Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoang Phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoang Phong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Đức Phật, Vị Lương Y Vô Song

10. Đức Phật, Vị Lương Y Vô Song


Share on facebook
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ BỆNH TẬT
Nhiều tác gỉa
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014

10
ĐỨC PHẬT, VỊ LƯƠNG Y VÔ SONG

Jean-Pierre Schnetzler

Lời giới thiệu của người dịch:
 Dưới đây là bài chuyển ngữ sau cùng trong loạt bài thuộc chủ đề "Quan điểm Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật", mang tựa là Đức Phật, Vị Lương Y vô song (Bouddha, Medecin insurpassable), tác giả là ông Jean-Pierre Schnetzler, nhà tâm lý học, phân tâm học, bác sĩ tâm thần và cũng là một học giả Phật Giáo uyên bác và nổi tiếng trong hậu bán thế kỷ XX.
 Jean-Pierre Schetzler (1929-2009) gốc người miền nam nước Pháp, xuất thân từ một gia đình Thiên Chúa Giáo thuần thành và mang truyền thống võ biền, cha của ông là một thương phế binh trong cuộc Thế Chiến thứ nhất. Từ thuở nhỏ ông cũng đã được gia đình khuyến khích nên theo đuổi binh nghiệp hoặc tu tập trong một nhà dòng để trở thành một tu sĩ. Thế nhưng thật hết sức bất ngờ, ông lại biết đến Phật Giáo rất sớm khi còn là một học sinh năm cuối cấp trung học, nhờ đọc quyển sách "Le Bouddha, sa vie, sa doctrine, sa communauté" (Đức Phật, cuộc đời, giáo lý và tăng đoàn) của một học giả người Đức là Hermann Oldenberg (1854-1920). Ông Schnetzler thuật lại rằng khi đọc quyển sách này thì ông cũng chỉ nghĩ là để trau dồi kiến thức nhằm chuẩn bị cho bài luận triết học trong kỳ thi tú tài sắp đến, thế nhưng sau khi đọc xong thì ông cảm thấy vô cùng bàng hoàng, tương tự như có một trận động đất nổ bùng lên trong trí làm chấn động cả tâm hồn mình. Chẳng những đọc đến đâu hiểu đến đó, mà ông còn cảm thấy là các thuật ngữ và khái niệm nêu lên trong sách cũng thật hết sức quen thuộc và dường như đã được đọc từ trước. Bất chợt một ý nghĩ hiện ra trong tâm trí rằng ông đã từng là một người tu tập Phật Giáo trong kiếp sống trước. Tuy nhiên ông không hề hé lộ ý nghĩ ấy với ai cả, vì sợ mọi người bảo mình là một cậu thanh niên điên rồ hay bất bình thường. Ông bèn nghĩ đến là sau này sẽ học y khoa về ngành tâm lý trị liệu để có thể giúp đỡ những kẻ yếu đuối tâm thần.

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Từ Bi Là Một Phương Thuốc Chữa Trị Vô Song

9. Từ Bi Là Một Phương Thuốc Chữa Trị Vô Song


Share on facebook
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ BỆNH TẬT
Nhiều tác gỉa
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014

9
TỪ BI 
LÀ MỘT PHƯƠNG THUỐC CHỮA TRỊ VÔ SONG 

Sofia Stril-Rever 
Lời giới thiệu của người dịch:
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever. Bài viết này được đăng trên tập san Dharma số 46 (tháng 10, 2003) với chủ đề Compassion et Médecine (Từ Bi và Y Khoa).
blankBà là cháu của một nữ tu sĩ Thiên Chúa Giáo rất nổi tiếng là bà Emmanuelle[i], tốt nghiệp cử nhân văn chương tại đại học Sorbonne Paris. Bà Sofia-Rever cũng tốt nghiệp tại đại học này về văn minh Ấn độ, và là một chuyên gia về Phạn ngữ và Tây Tạng Học. Bà cũng là một văn sĩ và cũng đã từng viết chung với bà Sơ Emmanuella một số bài viết. Thế nhưng bà lại tu tập theo Kim Cương Thừa với các nhà sư Tây Tạng rất lỗi lạc ở miền bắc Ấn và đã được thụ giới kinh Thời Luân(Kalachakra). Năm 1992 bà đã may mắn được gặp Đức Đạt-lai Lạt-ma và trở thành đệ tử của Ngài, và sau đó cũng đã viết chung với Ngài nhiều sách. (Hình bên: Bà Sofia Stril-Rever -chụp trong một buổi phỏng vấn trên đài truyền hình Pháp)

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Thẩm Định Vai Trò Của Nghiệp Để Mang Lại Một Cuộc Sống Vẹn Toàn: Một Đóng Góp Của Phật Giáo

