Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn tường Bách. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn tường Bách. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Đến Nepal nghĩ về sự sống là thiêng liêng

Nguyễn Tường Bách

Nepal chỉ là một nước nhỏ nằm giữa hai cường quốc khổng lồ và đông dân nhất thế giới, đó là Ấn Độ và Trung Quốc. Với dân số khoảng 30 triệu người, Nepal đóng vai trò phụ thuộc trong lịch sử phát triển của hai nền văn hóa tại hai nước lớn đó, vốn là hai nền văn hóa lâu đời nhất của loài người.

Thực vậy, trong thời cổ đại, vì biên giới của Nepal không được xác định rõ, miền đất này chịu ảnh hưởng rõ rệt của hai nước lớn nằm hai bên sườn Hy Mã Lạp Sơn, phía Nam bên này là Ấn Độ, phía Bắc bên kia là Tây Tạng.

Nghe qua, ta có thể tưởng Nepal là nơi không có gì đáng chú ý. Thế nhưng, những ai đã đến thăm Nepal sẽ thấy đây là miền đất vô cùng thú vị. Thực tế, Nepal chính là chiếc cầu bắc từ bình nguyên Ấn Độ đi cao nguyên Tây Tạng. Mà Ấn Độ và Tây Tạng đều là hai vùng có truyền thống sâu sắc của Phật giáo. Do đó, đến Nepal, nếu có chút tâm yên tĩnh, ta có thể cảm nhận nhiều điều vô cùng sâu lắng.

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Chân không Diệu hữu

Nguyễn Tường Bách

nguoiphattu.com - Trong năm 2010 có hai biến cố đặc biệt thu hút sự chú ý của giới khoa học. Tháng 9.2010, nhà vật lý học lừng danh Stephen Hawking luận giải một cách chung cuộc rằng vũ trụ xuất phát từ chân không, vũ trụ phát sinh không cần đến một đấng sáng tạo.

Tháng 12.2010, Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian NASA thông báo phát hiện của bà Felisa Wolfe-Simon, trong đó người ta tìm thấy một hình thái mới của sự sống, không giống với cấu trúc mà con người biết đến.
Hai biến cố khoa học này làm những ai quan tâm không thể không liên tưởng đến những luận đề cơ bản của Phật giáo trong vũ trụ và thế giới hiện tượng. 

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Đường xa nắng mới

Giới thiệu:
Sách ĐƯỜNG XA NẮNG MỚI", của Nguyễn tường Bách,
Một quyển sách như một quyển KINH. Giới thiệu cùng bạn đọc - nguoiduakinh

Nguyễn Tường Bách

NVTPHCM- Lòng rộn ràng ngay khi cái tên sách đập vào mắt: Ðường xa nắng mới - hình ảnh tươi tắn có sức gợi về những chuyến đi xa.

Và tập bút ký mới ra mắt của nhà nghiên cứu - dịch giả Nguyễn Tường Bách - tác giả của Mùi hương trầm, Mộng đời bất tuyệt... - chính là tiếp tục những ghi chép về các chuyến hành hương qua nhiều vùng, nhiều quốc gia, nhiều nhất là các thắng tích Phật giáo.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Chân không diệu hữu

Nguyễn Tường Bách 


Từ một tình trạng không có gì, phi thời gian không gian, không cần một nguyên nhân ngoại lai, có một sự bùng nổ, phát ra năng lượng và vật chất. Đó là hiệu ứng được mệnh danh là “hiệu ứng lượng tử”, xuất phát từ sự tăng giảm không đều của năng lượng. Nói tóm gọn, vũ trụ là kết quả của một sự sáng tạo mà không có người sáng tạo.

Trong năm 2010 có hai biến cố đặc biệt thu hút sự chú ý của giới khoa học. Tháng 9.2010, nhà vật lý học lừng danh Stephen Hawking luận giải một cách chung cuộc rằng vũ trụ xuất phát từ chân không, vũ trụ phát sinh không cần đến một đấng sáng tạo. Tháng 12.2010, Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian NASA thông báo phát hiện của bà Felisa Wolfe-Simon, trong đó người ta tìm thấy một hình thái mới của sự sống, không giống với cấu trúc mà con người biết đến.

Hai biến cố khoa học này làm những ai quan tâm không thể không liên tưởng đến những luận đề cơ bản của Phật giáo trong vũ trụ và thế giới hiện tượng.

Trong tác phẩm mới xuất bản The Grand Design, nhà vật lý 68 tuổi Stephen Hawking viết rằng, các lý thuyết vật lý mới nhất cho thấy vũ trụ của chúng ta đã tự hình thành. Trước khi vũ trụ thành hình thì chỉ là một sự trống rỗng, nhưng tính sáng tạo nội tại trong cái “Không” đó đã hình thành vũ trụ. Hawking thấy “không cần thiết” phải có một Thượng đế, một đấng sáng tạo để tạo dựng nên vũ trụ.

