Hiển thị các bài đăng có nhãn quán niệm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quán niệm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Quán niệm hơi thở

Ven. Ajahn Sumedho 
Mỹ Thanh dịch

Hơi thở không phải là vật gì đó mà chúng ta tạo ra hay tưởng tượng, chỉ là một quá trình tự nhiên của cơ thể liên tục hoạt động cho đến khi mạng sống chấm dứt, dù chúng ta có chú tâm vào hơi thở hay không, hơi thở vẫn luôn hiện diện, và chúng ta có thể quay về hơi thở bất cứ lúc nào.

Chúng ta thường không hay để ý đến những việc tầm thường. Chúng ta thường chỉ nhận biết hơi thở của chính mình khi hơi thở không bình thường, như lúc chúng ta lên cơn suyễn hoặc lúc chúng ta chạy quá sức. Tuy vậy, với cách quán niệm hơi thở, chúng ta sử dụng hơi thở tầm thường của chúng ta làm đề tài cho việc thiền định. Chúng ta không cố gắng làm cho hơi thở dài hơn, ngắn hơn hay điều khiển nó theo một phương thức nào, chỉ đơn giản là ngồi yên theo dõi nhịp hơi thở ra vào một cách bình thường. Hơi thở không phải là vật gì đó mà chúng ta tạo ra hay tưởng tượng, chỉ là một quá trình tự nhiên của cơ thể liên tục hoạt động cho đến khi mạng sống chấm dứt, dù chúng ta có chú tâm vào hơi thở hay không, hơi thở vẫn luôn hiện diện, và chúng ta có thể quay về hơi thở bất cứ lúc nào. Chúng ta không cần có những trình độ chuyên môn nào để theo dõi hơi thở, chúng ta không cần phải đặc biệt thông minh, chúng ta chỉ cần hài lòng và nhận biết hơi thở ra vào của chính mình. Sự sáng suốt không phải nhờ vào học hỏi các lý thuyết, triết lý vĩ đại, mà là nhờ vào sự quan sát những việc tầm thường.

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Về pháp quán niệm hơi thở

Pháp sư Tăng-già-bạt-đà-la (Sanghabhadra - Chúng-Hiền)

Tỳ kheo Tâm Hạnh dịch Việt

Trích: "Chú giải Luật Thiện Kiến", quyển 10-11, Pháp sư Tăng-già-bạt-đà-la dịch sang Hoa văn năm 488 TL, Tỳ kheo Tâm Hạnh dịch sang Việt văn năm 2000 TL.