Hiển thị các bài đăng có nhãn Giác Ngộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giác Ngộ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Tu là phương pháp suy tư và hành động hợp lý

Giác Ngộ - Luôn quán chiếu tất cả sự việc xảy ra theo luật nhân quả, nghiệp báo để có quan điểm và hành động hợp lý là người biết tu...


Có người nói vui rằng “chữ tu kia cũng có năm bảy đường”. Đó là cách nói chơi chữ của người thích nói những câu ẩn chứa nhiều ý nghĩa khác nhau, làm cho người nghe phải buồn cười lẫn suy nghĩ.

Xét về mặt học thuật thì chữ tu có nhiều định nghĩa khác nhau. Nếu là sửa chữa và làm thêm cho tốt, cho hoàn chỉnh hơn thì đó là tu bổ. Nếu có ý thức tự sửa mình cho tốt hơn thì gọi là tu chí. Nếu sửa chữa lại những chỗ bị hư hỏng thì gọi là tu sửa. Nếu sửa sang lại cho tốt thì gọi là tu chỉnh. Nếu sửa chữa hoặc xây dựng lại hoặc xây dựng thêm thì gọi là tu tạo. Nếu trau dồi nghiệp vụ thì gọi là tu nghiệp. Nếu nhận ra lỗi lầm của bản thân và tự sửa chữa thì gọi là tu tỉnh. Ăn ở có nhân, làm nhiều việc thiện, để lại cái đức cho con cháu hay cho mình được hưởng phước về sau thì gọi là tu nhân tích đức. Nếu rời bỏ cuộc sống đời thường để tu theo một tôn giáo nào đó gọi là tu hành. Còn tu hành và luyện tập công phu thì gọi là tu luyện (Đạo giáo) v.v…, đó là cách liệt kê về chữ “tu” theo Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học.
Trong Phật giáo, tu hành là hai từ thông dụng, có nghĩa là sửa sai, sửa lạc lầm, sửa xấu thành tốt, trau dồi các đức tính tốt, làm các hạnh lành và đoạn trừ phiền não để được an lạc, tiến tới giải thoát vòng sanh tử luân hồi.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Tính Đồng Thời và Đồng Hiện Trong Kinh Hoa Nghiêm



Nguyễn Thế Đăng

Một trong những đặc tính của kinh Hoa Nghiêm là tính đồng thời và tính đồng hiện. Đồng thời là nói về mặt thời gian; đồng hiện là về mặt không gian. Đồng thời ở mọi khoảnh khắc thời gian dù ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. Đồng hiện là toàn bộ pháp giới hiện diện trong bất cứ vi trần nào của vũ trụ…



Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Hành trì Mật tông Tây Tạng Tại Việt Nam

Dẫn khởi

Mặc dầu hầu hết các dòng truyền thừa của Phật giáo Việt Nam từ xưa đến nay đều bắt nguồn từ Thiền tông, song pháp tu hàng ngày của Tăng Ni, Phật tử lại thường bao gồm cả Thiền - Tịnh - Mật. 

Trong truyền thống tu tập tại các chùa, Mật tông chủ yếu được thể hiện trong hai thời khóa tụng và nghi thức cúng cô hồn - đặc biệt là trai đàn chẩn tế, cũng như sự trì niệm của mỗi cá nhân. Những nghi thức này chịu ảnh hưởng chủ yếu từ Đông Mật (Trung Quốc, Nhật Bản), được xem là hệ Tantra cấp đầu tiên của Tây Tạng (Kriya-Tantra), sự hành trì chủ yếu liên hệ với các nghi thức ngoại giới, chưa phải cốt tủy của Mật tông Tây Tạng.

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Vọng tưởng dung thông


NSGN - Vọng tưởng, là từ chỉ chung cho những gì xuất hiện trong tâm ngoài cái biết của mình.

Ngày tôi mới theo Hòa thượng học thiền, tôi nhặt được một chú mèo con còn chưa mở mắt. Tôi nuôi nó bằng ống kim với sữa bò cho đến ngày nó lớn. Lần nào nó sinh, tôi cũng phải ngồi vuốt lấy sống lưng cho nó. Nó hiền lành dễ thương. Nuôi 3 đứa con mà còn kiêm luôn 3 đứa cháu. Nhưng chưa được mấy ngày thì nó bị người ta thuốc chết. Tôi tìm thấy xác nó ở gầm xe. Máu còn loang nơi khóe miệng. Mắt mở trừng trừng, 6 đứa con khát sữa kêu inh ỏi.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Thành tâm sám hối

Bất cứ ai hiện hữu trong cuộc đời này cũng đều có thể phạm phải những lỗi lầm, sai sót dù ít hay nhiều. Bởi khi tâm ý mê mờ, thiếu sáng suốt thì mọi hành động, nói năng của ta rất dễ dàng vấp phải những lầm lỡ, sơ suất gây khổ đau cho bản thân và ảnh hưởng không tốt đến người khác. Đó là lẽ đương nhiên. Do vậy, thành tâm ăn năn các tội lỗi mà mình đã tạo ra, và lập nguyện đừng để cho những hành vi sai trái tái diễn là việc làm đáng được mọi người trân trọng, quý mến và noi theo.




