Hiển thị các bài đăng có nhãn Phổ Nguyệt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phổ Nguyệt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Luật Nhân Quả và Nghiệp Báo

Luật Nhân Quả và Nghiệp Báo
Phổ Nguyệt

I.   Luật Nhân Quả   (TÐPGVA)
1)      Nhân là nguyên nhân, là năng lực phát động; quả là kết quả, là sự hình thành của năng lực phát động. Định luật nhân quả chi phối vạn sự vạn vật trong vũ trụ không có ngoại lệ:
2)      Luật nhân quả hay sự tương quan giữa nguyên nhân và kết quả trong luật về “Nghiệp” của Phật giáo. Mọi hành động là nhân sẽ có kết quả hay hậu quả của nó. Giống như vậy, mọi hậu quả đều có nhân của nó. Luật nhân quả là luật căn bản  trong Phật giáo chi phối mọi hoàn cảnh. Luật ấy dạy rằng người làm việc lành, dữ hoặc vô ký sẽ nhận lấy hậu quả tương đương. Người lành được phước, người dữ bị khổ. Nhưng thường thường người ta không hiểu chữ phước theo nghĩa tâm linh, mà hiểu theo nghĩa giàu có, địa vị xã hội, hoặc uy quyền chánh trị. Chẳng hạn như người ta bảo rằng được làm vua là do quả của mười nhân thiện đã gieo trước, còn người chết bất đắc kỳ tử là do trả quả xấu ở kiếp nào, dầu kiếp nầy người ấy không làm gì đáng trách

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Chơn Không Diệu Hữu: Bản Chất và Hiện Tượng

Tác giả: Phổ Nguyệt

I. Theo Thể Cách Tri Nhận Tánh Không

Chơn không diệu hữu là hình trạng hằng hữu của không tướng các pháp, là tự tính sự vật, đầy đủ tính, muôn hình vạn trạng, biến hóa khôn lường, hay sanh, trùng trùng duyên khởi trong hư không, trong tàng thức của chúng sinh. 

Nhìn một trần cảnh, là dùng căn mắt để thấy đối tượng. Tất cả sự vật trong thế giới hiện tượng đều hiện hữu do ngũ giác quan nhận diện trong thời điểm hiện tại. Chỉ trong hiện tại tiền ngũ căn mới cảm nhận được mà thôi. Còn thời quá khứ và vị lai thì hoàn toàn tùy thuộc vào ý trí thường gọi là ý thức mới nhận thức được đối tượng khiếm diện. Thí dụ:

Bây giờ, lần đầu tiên đứa trẻ nhìn thấy con bò đang ăn cỏ,nó chỉ biết cảm nhận hình ảnh con bò (cảm giác), rồi được cho biết tên hình ảnh đó là con bò, nó mới biết được là con bò (có kinh nghiệm hay quan niệm) tức là tri giác. 

Nếu sau nầy, nó thấy con bò hiện đang đi, nó biết được con vật đó là con bò. Thật vậy, nó Biết Thực Có con bò. Một hôm, có người hỏi nó ở một nơi khác không có con bò, nó sẽ trả lời rằng không có con bò. Tại sao vậy? Khi đối tượng hiện hữu mà tiền ngũ căn nhận thức được thì Biết Thực Có đối tượng, khi đối tượng không hiện hữu, thì Biết Thực Không Có đối tượng. Vậy thì khi thấy con bò, Biết Thực (Có Con bò), khi không có con bò thì Biết Thực (Không Có con bò). Biết Thực Có là Chơn Hữu do tiền ngũ căn. Còn BiếtThực Không là Chơn Không. Cái Biết thấy có đối tượng thì thật: khẳng định, không chối cải được, vì cụ thể qua tiền ngũ căn. Có hiện diện con bò hay không có hiện diện con bò chỉ là đối tượng vô thường, nhưng cái Biết vẫn hằng hữu. Đối tượng thì luôn phủ định, và tánh Biết vẫn khẳng định.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Tứ Vô Lượng Tâm

Trong việc tu tập sự rèn luyện trí tuệ là cần yếu soi sáng vô minh u tối để mở ra con đường sáng chiếu rọi cho giới luật rõ ràng mà thúc liễm thân tâm, miên mật mới có thể thoát khỏi mọi cám dỗ của dục lạc vì vô minh là gốc luân hồi. Ðạo Phật lấy Từ Bi và Trí Tuệ làm căn bản cho việc tu tập. Trong vấn đề tự giác và giác tha đó, khi người tu sĩ tự mình giác ngộ rồi mới có cơ may giúp ích được người khác. Từ Bi là hình thức tu sĩ phải lột bỏ cái bản ngã của mình có mà phục vụ tha nhân. Thiền định là con đường tối ưu thanh lọc và đoạn tận các lậu hoặc cũng như các việc bất thiện khác để trở thành tâm thánh thiện an tịnh vượt khỏi mọi hệ lụy đến sanh tử ưu khổ của thế gian...

Trong việc tu tập sự rèn luyện trí tuệ là cần yếu soi sáng vô minh u tối để mở ra con đường sáng chiếu rọi cho giới luật rõ ràng mà thúc liễm thân tâm, miên mật mới có thể thoát khỏi mọi cám dỗ của dục lạc vì vô minh là gốc luân hồi. Ðạo Phật lấy Từ Bi và Trí Tuệ làm căn bản cho việc tu tập. Trong vấn đề tự giác và giác tha đó, khi người tu sĩ tự mình giác ngộ rồi mới có cơ may giúp ích được người khác. Từ Bi là hình thức tu sĩ phải lột bỏ cái bản ngã của mình có mà phục vụ tha nhân. Thiền định là con đường tối ưu thanh lọc và đoạn tận các lậu hoặc cũng như các việc bất thiện khác để trở thành tâm thánh thiện an tịnh vượt khỏi mọi hệ lụy đến sanh tử ưu khổ của thế gian. Trong các pháp tu tập ấy, Phật dạy trước tiên phải dẹp bỏ tự ngã của mình mà trau dồi phẩm hạnh từ bi và rèn luyện tâm trí. Trong phạm vi bài này, tứ vô lượng tâm được đặc biệt chú tâm sâu sắc đối với người cư sĩ hay tu sĩ.