Từ một tình trạng không có gì, phi thời gian không gian, không cần một nguyên nhân ngoại lai, có một sự bùng nổ, phát ra năng lượng và vật chất. Đó là hiệu ứng được mệnh danh là “hiệu ứng lượng tử”, xuất phát từ sự tăng giảm không đều của năng lượng. Nói tóm gọn, vũ trụ là kết quả của một sự sáng tạo mà không có người sáng tạo.

Với nhận thức này, Hawking đã từ chối có một đấng sáng tạo vũ trụ. Nhận thức này không dễ chấp nhận tại phương Tây, kể cả trong giới khoa học vật lý. Lý do không phải là các nhà vật lý kia tin mù quáng nơi một Thượng đế toàn năng mà họ có những lý lẽ hết sức vững chắc khác. Đó là thế giới của chúng ta quá kỳ diệu, rõ rệt là vũ trụ được cấu tạo dường như có chủ đích là sẽ có ý thức tồn tại trong đó. Người ta đã xác định một loạt các thông số trong Thái dương hệ và thấy rằng chỉ cần một thông số lệch đi một chút là đã không thể có đời sống loài người trên trái đất. Mặt trời chỉ cần lớn hơn một chút, thành phần của các hành tinh chỉ khác đi một chút, không có sự hiện diện của mặt trăng… là không thể có loài người. Xác suất để ý thức xuất hiện là quá nhỏ, gần như bằng không. Thế mà vẫn có ý thức cao cấp xuất hiện để chiêm nghiệm ngược lại về vũ trụ.

Một khi đã có một vũ trụ vân hành hoàn hảo như thế, khi có một sự sáng tạo tuyệt diệu thì cần phải có người sáng tạo có ý thức, hay phải có “Thượng đế”. Thế nhưng cũng chính các nhà khoa học theo quan niệm sáng tạo cũng phân vân, nếu có Thượng đế toàn năng thì làm sao lý giải được những cảnh tàn bạo, bất công trong thế giới của con người. Đó là một nan đề của môn bản thể học trong vật lý hiện đại.

Nhận thức của Hawking cho rằng vũ trụ xuất phát từ chân không bằng một sự vận động tự thể. Có sự sáng tạo nhưng không có người sáng tạo. Nhận thức này phần nào lý giải tính chất kỳ diệu của vũ trụ nhưng không dễ hiểu. Nó khó hiểu ở chỗ là nhận thức này từ chối một tự ngã làm chủ cho một hành động. Có hành động nhưng không có người hành động. Nhận thức này tuy xa lạ với phương Tây nhưng nó là một cách phát biểu của thuyết vô ngã trong đạo Phật.

Biến cố thứ hai trong năm 2010 là bài báo cáo của bà Felisa Wolfe-Simon1 (NASA Astrobiology Institude, USA) và cộng sự về một cái nhìn khác về hình thái của sự sống, nhân dịp khám phá một loại vi sinh vật được cấu tạo hoàn toàn khác với quan niệm hiện nay. Theo các lý thuyết sinh học hiện nay, mọi hình thái hữu cơ trên trái đất và cả ngoài trái đất chỉ được xây dựng với 6 nguyên tố: carbon, hydro, nitrogen, oxy, sulfur (lưu huỳnh) và phosphorus (phốt pho). Từ những tế bào giản đơn nhất, đơn bào, sống trong môi trường hiếm khí hay không có ánh sáng cho đến chủng loại cao cấp loài người đều chỉ gồm 6 nguyên tố đó mà thôi. Nay Wolfe-Simon chứng minh rằng đã có sinh vật không chứa phosphorus mà chứa arsenic (thạch tín).Với arsenic, vi sinh vật này cũng tăng trưởng tương tự như các vi sinh vật khác.

Phát hiện này xem ra không quan trọng trong đời sống bình thường, nhưng trong ngành sinh vật học địa cầu và ngoài địa cầu, nó gây “chấn động mãnh liệt”. Người ta bừng tỉnh thấy rằng lâu nay ngành sinh học quan niệm về sự sống một cách hạn hẹp, tự đưa ra hạn chế trong định nghĩa về hình thái của sự sống. Người ta thấy rằng phải từ bỏ hạn chế đó và cần tìm hiểu lại sự sống ngay trên trái đất này. Khi đó, với nghiên cứu về sự sống ngoài hành tinh, người ta hy vọng sẽ mở rộng hơn tầm nhìn và khám phá những hình thái sống không thể ngờ tới. Thực tế là arsenic hiện hữu nhiều trong những môi trường cực lạnh, “linh động” hơn phosphorus và vì vậy dễ sinh ra sự sống hơn. Do đó khi xem arsenic là một nguyên tố của sự sống hữu cơ, người ta có nhiều hy vọng hơn sẽ tìm thấy sự sống khác trong vũ trụ.