Sám hối là hành động tích cực, hướng tâm về nẻo thiện, không chạy trốn sự thật và khao khát được sửa đổi bản thân để thăng hoa cuộc sống. Nói cách khác, sám hối là tẩy sạch các cấu uế tội lỗi giúp cho thân tâm trong sáng, an tịnh và mới mẽ. Sám là từ bỏ những lỗi lầm mà trước đó chúng ta đã vi phạm. Hối là phát nguyện từ nay về sau không bao giờ lặp lại các hành vi thiếu ý thức như trước đây và đồng thời thay đổi cái nhìn tích cực, bao dung hơn đối với muôn loài trong thực tại. Như vậy, sám hối là việc làm cụ thể, thiết thực mà mỗi người cần phải thực thi để đem lại lợi ích an vui cho tự thân và cho cuộc đời này.

Trong thực tế, có những người mắc phải tội lỗi nặng nề hầu như vô phương cứu chữa. Họ sống với tâm trạng sợ hãi lo âu, ăn không ngon ngủ chẳng được yên vì những cơn ác mộng kéo dài. Mặc dù họ có của cải vật chất dư thừa nhưng đời sống thì lại cô đơn trống vắng vì chẳng có ai muốn đến gần tiếp xúc và chuyện trò. Tuy nhiên, mọi thứ trên cuộc đời này đều có thể thay đổi, không có gì thực sự cố định cả. Do đó, đối với những người làm điều bất thiện nhưng họ biết thành tâm ăn năn hối cải và quyết chí tu hành thì vẫn có thể chuyển hóa được nghiệp xấu ác, trở thành một con người lương thiện hữu ích cho gia đình và xã hội.

Kinh Trung bộ II có đề cập đến sự kiện Đức Thế Tôn hóa độ cho tên sát nhân khét tiếng Angulimala (Vô Não). Angulimala là tên giết người không gớm tay, sau khi hạ sát người nào hắn chặt ngón tay để xâu thành một tràng chuỗi và đeo vào cổ. Angulimala sống đơn độc trong rừng núi, mỗi khi xuất hiện thì dân chúng đều kinh hãi. Hành động của Angulimala quả thật độc ác, giết hại rất nhiều người, không một ai có thể chấp nhận và tha thứ. Nhưng có lẽ Angulimala vẫn còn chút phước đức từ nhiều kiếp lâu xa trong quá khứ nên đã may mắn gặp được Thế Tôn và được Ngài khai thị về ý nghĩa đạo lý làm người. Nhờ vậy, Angulimala có cơ hội sám hối tội lỗi đã gây tạo và phát nguyện xuất gia tu hành, sau một thời gian Angulimala chứng được quả vị A-la-hán.

Thế giới ngày nay cũng có những hạng người điên loạn như thế, họ đi khủng bố khắp nơi, khiến cho dân chúng cứ mãi phấp phỏng lo âu, sợ hãi. Hiện nay, các nước trên thế giới ngoài việc đầu tư ngân quỹ để phòng chống bão lụt, động đất, sóng thần liên tục xảy ra, còn phải hao tốn khá nhiều tiền của vào việc ngăn ngừa nạn khủng bố, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu. Thật là xót thương cho những hạng người mang phải nghiệp chướng nặng nề như thế! Giá mà các vị ấy biết ăn năn, sám hối tội lỗi như Angulimala, buông bỏ khí giới và quay về nẻo thiện thì nhân loại sẽ được an bình hạnh phúc biết bao.

“Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm

Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm

Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm

Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong”.

Đức Thế Tôn dạy rằng, có hai hạng người đáng được tán thán khen ngợi là kẻ có trí. “Này các Tỳ-kheo, có hai loại người có trí. Thế nào là hai? Người có phạm tội là thấy có phạm tội, và người chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỳ-kheo, có hai loại người có trí này” (KinhTăng chi bộ, chương 2, phẩm Người ngu).

Thực chất, trừ các bậc Thánh đã toàn thiện, còn chúng ta, sống trong đời này không ai tránh khỏi lầm lỗi, vụng dại. Do đó, điều quan trọng là mỗi người phải tự nhận biết những hành động sai trái của mình đã gây tạo mà sám hối, chừa bỏ. Nguyện giữ tâm hồn cho trong sáng, dù chỉ một vết lỗi nhỏ nhặt cũng đừng để vi phạm thì đó chính là hành động của người có trí tuệ.