8. Thẩm Định Vai Trò Của Nghiệp Để Mang Lại Một Cuộc Sống Vẹn Toàn: Một Đóng Góp Của Phật Giáo


Share on facebook
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ BỆNH TẬT
Nhiều tác gỉa
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014

8
Thẩm định vai trò của Nghiệp để mang lại một cuộc sống vẹn toàn:
Một đóng góp của Phật Giáo

Giáo sư G.T. Maurits Kwee
Giáo Sư Danh Dự Tiến sĩ Y Khoa ngành Tâm Lý Trị Liệu

blankGiáo sư Maurits Kwee sinh ra trong một gia đình người Hòa Lan định cư trên đảo Java Inđônêxia tại một thị trấn không xa ngôi đền Phật Giáo nổi tiếng Borobudur. Ông tốt nghiệp tiến sĩ y khoa tại đại học Erasmus ở Rotterdam Hoà Lan. Suốt trong nhiều chục năm sau đó ông hành nghề bác sĩ tâm thần về khoa Rối Loạn Nhận Thức và đã đích thân chữa trị cho hàng ngàn bệnh nhân. Đồng thời ông tiếp tục khảo cứu và giảng dạy về môn Phân Tâm Học và Tâm Lý Trị Liệu ở cấp bậc hậu tiến sĩ tại các đại học Hòa Lan. Ông là chủ tịch sáng lập và cũng là thành viên của nhiều hiệp hội về Tâm Lý Trị Liệu và Thiền Học Phật Giáo tại Hòa Lan, cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ông đã viết hơn 100 bài khảo cứu khoa học và xuất bản khoảng 20 quyển sách, trong số này có các quyển được nhiều người biết đến như: Psychotherapy, Meditation & Health (Tâm Lý Trị Liệu, Thiền định và Sức khoẻ) (1990), Meditation as Health Promotion (Thiền định một phương tiện giữ gìn sức khoẻ) (2000), Western & Buddhist Psychology (Thế giới Tây Phương và Tâm Lý Học Phật Giáo) (1996)Horizons in Buddhist Psychology: Practice, Research & Theory (Các tầm nhìn của Tâm Lý Học Phật Giáo: Thực Hành, Khảo Cứu và Lý Thuyết) (2006), New Horizons in Buddhist Psychology: Relational Buddhism for Collaborative Practitioners(Viễn Tượng mới về Tâm Lý Học Phật Giáo: Phật Giáo và sự Kết nối với các Bác sĩ chữa trị) (2010),.. Nay ông đã về hưu nhưng vẫn còn hoạt động rất hăng say.
Hình bên: Giáo sư G.T. Maurits Kwee

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Giáo Huấn Của Đức Phật Về Sự Đau Đớn Và Khổ Đau

7. Giáo Huấn Của Đức Phật Về Sự Đau Đớn Và Khổ Đau


Share on facebook
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ BỆNH TẬT
Nhiều tác gỉa
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014

7
GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT

VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ KHỔ ĐAU
Rick Heller 
Lời giới thiệu của người dịch:
Trong những bài trước đây về chủ đề "Quan điểm Phật Giáo đối với sự khổ đau và bệnh tật" chúng ta đã có dịp tìm hiểu một vài khía cạnh về vấn đề này trong kinh sách và theo quan điểm của một số nhà tu hành thuộc các tông phái và học phái khác nhau.
Bài chuyển ngữ dưới đây sẽ tiếp tục đưa chúng ta bước vào một thế giới khác của vấn đề này liên quan đến các hiểu biết khoa học tân tiến ngày nay. Bài viết mang tựa là Buddhism's Pain Relief do một học giả Phật Giáo là Rick Heller viết và đã được phổ biến vào năm 2010 (có thể xem bản gốc tiếng Anh trên mạng internet : http://palousemindfulness.com/docs/buddhism-pain.pdf). Bài này cũng đã được một số trang web về Phật Giáo và về Tâm Lý Học đăng lại, và đặc biệt nhất là đã được hội thiền Daisin (Đại Tâm) ở Pháp rút ngắn và chuyển sang tiếng Pháp trên trang web của hội(http://www.larbredeleveil.org/daishin/bulletin/spip.php?article419) năm 2012, với tựa đề làDouleurs, Souffrance et Enseignements du Bouddha (Giáo huấn của Đức Phật về sự đau đớn và khổ đau). Trong bài rút ngắn này, các đoạn mang nặng tính cách chuyên môn và kỹ thuật đã bị cắt bớt, phải chăng là nhằm để thích ứng với một số đông người đọc? Dầu sao thì bài rút ngắn bằng tiếng Pháp này đã đánh mất đi đôi chút mạch lạc và tinh thần khoa học của bài viết. Do đó bài chuyển ngữ sang tiếng Việt dưới đây được dựa vào toàn bộ bản gốc tiếng Anh của Rich Heller.