Hiển thị các bài đăng có nhãn Chấp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chấp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

CHẤP LÀ GỐC ĐẤU TRANH LÀ NGUỒN ĐAU KHỔ

Mọi người chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ..., người nghèo có cái khổ của người nghèo, người khá giả có cái khổ của người khá giả. Biết là mình khổ mà không biết cái khổ ấy xuất phát từ nguyên nhân gì. Khi khổ đến, người ta chỉ biết kêu Phật kêu trời than vắn thở dài, cam chịu bất lực. Người học Phật không chấp nhận như vậy, mà phải phăng tìm tận cội rễ thử xem nó phát xuất từ đâu. Không một kết quả nào xảy ra mà không có nguyên nhân. Vậy khổ từ nguyên nhân nào tạo ra? Chính “cố chấp” là nguyên nhân đấu tranh và đau khổ. Hết cố chấp là hết đấu tranh, hết đau khổ. Chúng ta đọc đoạn kinh Phú-lâu-na sau này thì thấy rõ.

ĐẠI Ý KINH PHÚ-LÂU-NA

Thế Tôn ở nước Xá-vệ (Savathi) vườn Thái tử Kỳ-đà (Jetavana) tịnh xá ông Cấp Cô Độc (Anathapindika), tôn giả Phú-lâu-na (Punna) đến xin Phật dạy pháp tu tóm gọn để vào rừng tinh tấn tu hành. Phật dạy: Nếu mắt thấy sắc đuổi theo chấp chặt là đau khổ. Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý duyên pháp đuổi theo chấp chặt là đau khổ (xa Niết-bàn). Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng cho đến ý duyên pháp không đuổi theo không chấp chặt là hết đau khổ (gần Niết-bàn). Phật hỏi Phú-lâu-na: Sau khi hiểu rồi, ông đến chỗ nào tu? Phú-lâu-na bạch: Con đến nước Du-na ở phương Tây tu. Phật bảo: Dân xứ ấy hung hăng bạo ngược, họ sẽ mắng nhiếc nhục mạ ông, ông nghĩ sao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng còn hiền thiện chưa dùng tay đánh đập con. Phật bảo: Chúng dùng tay đánh đập ông, ông sẽ nghĩ sao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng còn hiền thiện không lấy đất đá ném con. Phật bảo: Chúng lấy đất đá ném ông, ông sẽ nghĩ sao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng còn hiền thiện chưa dùng cây, gậy đánh đập con. Phật bảo: Chúng dùng cây, gậy đánh đập ông, ông sẽ nghĩ sao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng còn hiền thiện chưa lấy dao bén đâm chém con. Phật bảo: Chúng lấy dao bén đâm chém ông, ông sẽ nghĩ sao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng thật hiền thiện chưa giết con chết. Phật bảo: Chúng giết ông chết, ông sẽ nghĩ sao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng thật hiền thiện đã giúp con giải thoát thân ô uế khổ đau này. Phật bảo: Ông nên đến đó độ những người chưa được độ.

Phú-lâu-na đến xứ ấy an cư ba tháng chứng được Tam minh và độ được năm trăm cư sĩ nam, năm trăm cư sĩ nữ.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Nguy hại của sự chấp trước

Đức Phật - Ảnh minh họa

GN - Chấp hay cố chấp vào một điều gì đó, còn gọi là định kiến. Chính sự chấp trước này làm chúng ta đau khổ, cho nên coi nó là mối nguy hại cần phải tránh. Tránh bằng cách nào? 

Phật dạy một là phá chấp, tức có gì ràng buộc thì chúng ta tìm cách phá bỏ, hai là xả chấp, chúng ta không phá, nhưng bỏ quên để nó rơi xuống, không dính vô ta. Giống như hoa sen mọc từ bùn nhơ, nhưng ra khỏi bùn, nó là sen mà có trút đổ lên hoa sen cái gì thì nó cũng không bị dính nhơ và vẫn tỏa mùi hương; đó là thực chất của tu hành theo Đại thừa, hay tu Pháp hoa. Trong khi tu theo Tiểu thừa, chúng ta có sự đối nghịch, nên cái gì làm trở ngại thì phá nó; nhưng từ sự phá trừ đó khiến chúng ta trở thành cố chấp.

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Quan điểm Phá chấp trong thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ

Nguyễn Đức Diện


Theo Phật giáo, chấp là cố chấp, mê chấp, không đúng mà chấp là đúng, không thật mà chấp là thật, khổ mà chấp là sướng, thiên kiến đứng về một phía. Phá chấp là phá bỏ tư tưởng cho rằng giáo lí kinh điển nhà Phật là hoàn toàn đúng đắn.

Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung (1230-1291) là học trò xuất sắc nhất của thiền sư Tiêu Dao - một nhân vật nổi tiếng cuối thời Lý. Tuệ Trung không chỉ là thầy của vua Trần Nhân Tông, của phái Trúc Lâm mà còn là nhà tư tưởng của dân tộc Đại Việt. Cuộc đời và sự nghiệp của Tuệ Trung Thượng Sĩ là một tấm gương sáng, có ảnh hưởng không chỉ đối với Phật giáo thời Trần mà còn đối với không khí học thuật của thời kì đó. Ông là một nhà thiền học đã đem tư tưởng của mình góp phần tạo nên tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

CHẤP LÀ GỐC ĐẤU TRANH LÀ NGUỒN ĐAU KHỔ



Mọi người chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ..., người nghèo có cái khổ của người nghèo, người khá giả có cái khổ của người khá giả. Biết là mình khổ mà không biết cái khổ ấy xuất phát từ nguyên nhân gì. Khi khổ đến, người ta chỉ biết kêu Phật kêu trời than vắn thở dài, cam chịu bất lực. Người học Phật không chấp nhận như vậy, mà phải phăng tìm tận cội rễ thử xem nó phát xuất từ đâu. Không một kết quả nào xảy ra mà không có nguyên nhân. Vậy khổ từ nguyên nhân nào tạo ra? Chính “cố chấp” là nguyên nhân đấu tranh và đau khổ. Hết cố chấp là hết đấu tranh, hết đau khổ. Chúng ta đọc đoạn kinh Phú-lâu-na sau này thì thấy rõ.