“Chớ xem thường lỗi nhỏ

Mà cho là không nguy

Giọt nước nhỏ li ti

Dần dần đầy chum lớn”.

Tuy vậy, có không ít người vẫn thiếu ý thức về vấn đề này. Người ta không muốn hối lỗi, cầu tiến mà phó thác cuộc đời của mình cho số phận định đoạt. Khi tạo ra cái nhân xấu ác thì họ không biết nghĩ đến hậu quả phải trả ở ngày mai. Dù biết rằng, việc làm ấy hết sức sai trái nhưng họ vẫn cứ mặc nhiên tạo tác ác nghiệp, đến khi hệ quả khổ đau được hình thành thì người ta lại kêu trời trách đất và đổ lỗi cho số phận, do trời đã định, v.v… quả thật là mâu thuẫn. Mặt khác, có những người sám hối theo kiểu van xin cầu nguyện, họ tìm đến những nơi gọi là “linh thiêng” để cầu khẩn van xin, hoàn toàn nhờ vào tha lực với mục đích mong muốn được chạy tội. Những hành động mê mờ như thế chỉ tạo thêm cái lỗi lừa dối chính mình, khiến cho lòng tham muốn ngày càng bành trướng thêm hơn.

Thực ra, sám hối không phải là việc làm mang tính chất cầu khẩn van xin, mà phải thực sự thành tâm ăn năn sửa đổi lỗi lầm, biết hổ thẹn với chính mình khi lỡ gây tổn hại cho kẻ khác. Cụ thể hơn, chúng ta cần phải siêng năng học hỏi đạo lý, để thấu hiểu lời Phật dạy và thực hành trong mọi lúc mọi nơi. Khi đi đứng, lúc nằm ngồi, ăn cơm rửa bát, lái xe, quét dọn nhà cửa, kinh hành niệm Phật, v.v… chúng ta cần phải thường trực chánh niệm tỉnh giác để nhận biết các ý niệm sinh diệt, đến và đi. Khi tâm hồn tĩnh lặng sáng suốt, ta sẽ phát hiện ra được đâu là ác pháp sinh khởi và đâu là thiện pháp, để từ đó mỗi lời nói và hành động của ta đều phát huy đúng mức với lẽ thật, đem lại lợi ích thiết thực cho tự thân và cho cuộc đời này.

Thiết nghĩ, là một con người thì ai cũng mong muốn được an vui hạnh phúc và thích người khác thương yêu, quý trọng mình. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh nghiệp lực đẩy đưa khiến cho ta lâm vào tình trạng bế tắc nghèo khổ, túng thiếu và bất hạnh. Từ đó, ta chán ngán sự đời nên bỏ mặc cho số phận định đoạt và cuối cùng trở thành một con người hư đốn, vô nghĩa. Thực ra, bản chất của cuộc sống vốn dĩ vô thường; thân tâm và hoàn cảnh đều được thay đổi trong từng giây từng phút. Chúng luôn luôn thay đổi theo hai chiều hướng khác nhau, một là theo chiều hướng tiêu cực và thứ hai là tích cực. Nếu ta thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng không lành mạnh thì sẽ đi theo chiều hướng tiêu cực và dĩ nhiên là dẫn tới khổ đau, hệ lụy. Ngược lại, theo chiều hướng tích cực là ta biết gần gũi và học hỏi với những người có phẩm chất đạo đức cao đẹp. Và chính vì sự thay đổi tự nhiên đó, cho nên những người nghèo khổ vẫn có thể giàu sang sung sướng và kẻ bất nhân, hung tàn cũng có thể trở nên hiền lương đạo đức. Miễn là, ngay trong hiện tại họ biết khắc phục những lỗi lầm và tiếp xúc với các bậc thiện tri thức để học hỏi, noi gương thì chắc chắn đời sống của họ sẽ được chuyển đổi theo hướng đi sáng đẹp.
Để trở thành một con người lương thiện, sống đời hạnh phúc an vui, chúng ta cần phải thành tâm sám hối về những hành động lầm lỡ của mình bằng những việc làm cụ thể ngay trong đời sống thường nhật. Vận dụng hết khả năng của tự thân để làm lợi ích cho cuộc đời bằng cách bố thí tài vật cho kẻ cơ nhỡ thiếu thốn, cúng dường Tam bảo, hiến tặng niềm vui cho người, v.v… và vấn đề quan trọng hơn hết chính là sống chánh niệm tỉnh giác trong mỗi giây phút. Khi ta thực hành phước huệ song tu một cách trọn vẹn như thế thì nghiệp chướng tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng, vượt thoát mọi ràng buộc khổ đau và đạt được niềm an vui giải thoát ngay trong đời sống hiện tại.

Viên Ngộ