Bài báo cáo về vi sinh vật này tuy có tính chất rất chuyên môn nhưng thật ra đã tạo nên một niềm triển vọng và phấn khích mới. Đó là con người chỉ thấy rằng mình chỉ là một hình thái trong vô số hình thái của sự sống. Điều này làm ta nhớ tới khái niệm “Diệu hữu” trong đạo Phật. Sự tồn tại (hữu) là vô tận, số lượng của thế giới và của các loài sinh vật, từ đơn giản đến cao cấp, là vô tận. Có thể con người một ngày kia sẽ đến chỗ thừa nhận là sự sống có những hình thái hoàn toàn khác hẳn, không phải chỉ gồm 6 nguyên tố mà nhiều hơn hẳn. Cũng có thể người ta sẽ đến với nhận thức là tư tưởng và tình cảm cũng là một dạng của sự sống mà “thân” của chúng không phải là các yếu tố “vật chất” mà là những sóng tương tự như những sóng điện từ. Cuối cùng khi con người nhận thấy đời sống là nhất thể, và mọi hình thái của nó, từ vật chất đến phi vật chất, đều là những “pháp” vô ngã, vô thường, khi đó khoa học tạm gọi là sẽ đồng quy với Phật giáo.

Đồng chủ biên cuộc khảo cứu, giáo sư Paul Davies thuộc Arizona State University và Viện Sinh học Không gian của NASA, nói với BBC News2: “Vào lúc này chúng ta không biết sự sống chỉ là một tai nạn ngẫu nhiên xảy ra trên trái đất, hay đó là một phần của một tiến trình sinh hóa tự nhiên qua đó sự sống xuất hiện ở bất kỳ đâu có điều kiện trên trái đất”. Davies ủng hộ quan niệm “… sự sống xuất hiện ở bất kỳ đâu có điều kiện như trái đất” và điều này rất phù hợp với quan niệm Duyên khởi của đạo Phật, tức là cho rằng hễ có điều kiện như nhau thì sự sống phát sinh như nhau chứ một hiện tượng không thể xuất hiện “ngẫu nhiên” một lần rồi thôi.

Hai biến cố kể trên, một bên thuộc phạm vi vật lý lý thuyết, bên kia của vi sinh vật, có một ý nghĩa thú vị ở đây. Nhận thức của Hawking trùng hợp với thuyết “Chân không” và Vô ngã, còn phát hiện của Wolfe-Simon làm ta liên tưởng đến tính “Diệu hữu” và duyên khởi của đạo Phật.

Chân không - Diệu hữu vốn là vấn đề của vũ trụ quan của Phật giáo. Theo đó, mọi hiện tượng đều xuất phát một cách nội tại từ “Không”, không do tác nhân bên ngoài. Chúng xuất hiện trong thế gian và tuân thủ nguyên lý Duyên khởi, đủ điều kiện thì sinh, đủ điều kiện thì diệt. Các hiện tượng đó không ai làm chủ nhân, chúng làm tiền đề cho nhau để sinh và diệt. Khi sinh thì sinh từ chân không, khi diệt thì không còn chút bóng hình lưu lại. Các hiện tượng, mà trong đạo Phật gọi là “pháp”, không chịu sự hạn chế nào cả, không có ai lèo lái chúng cả. Khi đủ điều kiện thì mọi hình thái của sự sống đều khả dĩ, khả năng xuất hiện của chúng là vô tận, “bất khả tư nghì”. Diệu hữu bao trùm mọi hiện tượng, vật lý cũng như tâm lý, nằm ngoài khả năng suy luận của con người chúng ta. Cụ thể, khi nói về con người thì đó là một tổng thể gồm hai mặt tâm lý và vật lý với năm yếu tố mà ta gọi là Ngũ uẩn (sắc thọ tưởng hành thức). Năm yếu tố đó vận hành vô chủ.

Những phát hiện của khoa học làm chúng ta kinh ngạc về tri kiến của Phật và các vị Tổ. Các vị đã phát hiện những quy luật của vũ trụ không bằng phép nghiên cứu thực nghiệm mà bằng trực giác trong một dạng tâm thức phi thường của thiền định. Qua thời gian, thực tế cho thấy các phát hiện của khoa học không hề bác bỏ vũ trụ quan Phật giáo mà ngược lại, chúng trùng hợp một cách kỳ lạ. Tuy nhiên chúng ta cần tránh một thái độ, đó là xem khoa học như thước đo đúng sai đối với nhận thức luận Phật giáo. Lý do là Phật giáo chủ yếu nhận thức về hoạt động của tâm, trong lúc khoa học vật lý hay sinh học thiên về vật chất. Tất nhiên Phật giáo xem tâm-vật nằm chung trong một thể thống nhất và mặt khác, khoa học vật lý hiện đại cũng phải thừa nhận vai trò của người quan sát (tức là vai trò của tâm) trong mọi thí nghiệm. Nhưng phải nói phạm vi nhận thức giữa khoa học và Phật giáo rất khác nhau. Một điều mà ta không quên nữa là Phật giáo nhận thức thế giới với mục đích thoát khổ, thoát khỏi sự ràng buộc của nó bằng các phương pháp tu dưỡng tâm. Còn nhà vật lý hay sinh học chỉ nhận lại ở sự nhận thức. Vì vậy, khi so sánh Phật giáo và khoa học, tuy có nhiều thú vị và hứng khởi, ta cần biết giới hạn của nó.

