Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhơn quả. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhơn quả. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

NHỮNG BẰNG CHỨNG LUÂN HỒI Ở ẤN ĐỘ

Thích Thiện Hoa

I.- MỘT CHUYỆN LUÂN HỒI Ở ẤN ĐỘ:

Cách đây vài chục năm, tờ báo Mai có chụp hình và đăng một câu chuyện như sau:

Tại Ấn Độ, ở thành Delhi, có một cô gái 8 tuổi tên Phanti Devi. Cô đã nhiều lần khóc lóc với cha mẹ đòi về thành Mita thăm chồng là một giáo viên. Thành Delhi các thành Mita trên 200km. Cha mẹ cô gái lấy làm lạ mời một phóng viên nhà báo đến để nhờ anh điều ra giùm.

Phóng viên nhà báo đến hỏi, thì được cô cho trả lời rằng: cô là vợ của một giáo viên, ăn ở với nhau sanh được một đứa con. Khi đứa con lên 11 tuổi thì cô lâm bịnh từ trần. Người phóng viên hỏi xem cô ta có gì làm bằng chứng không? Cô trả lời là cô có để lại vàng bạc cà đồ đạc chôn ở chỗ nọ chỗ kia ... và cô còn nhớ rõ có một cái quạt do người chị em bạng tặng, trên quạt có ghi lại mấy dòng chữ, rồi cô đọc mấy dòng chữ ấy cho phóng viên chép vào sổ tay.

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Luân hồi

Thích Thiện Hoa

I. ĐỊNH NGHĨA

Luân hồi dịch ở tiếng Phạn là Samsara (lưu chuyển). Theo chữ Hán thì luân là bánh xe, hồi là xoay tròn. Hình ảnh bánh xe quay tròn là một hình ảnh rất rõ ràng mà Phật đã dùng để hình dung sự xoay chuyển lên xuống của chúng sinh trong sáu cõi (lục đạo) và sự tiếp nối sinh tử, tử sinh không cùng tận trong sáu cõi ấy. Luân hồi hay Samsara là một danh từ, một hình ảnh do Phật đặt ra, nhưng cái nội dung của nó là một sự thật, một trạng thái có thật trong cõi đời, có thể chứng nghiệm được, chứ không phải là một lý thuyết xây dựng trong không tưởng. Khi chúng ta đã chứng nghiệm được luật nhân quả trong vũ trụ, thì chúng ta cũng phải công nhận sự luân hồi, luân hồi chẳng qua là nhân quả liên tục, nhưng vì khi nó biến, khi hiện, khi lên, khi xuống, khi mất, khi còn, khi thay hình đổi dạng, nên chúng ta tưởng như gián đoạn và không ảnh hưởng chi phối lẫn nhau.

II. DẪN CHỨNG SỰ LUÂN HỒI TRONG MỌI SỰ VẬT

Trong vũ trụ, tất cả sự vật, từ vật nhỏ như hạt bụi, đến vật lớn như quả địa cầu, không vật nào chẳng luân hồi.

1. Đất luân hồi: Như cái bình bông đang ở trước mặt chúng ta đây, trước kia nó là đất, người thợ gốm đem nó nhồi nặn làm thành cái bình. Trải qua một thời gian, cái bình sẽ bị bể nát, tan thành cát bụi và trở về lại trạng thái đất cát. Đất cát này làm thức ăn cho cây cỏ, cây cỏ hoặc tàn lụi sau một thời gian để trở thành phân bón hay đất cát, hoặc làm thực phẩm cho động vật. Động vật ăn cây cỏ này vào hoặc bài tiết ngay ra ngoài để thành phân, thành đất hoặc biến thành máu huyết da thịt, để một ngày kia thân thể động vật già yếu, sẽ tan rã thành đất cát lại. Bao nhiêu lần thay hình đổi dạng, vì nhân duyên này hoặc nhân duyên khác, nhưng đất cát, nó cũng lại trở thành đất cát sau một thời gian, sau một vòng luân chuyển dài hay ngắn.