Hiển thị các bài đăng có nhãn Hành thiền. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hành thiền. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Phương Pháp Hành Thiền Dựa Trên Tánh Không

Lama Zopa Rinpoche 
Minh Chánh chuyển ngữ

Bạn nên từ bỏ việc làm phi đạo đức (phi đức hạnh), nguyên nhân của khổ đau, và thực tập đạo đức (đức hạnh), nguyên nhân của hạnh phúc. Hãy chuyển hóa động lực thúc đẩy tiêu cực thành tích cực khiến các hành vi của bạn sẽ trở nên có đạo đức. Bằng cách này, bạn sẽ không hoang phí đời mình mà còn khiến nó trở nên có ý nghĩa. Ít nhất bạn sẽ không gây tổn thương cho chính mình hoặc người khác.

Trong trường hợp bạn muốn thực tập thiền định dựa trên tánh không, tôi sẽ trình bày hai phương pháp đơn giản nhưng rất hữu hiệu trong việc hành thiền. 

Phương pháp thứ nhất là cách thức mà tôi thường xuyên đề cập đến suốt trong các khóa thiền—thiền đi dựa trên tánh không. Đây là một phương pháp thiền chánh niệm[1] nhưng nó sâu sắc hơn nhiều so với cáchđi có chánh niệm thông thường nơi mà bạn chỉ duy trì tỉnh thức “tôi đang đi”v.v Nếu có thể thực tập thiền đi cóchánh niệm—tôi đang đi—thì bạn cũng có thể thực tập thiền ăn trộm có chánh niệm trong khi cướp nhà băng hoặc móc túi người khác—“tôi đang ăn trộm”. Thực chất, nếu bạn đang ăn trộm, thì điều đó chắc chắn không như một ý niệm xấu để lưu tâm—nếu không, bạn bị bắt! Thiền chánh niệm chú trọng đến sự quán chiếu hơn là những gì bạn đang thực hiện. Những gì bạn thực sự cần quán chiếu là động lực thúc đẩy của mình. Nếu không quán chiếu tâm mình, thì bạn không biết cái gì đang thúc đẩy các hành động của bạn. Những gì bạn nên làm là phát hiện ra động lực thúc đẩy tiêu cực, nguyên nhân của khổ đau, và chuyển hóa nó thành tích cực. Bạn nên áp dụng thiền định giống như một phương thuốc để trị lành các ý niệm tác hại, các vọng tưởng—những xúc cảm nhiễu loạn gây tổn thương cho chính mình và người khác. 

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Hành Thiền dưới ánh sáng khoa học

Thiền là một nét văn hoá đặc sắc của phương Đông. Từ đầu thế kỷ 20, sau khi được du nhập vào phương Tây, thiền đã thoát ra khỏi ranh giới của tôn giáo và nhanh chóng được tiếp nhận như một phương pháp để chữa lành những căn bệnh của xã hội hiện đại do căng thẳng tâm lý gây ra.


Thiền là quá trình hạ thấp
sóng não và giảm chuyển hoá
Ngày nay, với tinh thần khoa học và tính thực tiển của người Âu Mỹ và dưới sự giúp sức của các thiết bị hiện đại, nhiều hiệu quả thực tế của thiền đã dần dần đựoc sáng tỏ.


Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy trong quá trình ngồi thiền, nhịp thở chậm lại, nhịp tim và huyết áp giảm xuống, sóng não hạ thấp và mức độ chuyển hoá giảm theo. Năm 1967, Giáo sư Herbert Benson, trường Đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người tham gia ngồi thiền. Thí nghiệm cho biết khi ngồi thiền nhu cầu oxy ít hơn bình thường 17%, nhịp tim giảm 3 nhịp mỗi phút và có sự gia tăng sóng theta ở não. 

Một nghiên cứu khác do hai Giáo sư người Nhật Kasamatsu và Hirai thực hiện trong khi thiền sư Soto ngồi thiền cho thấy có sự xuất hiện tuần tự sóng alpha, gia tăng biên độ sóng alpha, tiếp tục là sự giảm thấp sóng alpha và cuối cùng là sự phát triển sóng theta[i]. Sóng não hạ thấp tương ứng với tình trạng an tĩnh của cơ thể. Sóng beta nhanh và không đều (khoảng 20c/s) ứng với điều kiện tâm lý căng thẳng, nhiều tạp niệm. 

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

PHÁP HÀNH THIỀN

AJAHN CHAH - KHÁNH HỶ dịch

CHÁNH NIỆM
Thiền có hai loại: Thiền Chỉ và Thiền Quán (Thiền Định và Thiền Tuệ). Thiền Chỉ giúp cho hành giả được an tịnh. Thiền Quán, một mặt giúp phát triển tri giác về vô thường, khổ, vô ngã, một mặt là chiếc cầu để vượt qua ba con sông lớn này.

Dù có quan niệm thế nào về cuộc sống này, chúng ta cũng không nên tìm cách thay đổi chúng theo chiều hướng của mình ưa thích mà chỉ cần nhìn chúng, để chúng diễn biến một cách tự nhiên. Nơi nào có đau khổ, nơi đó cũng có con đường để thoát khỏi khổ đau. Thấy rằng cái gì có sinh có diệt thì có khổ đau, Đức Phật biết rằng phải có cái gì đó không sinh không diệt và không khổ đau.

Mọi phương pháp thiền đều có khả năng phát triển chánh niệm. Mục đích của chánh niệm là để thấy rõ chân lý tiềm tàng. Với chánh niệm, bạn quan sát mọi ước muốn khởi dậy trong tâm -- yêu và ghét, lạc thú và khổ đau. Khi nhận chân được đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của chúng, bạn hãy để chúng tự nhiên. Bằng cách này, trí tuệ sẽ thay chỗ cho khổ đau, và hiểu biết sẽ thay thế cho hoài nghi.