Chân không - Diệu hữu là một chìa khóa để hiểu nhận thức luận về bản thể và hiện tượng của Phật giáo. Vì mọi hiện tượng xuất phát từ “Không” nên nó không có một bản chất trường tồn và riêng biệt, đó là thuyết Vô ngã. Chỉ có Ngũ uẩn đang vận hành, không có người vận hành chúng. Tương tự, Hawking cho rằng có sự sáng tạo nhưng không có ai sáng tạo cả. Thuyết Vô ngã khó hiểu cho những ai mới làm quen với đạo Phật. Cũng thế, vũ trụ tự sáng tạo và sáng tạo một cách tuyệt diệu, nhưng không có đấng sáng tạo. Đó là điều cũng khó hiểu cho nhiều người phương Tây.

Hawking chứng minh vũ trụ xuất phát từ cái “Không”, ông bác bỏ sự cần thiết của một Thượng đế nhưng có lẽ ông không biết “Không” là gì. Là một nhà vật lý, ông khó có thể biết hơn. Thế nhưng lại đến phiên ta kinh ngạc về khoa học vật lý. Dù tự hạn chế mình trong lĩnh vực vật chất, vật lý đã đi đến tận cùng biên giới của vật chất, gõ cửa ngành bản thể học và gần như chạm đến “chân lý tuyệt đối” của đạo Phật. Vị trí của Hawking làm ta nghĩ đến luận sư Long Thọ, cả hai vị đều cho rằng “Không” là nguồn gốc của muôn vật, nhưng cả hai đến từ hai chân trời khác nhau.

Phật và các vị Tổ Phật giáo biết “Không” là gì bằng trực quan nhưng không miêu tả nhận biết của mình.Tính Không thuộc về một lĩnh vực mà ngôn ngữ không diễn bày được. Cũng như thế trong vật lý lượng tử, người ta thấy ngôn ngữ và cách suy luận thông thường không còn thích hợp. Giữa Phật giáo và khoa học, sự trùng hợp rất lớn mà sự khác biệt cũng rất lớn.

Nhà vật lý tin rằng có một vụ “nổ ban đầu” (Big Bang) cách đây khoảng 14 tỉ năm để sinh ra vũ trụ vật lý. Thiền giả thấy có một sự “bùng nổ” trong tâm xảy ra trong từng sát-na. Đó là cách nói gọn nhất về sự khác biệt giữa Phật giáo và khoa học.

Chú thích:
1. http://www.sciencemag.org/content/early/2010/12/01/science.1197258.abstract
2. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/12/101203_arsenicbacteria.shtmlNguồn: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-87_4-16256_5-50_6-1_17-55_14-1_15-1/

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Nguyễn tường Bách - Thế giới ta đang sống chính là pháp giới


TS Nguyễn Tường Bách


Là một nhà khoa học chuyển sang kinh doanh, hơn 40 năm sống ở nước ngoài nhưng Nguyễn Tường Bách lại là một cái tên khá quen thuộc ở lĩnh vực sáng tác và dịch thuật.
Những trang viết ghi lại những cảm xúc, khám phá, suy ngẫm, chiêm nghiệm trên đường hành hương và hành trình tiếp cận Phật giáo của anh đã nhận được khá nhiều sự đồng cảm và ủng hộ của độc giả.

CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU

Nguyễn Tường Bách                                                                                                              59.1

Trong năm 2010 có hai biến cố đặc biệt thu hút sự chú ý của giới khoa học. Tháng 9.2010, nhà vật lý học lừng danh Stephen Hawking luận giải một cách chung cuộc rằng vũ trụ xuất phát từ chân không, vũ trụ phát sinh không cần đến một đấng sáng tạo. Tháng 12.2010, Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian NASA thông báo phát hiện của bà Felisa Wolfe-Simon, trong đó người ta tìm thấy một hình thái mới của sự sống, không giống với cấu trúc mà con người biết đến.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

52.3 MỘT LẦN ĐẾN BOROBUDUR




NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
19/03/2012


Borobudur hiện sừng sững trong một không gian xanh thẫm như một bản đồ tâm thức cho những ai muốn quán sát. Đền này cũng là dấu tích hàng đầu của Kim Cương thừa cho những ai muốn hành hương chiêm bái.

Đã tham khảo nhiều sách vở, tôi biết Borobudur là ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới. Thế nhưng xem ra không mấy ai hiểu rõ tại sao ngôi đền lớn nhất này lại nằm trong một nước Indonesia theo Hồi giáo, lại là quốc gia Hồi giáo lớn nhất trên toàn cầu.

Borobudur được xây dựng khoảng cuối thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên, nghĩa là xây dựng cách đây hơn 1.200 năm. Phật giáo đã đến Borobudur như thế nào, điều này chưa được giải thích chính xác, còn nằm trong bóng tối của lịch sử. Điều chắc chắn rằng ngày nay Borobudur đã trở thành di sản văn hóa của nhân loại.

Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.dulichtamlinh.net/Images/News/Sub/images/a%20indo/4963265565_e2486f8ca6_b.jpg
Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.dulichtamlinh.net/Images/News/Sub/images/a%20indo/6026978125_c534a99250_b.jpg

Nhưng nó không phải là lý do quan trọng nhất thúc giục tôi đi tham bái Borobudur. Tôi có một cái duyên kỳ lạ với Borobudur. Một ngày hè nọ tại Đức trong năm 2003, tôi đứng nhìn một ngọn cây thông trong nhà mình và nghĩ, giá mà dưới gốc cây này có một tượng Phật thì thật là đẹp. Vài tuần sau tôi làm quen với một thương nhân người Đức, ông chuyên bán tượng Phật nhập khẩu từ Indonesia. Không bao lâu sau, như tôi thầm mong, có một vị Phật tạc từ một khối đá hoa cương đến với tôi, yên lặng ngồi thiền dưới gốc cây nọ. Tượng đẹp nhất vào đêm. Dưới ánh đèn chiếu mờ mờ, tượng tỏa ra một tâm thức an lạc, soi sáng cả một vùng xung quanh. Tôi nghĩ đó là tượng Phật Thích Ca và thầm cảm ơn một dịp may hiếm đó.

Về sau tôi khám phá với chút ngỡ ngàng, đó không phải là tượng Phật Thích Ca. Tượng Phật này có một nguồn gốc sâu xa. Các tượng Phật từ Indonesia mô phỏng các bức tượng của ngôi đền Borobudur và tượng ngự ở nhà tôi phỏng theo tượng Phật A Di Đà, nằm về phương Tây của đền, tay bắt ấn thiền. Kể từ đó, chúng tôi quyết đi Borobudur để đảnh lễ Ngài và các vị khác.

Từ Thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi đến Jakarta - thủ đô của Indonesia. Từ Jakarta, sau một giờ bay, đoàn đến Jogyakarta, một thành phố quan trọng của đảo Java. Jogyakarta là điểm dừng đáng chú ý nhất của Indonesia, vì tính chất văn hóa, tôn giáo và lịch sử của nó. Borobudur nằm cách Jogyakarta khoảng 42km về phía Tây Bắc.

Ngôi đền dần hiện trong ánh sáng ban mai, giữa một không gian vô cùng xanh tươi của rừng nhiệt đới. Khách hành hương từ hướng Đông đi đến, từ xa ta thấy dường như có một ngọn đồi đá nằm trước mặt mình. Nhìn kỹ, đó là một tòa kiến trúc cực lớn bằng đá màu thẫm. Đây là một khối hình chóp, nền vuông. Nền vuông của đền có chiều dài 123m mỗi phía. Đỉnh cao trung tâm của đền cũng đo được 123m. Ngôi đền này thực sự là gì?

Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.dulichtamlinh.net/Images/News/Sub/images/a%20indo/3265750939_17f4a66a87_o.jpg
Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.dulichtamlinh.net/Images/News/Sub/images/a%20indo/3265752005_38d7f5bf25_o.jpg


Ngôi đền chính là một Man-đà-la (đàn tràng) vĩ đại, trình bày vũ trụ quan của đạo Phật. Theo Phật giáo, vũ trụ có 3 cõi: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Borobudur vì thế có ba tầng kiến trúc.

Tầng thấp nhất, nền của đền, biểu tượng Dục giới, trong đó có thế giới của loài người chúng ta. Kiến trúc của tầng này là một dãy tường đá cao khoảng 4m, trên đó khắc họa vô số hình ảnh của thế giới loài người, của các loài hữu tình trong sáu nẻo tái sinh. Thế giới này chứa đầy cảm xúc vui buồn, hoạt động tạo tác lên nó xuất phát từ lòng tham dục.

Cõi thứ 2, Sắc giới, gồm 5 tầng hình vuông, diện tích thu hẹp dần từ thấp đến cao. Trên những tầng này ta tìm thấy các tác phẩm khắc họa về những tiền kiếp của Phật Thích Ca. Nhưng quan trọng nhất là vô số tượng Phật, cụ thể là 505 tượng, tạc các vị thiền Phật. Phía Đông là các vị Bất Động Phật, tay bắt ấn Xúc địa, phía Nam là Bảo Sinh Phật với ấn Cứu độ, phía Tây là A Di Đà Phật với ấn Thiền, phía Bắc là Bất Không Thành Tựu Phật với ấn Vô úy. Tôi nín thở trước tượng Phật A Di Đà “nguyên mẫu” và nhớ đến gốc cây nhà mình.

Quả là tượng “của tôi” đã được mô phỏng từ đây, nhưng ở Borobudur, bức tượng lớn hơn và đẹp hơn nhiều. Phải nói tất cả tượng của các vị Thiền Phật đều có một hảo tướng tuyệt diệu. Dù một trong số lớn tượng đã mất đầu, gãy tay nhưng nghệ thuật tạo hình của tượng cho thấy một dáng vẻ vừa mềm mại vừa trang nghiêm hiếm thấy. Bàn tay nghệ nhân nào của ngàn năm trước đã tôn tạo ra những công trình với chất lượng và số lượng vĩ đại như thế này? Và bàn tay nào đã trộm cắp, phá hủy các công trình đó vì ngày nay người ta chỉ còn tìm thấy khoảng 200 tượng còn nguyên vẹn?

