qua nhiều chặng đường lịch sử do sự chứng ngộ mà Phật đã đạt được để dẫn dắt người đời đồng tu đồng chứng qua câu nói muôn đời bất diệt của Ngài :

"Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành".

Nguồn:
       http://www.buddhismtoday.com/viet/batdau/hoi-001-kienthuc1.htm