Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Minh Châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Minh Châu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Trí tuệ trong Đạo Phật

HT. Thích Minh Châu

Mục đích của Đạo Phật là diệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạc và hạnh phúc. Mục đích của Đạo Phật là giải thoát và giác ngộ, và chỉ có trí tuệ (Pannà) mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoát và giác ngộ.

Do vậy giai trò của người có trí và vai trò của trí tuệ chiếm cứ vị trí then chốt trong mọi lời dạy của Đức Bổn Sư chúng ta. Và chúng ta có thể nói Đạo Phật là đạo của người trí, là đạo của tuệ giác để tìm cho được một định nghĩa thỏa đáng cho Đạo Phật.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Mười thiện nghiệp và mười ác nghiệp

Thích Minh Châu

Việc thực hiện con đường đi ra khỏi tham, sân, si, luôn luôn được đức Phật quan tâm và khuyến khích chư đệ tử của mình hành trì để từ đó các pháp an lạc được tăng trưởng và các pháp khổ đau được diệt trừ.

Nếu không khéo hành trì thì không những các khổ đau tăng trưởng mà các thiện pháp cũng bị tiêu trừ. Ðể giới thiệu cho chúng ta có một phương pháp hướng thượng đó, trong kinh Saleyyaka (Trung bộ, kinh số 41), đức Thế Tôn chỉ dạy cho chúng ta hành mười thiện nghiệp và loại trừ mười ác nghiệp.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Giới thiệu pháp Thiền Nguyên thủy của Đức Phật


       

Giới thiệu pháp Thiền Nguyên thủy của Đức Phật

Hòa thượng Thích Minh Châu



Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của đức Phật khi ngài chưa thành Đạo, khi Ngài thành Đạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn. Tiếp đến chúng tôi giới thiệu pháp môn Thiền ngang qua những lời dạy của Ngài trong kinh điển, chú trọng giới thiệu pháp môn Thiền như là một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng có thể ứng dụng ngay trong đời sống hiện tại, vừa là một tiến trình đưa đến giải thoát và giác ngộ. Cuối cùng, chúng tôi xin giới thiệu một pháp môn Thiền: Pháp môn Anapànasati, niệm hơi thở vô hơi thở ra, một Pháp môn Thiền nguyên thủy do đức Phật giảng dạy, một pháp môn Chỉ quán, Định Tuệ song tu mà mọi người có thể thực hành, ngay trong hiện tại đối với bản thân mình.
Mọi trình bày của chúng tôi đều nêu rõ xuất xứ, trích từ trong Kinh tạng Pàli nào, để xác chứng đó là những lời dạy của đức Phật, chứ không phải là những sản phẩm tưởng tượng của diễn giả, và giúp cho những ai muốn tự mình nghiên cứu tư liệu cũng có thể truy nguyên đến nguồn gốc một cách chính xác.