Trên cùng là cõi Vô sắc với 3 tầng hình tròn và 73 ngôi tháp. Trong mỗi ngôi tháp là tượng của vị Phật Tì Lô Giá Na. Đó là vị Phật tượng trưng cho pháp giới Hoa Tạng, tay bắt ấn Chuyển pháp luân. Khách hành hương ai cũng cố đưa tay lọt vào lỗ hình mắt cáo của thân tháp để đụng đến Ngài vì người ta tin như thế sẽ có may mắn. Mt s các v Pht trong các tháp tưởng như an toàn này cũng b phá hy vì trm cp, phn ln b mt đu.

Chúng tôi đi từ thấp đến cao qua ba cõi, với tổng cộng 9 tầng. Khách đi vòng theo chiều kim đồng hồ, chu vi mỗi tầng hẹp dần. Đến cõi Vô sắc mặt trời vừa đứng bóng.

Description: Description: Description: Description: Description: Description: http://www.dulichtamlinh.net/Images/News/Sub/images/a%20indo/3356021851_534964751e_b.jpg
Trung tâm của Borobudur là một ngôi tháp lớn, tầng thứ mười của Thập địa, biểu hiện đoạn cuối của con
đường tu học của Đại thừa Bồ tát. Khách chỉ có thể đứng trên tầng thứ 9 trông lên đảnh lễ.

Tôi đang đứng trên một đàn tràng vĩ đại, xung quanh là núi non chập chùng.
đây ta có th thy Merapi. Cách Borobudur không xa là ngn núi la Merapi, mt ngn núi la thuc loi nguy him nht thế gii vi đ cao 2.914m.
Suốt 800 năm, Borobudur bị tro núi lửa che phủ. Trong suốt thời gian đó người ta tưởng Borobudur chỉ là một ngọn đồi đất đen. Mãi đến năm 1814, Stamford Raffles, Thống đốc Java mới truy tìm được dấu tích của Borobudur. Hai mươi năm sau (sau năm 1835), toàn thể tòa kiến trúc mới lộ nguyên hình để ngày nay trở thành ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới.

Nhưng tại sao đền Borobudur được xây dựng, một ngôi đền Phật giáo trong một nước Hồi giáo, trong một nơi mà Phật tử chỉ chiếm 2%? Đặc biệt nhất, tại sao đền Borobudur lại là một đàn tràng mang đậm những nét của Kim Cương thừa?

Người ta biết rằng Borobudur được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ VIII đến những năm 50 của thế kỷ thứ IX, trong thời đại của triều đình Shailendra. Shailendra là vua của đảo Java theo Phật giáo. Thực ra trung tâm Phật giáo trong thời kỳ đó nằm trên đảo Sumatra, phía Tây của Java. Thời đó có một vương triều cổ rất hùng mạnh tại Sumatra tên gọi là Srivijaya. Đây là một đế chế thống trị đảo Sumatra, bán đảo Malay và Nam Thái Lan từ thế kỷ thứ VII.

Đế chế này kiểm soát cả vùng Đông Nam Á và Mã Lai. Srivijaya có những đội hải thuyền hoạt động trên vùng biển Đông ngày nay và cả khu vực Malacca phía Tây của Mã Lai. Đội quân của Srivijaya đã từng đến vùng Phan Rang và Nha Trang ngày nay trong thời gian từ năm 770 - 780. Họ đến cả vùng Bắc bộ của An Nam (lúc đó còn Bắc thuộc) khoảng năm 767. Trong đế chế Srivijaya, Phật giáo rất hưng thịnh và thu hút nhiều Tăng sĩ. Từ Trung Quốc đã có Pháp sư Nghĩa Tịnh (635-713) đến viếng Srivijaya trong năm 671, lưu lại tại đó 6 tháng, sau đó đi tiếp bằng đường biển đi Ấn Độ. Theo ký sự của Pháp sư Nghĩa Tịnh, ta biết đây là một quốc gia sùng tín đạo Phật và có liên hệ trực tiếp với Đại học Nalanda của Ấn Độ. Nghĩa Tịnh cho hay có 1.000 nhà sư tại Bogha và tu hành vô cùng nghiêm túc.

Thế nên ta có thể dễ dàng trả lời câu hỏi về yếu tố Kim Cương thừa của Borobudur. Đó là Srivijaya đã du nhập Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ bằng đường biển và căn cơ người dân ở đây phù hợp với Kim Cương thừa. Nếu ta nhớ rằng Kim Cương thừa trở nên thịnh hành tại Ấn Độ từ khoảng thế kỷ thứ VII và chỉ khoảng trăm năm sau, Borobudur đã được xây dựng thì có lẽ ta phải nói đảo Sumatra là trung tâm Kim Cương thừa đầu tiên sau Ấn Độ.

