Hiển thị các bài đăng có nhãn Tứ Vô Lượng Tâm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tứ Vô Lượng Tâm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Tứ vô lượng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 

15/8/2013

Tứ vô lượng (zh. 四無量, sa. catvāryapramāṇāni, pi. catasso appamaññāyo), là "bốn trạng thái tâm thức vô lượng", còn được gọi là Tứ phạm trú (zh. 四梵住, sa. caturbrahmavihāra), "bốn cách an trú trong cõi Phạm" hay gọi là Tứ vô lượng tâm và gọi tắt là Từ bi hỷ xả. Là thuật ngữ chỉ một phép thiền định, trong đó hành giả tạo điều kiện cho bốn tâm thức cao thượng phát sinh. Bốn tâm vô lượng là:
Từ vô lượng (sa. maitry-apramāṇa, pi. metta-appamaññā)
Bi vô lượng (sa. karuṇāpramāṇa, pi. karuṇā-appamaññā)
Hỉ vô lượng (sa. muditāpramāṇa, pi. muditā-appamaññā)
Xả vô lượng (sa. upekṣāpramāṇa, pi. upekkhā-appamaññā).

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

Đứng về phương diện tuyệt đối, hay chơn như môn, thì tâm của chúng sinh hay tâm của Phật cũng vẫn là một, không có rộng hẹp, thấp cao, sai khác, ngăn cách.

Nhưng đứng về phương diện tương đối hay sinh diệt môn, thì tâm có muôn hình vạn trạn, tùy theo chủng tánh của chúng sinh mà có cao thấp, rộng hẹp không đồng. Hể nghĩ đến tham, sân, si, mạn v.v…thì tâm trở thành nhỏ hẹp, lớn bé, ngàn sai, muôn khác,cũng như cùng một thứ bột mà do người thợ làm bánh, khéo hay vụng mà có bánh ngon, bánh dở, bánh tốt, bánh xấu, bánh lạt, bánh mặn v.v…Cho nên Tôn cảnh Lục có chép: ” Tâm tạo chư Phật, tâm tạo chúng sinh, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục. Tâm vọng động thì ngàn sự sai biệt tranh khởi, tâm bình thì thế giới thản nhiên, tâm phàm thì ba món độc trói buộc, tâm thánh thì sáu món thần thông tự tại, tâm không thì nhứt đạo thanh tịnh, tâm hữu thì vạn cảnh tung hoành. Tự mình đạp mây mà uống nước cam lồ, chẳng có ai cho mình. Nằm trong lửa hừng mà uống máu mủ cũng tự mình gây nên, không phải trời sanh ra, cũng không phải do đất mà có “.

Xem thế thì cũng đủ biết tâm là động lực chính để làm cho ta sướng hay khổ, vui hay buồn, trầm luân hay giải thoát.
Vậy muốn thoát khỏi khổ sanh tử luân hồi, muốn được quả vị thánh nhân, Bồ Tát, chúng ta cần trau giồi cho được một tâm vô cùng rộng lớn, một “vô lượng tâm”.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Tứ Vô Lượng Tâm

Trong việc tu tập sự rèn luyện trí tuệ là cần yếu soi sáng vô minh u tối để mở ra con đường sáng chiếu rọi cho giới luật rõ ràng mà thúc liễm thân tâm, miên mật mới có thể thoát khỏi mọi cám dỗ của dục lạc vì vô minh là gốc luân hồi. Ðạo Phật lấy Từ Bi và Trí Tuệ làm căn bản cho việc tu tập. Trong vấn đề tự giác và giác tha đó, khi người tu sĩ tự mình giác ngộ rồi mới có cơ may giúp ích được người khác. Từ Bi là hình thức tu sĩ phải lột bỏ cái bản ngã của mình có mà phục vụ tha nhân. Thiền định là con đường tối ưu thanh lọc và đoạn tận các lậu hoặc cũng như các việc bất thiện khác để trở thành tâm thánh thiện an tịnh vượt khỏi mọi hệ lụy đến sanh tử ưu khổ của thế gian...

Trong việc tu tập sự rèn luyện trí tuệ là cần yếu soi sáng vô minh u tối để mở ra con đường sáng chiếu rọi cho giới luật rõ ràng mà thúc liễm thân tâm, miên mật mới có thể thoát khỏi mọi cám dỗ của dục lạc vì vô minh là gốc luân hồi. Ðạo Phật lấy Từ Bi và Trí Tuệ làm căn bản cho việc tu tập. Trong vấn đề tự giác và giác tha đó, khi người tu sĩ tự mình giác ngộ rồi mới có cơ may giúp ích được người khác. Từ Bi là hình thức tu sĩ phải lột bỏ cái bản ngã của mình có mà phục vụ tha nhân. Thiền định là con đường tối ưu thanh lọc và đoạn tận các lậu hoặc cũng như các việc bất thiện khác để trở thành tâm thánh thiện an tịnh vượt khỏi mọi hệ lụy đến sanh tử ưu khổ của thế gian. Trong các pháp tu tập ấy, Phật dạy trước tiên phải dẹp bỏ tự ngã của mình mà trau dồi phẩm hạnh từ bi và rèn luyện tâm trí. Trong phạm vi bài này, tứ vô lượng tâm được đặc biệt chú tâm sâu sắc đối với người cư sĩ hay tu sĩ.