Hiển thị các bài đăng có nhãn Luân hồi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Luân hồi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

GIẢI ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC NGHI VẤN VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUẢ LUÂN HỒI

H.T Thích Thiện Hoa

Từ trước đến nay, chúng tôi chỉ trình bày những điểm chính của giáo lý Nhân quả Luân hồi, mà không đi sâu vào chi tiết, và để sự trình bày được rõ ràng, có mạch lạc, chúng tôi đã tạm gác lại tất cả những thắc mắc, nghi vấn có thể hiện ra nhiều lần trong đầu óc quý vị, khi đọc các đoạn trước. Đến đây, sau khi trình bày xong xuôi những nét chính của giáo lý Nhân quả Luân hồi, chúng tôi xin lần lượt giái đáp những thắc mắc, hay nghi vấn trong vấn đề này:


1.- Có người hỏi rằng: Nhân quả là một luật tự nhiên rất công bằng đứng đắn, sao có người cả đời hiền từ, mà lại gặp lắm tai nạn, khổ sở, trái lại những người hung ác sao lại vẫn an lành?

Đáp: - Chắc quý vị chưa quên trong chương nói về nghiệp, chúng tôi đã trình bày rằng xét về thời gian, nghiệp có chia ra làm ba thứ:
a. Hiện báo: Quả báo hiện tiền, như mình đánh người, bị người đánh ngay; hay ăn cơm thì no, uống nước liền đỡ khát.
b. Sanh báo: Đời nay tạo nhân, qua đời sau mới thọ quả báo, như làm một tội ác gì, ngay khi ấy không ai biết mà bắt, đến lâu sau việc ấy mới tiết lộ và người làm ác mới đền tội.
c. Hậu báo: Đời nay tạo nhân, mà các mấy đời sau mới chịu quả báo, Như ngài Ngộ Đạt quốc sư, đời trước làm quan tên là Viên Án, vì giết Triệu Thố, mà đến mười đời sau mới chịu quả báo.
Vậy nếu có người trong đời hiện tại, làm việc hung ác, mà được an lành là do kiếp trước họ tạo nhân hiền từ, còn cái nhân hung ác mới tạo trong đời hiện tại, thì trong tương lai hay qua đời sau, họ sẽ chịu quả báo. Cũng như người năm nay ăn chơi, không làm gì hết mà vẫn no đủ, là nhờ năm rồi họ có làm, có tiền của để dành vậy. Cái nhân ăn chơi, không làm năm nay thì sang năm họ sẽ chịu quả đói rách.

Còn người dữ đời nay hiền từ, làm các điều phước thiện mà vẫn gặp tai nạn, khổ sở là do đời trước, họ tạo những nhân không tốt. Cái nhân hiền từ đời nay, qua đời sau họ sẽ hưởng quả vui. Cũng như có người tuy năm nay siêng năng làm ruộng, mà vẫn thiếu hụt là vì nhân ăn chơi năm vừa rồi. Cái nhân siêng năng năm nay, sang năm họ sẽ hưởng quả sung túc. Do đó, cổ nhân có nói:
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,
Chỉ tranh lai tảo dữ lai trì.
(Nghĩa là: Việc lành hay việc dữ đều có quả báo, chỉ khác nhau đến sớm hay muộn mà thôi).

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

LUÂN HỒI

HT Thích Thiện Hoa

I.- ĐỊNH NGHĨA 

Luân hồi dịch ở tiếng Phạn là Samsara (lưu chuyển). Theo chữ Hán thì luân là bánh xe, hồi là xoay tròn. Hình ảnh bánh xe quay tròn là một hình ảnh rất rõ ràng mà Phật đã dùng để hình dung sự xoay chuyển lên xuống của chúng sinh trong sáu cõi (lục đạo) và sự tiếp nối sinh tử, tử sinh không cùng tận trong sáu cõi ấy. Luân hồi hay Samsara là một danh từ, một hình ảnh do Phật đặt ra, nhưng cái nội dung của nó là một sự thật, một trạng thái có thật trong cõi đời, có thể chứng nghiệm được, chứ không phải là một lý thuyết xây dựng trong không tưởng. Khi chúng ta đã chứng nghiệm được luật nhân quả trong vũ trụ, thì chúng ta cũng phải công nhận sự luân hồi, luân hồi chẳng qua là nhân quả liên tục, nhưng vì khi nó biến, khi hiện, khi lên, khi xuống, khi mất, khi còn, khi thay hình đổi dạng, nên chúng ta tưởng như gián đoạn và không ảnh hưởng chi phối lẫn nhau.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Giải đáp những thắc mắc nghi vấn về vấn đề Nhân quả Luân hồi

Thích Thiện Hoa


Giải đáp những thắc mắc nghi vấn về vấn đề Nhân quả Luân hồi

Từ trước đến nay, chúng tôi chỉ trình bày những điểm chính của giáo lý Nhân quả Luân hồi, mà không đi sâu vào chi tiết, và để sự trình bày được rõ ràng, có mạch lạc, chúng tôi đã tạm gác lại tất cả những thắc mắc, nghi vấn có thể hiện ra nhiều lần trong đầu óc quý vị, khi đọc các đoạn trước. Đến đây, sau khi trình bày xongxuôi những nét chính của giáo lý Nhân quả Luân hồi, chúng tôi xin lần lượt giái đáp những thắc mắc, hay nghi vấn trong vấn đề này:

1.- Có người nghĩ rằng: Nhân quả la một luật tự nhiên rất công bằng đứng đắn, sao có người cả đời hiền từ, mà lại gặp lắm tai nạn, khổ sở, trái lại những người hung ác sao lại vẫn an lành?