Cũng trong thời kỳ đó Kim Cương thừa được phát triển tại Tây Tạng nhưng khó quả quyết Tây Tạng đã ảnh hưởng lên Sumatra. Ngược lại, Phật giáo tại Srivijaya đã thu hút Nghĩa Tịnh đến Sumatra nhiều lần, năm 671 và 687. Khoảng thế kỷ XI, nhà sư học giả xứ Bengal tên là Atisha cũng đã đến Sumatra trước khi đến Tây Tạng. Atisha về sau đóng một vai trò quyết định trong Kim Cương thừa tại Tây Tạng.

Vì những lẽ trên, ta có thể nói đền Borobudur là dấu tích sớm nhất và cũng là vĩ đại nhất của lịch sử Kim Cương thừa. Tại Ấn Độ và Tây Tạng (Trung Quốc), quê hương của Kim Cương thừa, ta không tìm thấy một kiến trúc nào tương tự, dù nhỏ hơn hẳn cũng không. Ngày nay, đền Borobudur nằm trong một nước mà người dân hầu như không ai biết đến Kim Cương thừa, đó là một thực tế vô cùng kỳ lạ của lịch sử.

Có chắc là không ai biết đến Kim Cương thừa trong dòng người lên viếng Borobudur, trong đó có hàng ngàn học sinh vui nhộn? Buổi chiều, chúng tôi lên đỉnh đền một lần nữa, hy vọng đón xem cảnh mặt trời lặn. Đỉnh đền là cõi Vô sắc giới, nơi mà anh hướng dẫn viên người Indonesia gọi là tượng trưng cho “Niết bàn”.

Anh hiểu sai vũ trụ quan của đạo Phật rồi, anh càng không hiểu Kim Cương thừa.
Nhưng thôi, chúng tôi thắp nhang tụng niệm trước đỉnh tháp. Bài tụng chưa xong thì một cơn mưa nhiệt đới đổ nước như trút. Cảnh mặt trời lặn của tôi đã chìm trong mây đen. Thay vào đó là sấm sét và nước mưa ướt sũng. Sét đánh sáng rực giữa bầu trời và chúng tôi đang ở điểm cao nhất. Thế nhưng tôi không hề sợ và cảm thấy nước mưa rất mát. Có ai được cơ may cầu nguyện ngay trong đàn tràng vĩ đại này? Phải chăng ấn Vô úy đang tác động lên tôi? Về sau, trong xe, anh hướng dẫn viên cho hay, theo quan niệm tại địa phương, mưa to lúc hành lễ chứng tỏ chư Phật đã “nghe” lời cầu nguyện. Có thể anh không hiểu Kim Cương thừa, nhưng anh có một lòng tin, thế là đủ!

Tính chất vĩ đại của đền Borobudur làm lu mờ tất cả những điều khác tại chuyến đi. Thế nhưng tôi không thể không nhắc đến đền Mendut, cách đó 4km. Đây chỉ là một ngôi đền tí hon, được xây cùng thời với Borobudur. Tuy nhỏ nhưng Mendut chứa 3 tượng Phật bằng đá tuyệt đẹp, trình bày Phật Di Lặc, Bồ tát Quán Thế Âm và vị thứ ba là Kim Cương thủ. Đây là ba tượng đá nổi tiếng thế giới về sự hoàn hảo. Cả ba đều có thế ngồi rất lạ, thể hiện quan niệm “từ động vào định” của Kim Cương thừa. Cứ mỗi kỳ trăng tròn trong tháng 5, vào dịp Vesak, các nhà sư cử hành lễ hội Borobudur bằng cách bắt đầu cầu nguyện tại đền Mendut và sau đó đi bộ đến Borobudur.

Borobudur hiện sừng sững trong một không gian xanh thẫm như một bản đồ tâm thức cho những ai muốn quán sát. Đền này cũng là dấu tích hàng đầu của Kim Cương thừa cho những ai muốn hành hương chiêm bái. Có lẽ Borobudur còn tồn tại lâu với thời gian. Nhưng đền Mendut đã bị hủy hoại phần mái, nước mưa sắp phá hủy các tượng Phật nếu không ai tu bổ.

Theo thi gian, tt c s b hoi dit, đó là điu duy nht chc chn. Đế chế Srivijaya cũng đã suy tàn trong thế kỷ thứ XIII. Tôi nhớ lại tượng Phật “của mình” với lòng hoài cảm. Khu vườn xưa nay không còn của tôi, ngọn cây nọ đã bị đốn bỏ. Và tượng Phật A Di Đà? Tượng vẫn đầy hảo tướng nguyên vẹn nhưng nay đã được thờ trong một ngôi vườn nghiêm trang khác.
http://www.dulichtamlinh.net/NewsDetail3.aspx?id=364&cid=174

41.2 Đạo của Vật lý


Đạo Của Vật Lý - Một Khám Phá Mới Về Sự Tương Đồng Giữa Vật Lý Hiện Đại Và Đạo Học phương Đông.

Cuốn sách này là bản dịch Việt ngữ của “The Tao of Physics” (Đạo của vật lý) của tác giả Frijiof Capra, bản in lần thứ ba, do Flamingo sản xuất 1982.

F.Capra sinh năm 1939, là giáo sư ngành vật lý tại các đại học và các viện nhgiên cứu tiếng tăm tại Mỹ và Anh. Khoảng cuối những năm 60, ông bắt đầu chú ý đến các tương đồng giữa những phát hiện của ngành vật lý hiện đại với quan niệm của những nền đạo học phương Đông như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Lão giáo... để đến cuối năm 1974, bản in đầu tiên của Đạo của vật lý ra đời. Từ đó đến nay, khoảng trên một triệu cuốn sách này đã đến tay độc giả với trên mười thứ tiếng khác nhau. Nội dung chủ yếu của cuốn sách này là sự trùng hợp về nhận thức luận của nền vật lý hiện đại với đạo học phương Đông, nhất là với Phật giáo.

Đặc trưng của nền vật lý hiện đại của thế kỷ 20 là sự tìm kiếm nguồn gốc khởi thuỷ của vật chất, cố tìm ra những “hạt cơ bản” cuối cùng tạo nên nguyên tử. Thế nhưng, khi đến cánh cửa cuối cùng mở ra để thấy bộ mặt thật của vật chất, nhà vật lý phát hiện vật chất hình như không phải do những hạt cứng chắc tạo thành mà nó chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác. Vì thế mà vật chất mang những tính chất hầu như đối nghịch nhau, nó vừa liên tục vừa phi liên tục, vừa hữu hiện vừa phi hữu hiện, dạng xuất hiện của nó tuỳ theo cách quan sát của con người. Những tính chất lạ lùng đó đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học : nền vật lý hiện đại vừa thống nhất vừa lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài nguời mà các nhà đạo học từ xưa đến nay đã tổng kết. Và kỳ lạ thay, những phát hiện hiện nay của nền vật lý hiện đại không khác bao nhiêu so với những kết luận của các thánh nhân ngày xưa.

Vì những lẽ đó, trước Capra đã có nhiều nhà vật lý xuất sắc của thế kỷ này đến với triết học, nhầt là các nhà sáng lập tuyết tương đối và thuyết lượng tử. Họ tìm thấy nơi triết học phương Đông một thế giới quan hết sức phù hợp để soi rọi cho những vấn đề nan giải của vật chất đề ra. Thế nhưng, với cuốn sách này của Capra, ta có một cái nhìn tổng thể về những thành tựu của vật lý học, về những vấn đề lớn hiện nay làm vật lý đang bị giam trong một cuộc khủng hoảng về nhận thức luận và những sự tương đồng nổi bật với các triết lý phương Đông.

Với tính cách là một giáo sư vật lý, Capra trình bày một cách cặn kẽ khúc chiết các vấn đề vật lý. Tác giả cũng trình bày khá sâu và chính xác về các nền đạo học phương Đông cũng như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Lão giáo. Nhờ am hiểu hai nền học thuật đó mà tác giả cuốn sách này mang lại cho người đọc, dù người đó đến từ phương trời nào, rất nhiều điều bổ ích. Người đọc có kiến thức đạo học phương Đông sẽ nhận thấy, đối với luận đề này, triết lý phương Đông còn cống hiến nhiều hơn nữa so với những gì trong sách trích dẫn.

Nội Dung:

I. CON ĐƯỜNG CỦA VẬT LÝ HỌC
Vật lý hiện đại - một “tâm đạo”?
Biết và thấy
Bên kia ngôn ngữ
Nền vật lý mới
II.  CON ĐƯỜNG ĐẠO HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
Ấn Độ giáo
Phật giáo
Tư tưởng Trung Quốc
Lão giáo
Thiền Tông
III.  CÁC TƯƠNG ĐỒNG
Tính nhất thể của vạn sự
Vượt trên thế giới nhị nguyên
Không gian - Thời gian
Vũ trụ động
Không và sắc
Điệu múa vũ trụ
Cấu trúc đối xứng quark - một công án mới?
các mẫu hình biến dịch
Sự dung thông

Lời cuối
Điểm lại nền vật lý mới
Tương lai nền vật lý mới
Tài liệu tham khảo


Bạn có thể đọc sách ở đây:
http://quangduc.com/khoahoc/69daovatly.html

Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách: Nhà khoa học viết văn


Thái An

Sống ở CHLB Đức từ trẻ nhưng Nguyễn Tường Bách vẫn được trong nước biết đến như một trong những người viết văn, dịch thuật nổi tiếng. Là một nhà khoa học, rồi chuyển sang kinh doanh xuất nhập khẩu, 60 tuổi, nghỉ hưu ông trở về cố quốc sinh sống.

Sinh sản vô tính và Đạo Phật

Nguyễn Tường Bách

Gần đây, một công ty tại Mỹ vừa thông báo đã thành công trong việc tạo phôi người nhân bản đầu tiên (human cloning). Với thành công này người ta hy vọng đi một bước dài trong việc tạo các tế bào gốc của con người. Công ty nọ cho hay, họ chỉ muốn sử dụng thành tựu này để chữa bệnh chứ không nhằm mục đích tạo nên một con người được nhân bản. Sau khi tin này được thông báo, một loạt thành tựu tương tự cũng được công bố, chủ yếu cũng nhắm đến việc chữa bệnh cho con người.