Đáp: - Chắc quý vị chưa quên trong chương nói về nghiệp, chúng tôi đã trình bày rằng xét về thời gian, nghiệp có chia ra làm ba thứ:

a) Hiện báo: Quả báo hiện tiền, như mình đánh người, bị người đánh ngay; hay ăn cơm thì no, uống nước liền đỡ khát.

b) Sanh báo: Đời nay tạo nhân, qua đời sau mới thọ quả báo, như làm một tội ác gì, ngay khi ấy không ai biết mà bắt, đến lâu sau việc ấy mới tiết lộ và người làm ác mới đền tội.

c) Hậu báo: Đời nay tạo nhân, mà các mấy đời sau mới chịu quả báo, Như ngài Ngộ Đạt quốc sư, đời trước làm quan tên là Viên Án, vì giết Triệu Thố, mà đến 10 đời sau mới chịu quả báo.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

NHỮNG BẰNG CHỨNG LUÂN HỒI Ở ẤN ĐỘ

Thích Thiện Hoa

I.- MỘT CHUYỆN LUÂN HỒI Ở ẤN ĐỘ:

Cách đây vài chục năm, tờ báo Mai có chụp hình và đăng một câu chuyện như sau:

Tại Ấn Độ, ở thành Delhi, có một cô gái 8 tuổi tên Phanti Devi. Cô đã nhiều lần khóc lóc với cha mẹ đòi về thành Mita thăm chồng là một giáo viên. Thành Delhi các thành Mita trên 200km. Cha mẹ cô gái lấy làm lạ mời một phóng viên nhà báo đến để nhờ anh điều ra giùm.

Phóng viên nhà báo đến hỏi, thì được cô cho trả lời rằng: cô là vợ của một giáo viên, ăn ở với nhau sanh được một đứa con. Khi đứa con lên 11 tuổi thì cô lâm bịnh từ trần. Người phóng viên hỏi xem cô ta có gì làm bằng chứng không? Cô trả lời là cô có để lại vàng bạc cà đồ đạc chôn ở chỗ nọ chỗ kia ... và cô còn nhớ rõ có một cái quạt do người chị em bạng tặng, trên quạt có ghi lại mấy dòng chữ, rồi cô đọc mấy dòng chữ ấy cho phóng viên chép vào sổ tay.

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

LUÂN HỒI

HT. Thích Thiện Hoa

(Trích từ Phật Học Phổ Thông)

A. MỞ ĐỀ

Vấn đề mất cón, sống chết là một vấn đề vô cùng quan trọnhg, từ xưa đến nay đã làm băn khoăn, thắc mắc không biết bao nhiêu người, đã làm hao tổn không biết bao nhiêu giấy mực. aạu trung, có hai thuyết làm cho người ta chú ý đến nhiều nhất:

Một thuyết cho rằng, loài người cũng như loài vật, một lần chết là mất hẳn, không còn gì tồn tại sau đó nữa: "Cát bụi, con người trở về với cát bụi".

Một thuyết chủ trương trái lại: loài người chết đi, nhưng linh hồn vẫn vĩnh viễn còn lại, để lên thiên đàng, thọ hưởng mãi mãi những sự khoái lạc, an vui, hay xuống địa ngục chịu cực hình mãi mãi.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Tột Cùng Của Luân Hồi Là Khổ Đau, Tột Cùng Của Phật Pháp Là An Lạc

Tác giả: Tsenzhab Serkong Rinpoche I, Longueuil, Quebec, Canada, August 19, 1980. Anh dịch: Alexander Berzin


Tất cả chúng sinh mong ước được vui vẻ, không ai mong cầu buồn rầu. Phật Pháp dạy những phương pháp để xa lánh khổ đau và đạt đến an lạc. Phật Pháp mà chúng ta thực tập là, nói một cách chữ nghĩa, là điều gì đấy ôm ấp chúng ta. Điều này có thể được giải thích trong nhiều cách. Nó ôm ấp chúng ta khỏi khổ đau và ôm ấp tất cả những nguồn cội của an lạc.

An lạc có thể hoặc là thân thể hay tinh thần. Cũng có hai loại khổ đau: thân thể và tinh thần. Nhiều người trong chúng ta, mặc dù chúng ta mong ước đạt đến an lạc, nhưng chúng ta mê mờ về những phương pháp để đạt đến điều này. Những phương pháp mà chúng ta sử dụng đưa chúng ta đến khổ đau.