Hiển thị các bài đăng có nhãn vô minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vô minh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Khái niệm về Vô Minh trong Phật Giáo

Khái niệm về Vô Minh trong Phật Giáo

NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

KHÁI NIỆM VỀ VÔ MINH
TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong

Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác Ngộ là Trí Tuệ, và đối nghịch với Trí Tuệ là Vô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh. Vô Minh mang lại khổ đau và Giác ngộ thì mang lại sự Giải Thoát. Trí Tuệ là liều thuốc để hóa giải Vô Minh tức để loại bỏ khổ đau. Chính vì thế mà vô minh là một khái niệm vô cùng quan trọng trong giáo lý nhà Phật  bởi lẽ nếu không hiểu được vô minh là gì thì quả thật là khó mà loại bỏ được nó. Vô minh được kinh sách đề cập trong ba trường hợp khác nhau:
   - Vô minh là nọc độc thứ nhất trong số ba nọc độc gọi là Tam Độc: đấy là sự đần độn hay u mê (moha - si mê); sự thèm khát và bám víu (raga - tham lam) và hận thù (krodha - sân hận). U mê (moha - ignorance - si mê) sẽ đưa đến những hành động ngu đần và sai lầm, mang lại những xúc cảm bấn loạn trong tâm thức.
   - Vô minh (avidya/avijja) là "nút thắt" hay cái "khoen" đầu tiên trong số mười hai "nút thắt" của chuỗi dài lôi kéo và tương tác gọi là "Thập nhị nhân duyên", trói buộc chúng sinh trong thế giới luân hồi. Cái nút thắt đầu tiên ấy còn được gọi là vô minh nguyên thủy (sahajavidya), tức sự kiện không hiểu biết về Tứ Diệu Đế, về quy luật nguyên nhân hậu quả (nghiệp) và không ý thức được sự hiện hữu trói buộc của chính mình.

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Một câu chuyện về vô minh

Một câu chuyện về vô minh


NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

MỘT CÂU CHUYỆN VỀ VÔ MINH


Đức Phật có kể một câu chuyện như sau : 
            
Có một anh thương gia cưới một người vợ xinh đẹp. Họ sống với nhau và sinh ra một bé trai kháu khỉnh. Nhưng người vợ lại ngã bịnh và mất sau đó, người chồng bất hạnh dồn tất cả tình thương vào đứa con. Đứa bé trở thành nguồn vui và hạnh phúc duy nhất của anh. Một hôm, vì việc buôn bán anh phải rời khỏi nhà, có một bọn cướp kéo đến đốt phá và cướp sạch cả làng, bắt cả đứa con của anh mang đi, lúc ấy đứa bé mới lên năm tuổi. Khi trở về, trước cảnh tang thương và điêu tàn, anh thương gia đau khổ vô ngần. Lúc bới những đống vật liệu cháy dở còn ngổn ngang ở nền nhà, anh tìm thấy xác một đứa bé cháy đen. Ngỡ là xác của con mình, anh bứt tóc, đấm ngược than khóc thật thảm thương và không sao nguôi ngoa được. Sau đó anh đem xác đứa bé đi hỏa táng rồi lấy một ít tro gói vào một mảnh lụa quý. Anh đeo gói tro ấy vào người, dù đang làm việc, đang ăn hay đang ngủ anh cũng không rời gói lụa. Thỉnh thoảng anh vẫn ngồi yên một mình để nhớ và thương con, và mỗi lần như thế anh lại khóc thật lâu.
     

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Tai hại của vô minh và vọng tưởng

Lama Zopa Rinpoche 
Minh Chánh chuyển ngữ

Khi tâm bạn nhận biết cái chuông, thì nó không thấy một cái chuông đơn thuần bị tâm quy ước. Nó thấy một cái gì đó nhẹ nhàng vượt xa hơn, thậm chí nhẹ nhàng đến nổi hơn cả điều đó.

Vô minh

Khi tâm bạn nhận biết cái chuông, thì nó không thấy một cái chuông đơn thuần bị tâm quy ước. Nó thấy một cái gì đó nhẹ nhàng vượt xa hơn, thậm chí nhẹ nhàng đến nổi hơn cả điều đó. Nó thấy một vật tồn tại từ bên cạnh của cái chuông, một vật tồn tại từ phương diện của chính nó, từ khía cạnh của đối tượng. Nếu tập trung chú ý, nếu phân tích cẩn thận cách mà cái chuông tồn tại là do tâm quy ước, thì bạn có thể thấy không có gì xuất phát từ khía cạnh của cái chuông. Khi quán chiếu sâu sắc về ý nghĩa của “chỉ đơn thuần do tâm quy ước”, bạn có thể thấy rõ không có gì tồn tại từ khía cạnh của đối tượng. Khi tập trung chú ý vào điều này, bạn thấy rõ cách thức mà sự tồn tại của nó chỉ xuất phát từ tâm của mình.

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Tai hại của vô minh và vọng tưởng

Lama Zopa Rinpoche 
Minh Chánh chuyển ngữ

Khi tâm bạn nhận biết cái chuông, thì nó không thấy một cái chuông đơn thuần bị tâm quy ước. Nó thấy một cái gì đó nhẹ nhàng vượt xa hơn, thậm chí nhẹ nhàng đến nổi hơn cả điều đó.

Vô minh

Khi tâm bạn nhận biết cái chuông, thì nó không thấy một cái chuông đơn thuần bị tâm quy ước. Nó thấy một cái gì đó nhẹ nhàng vượt xa hơn, thậm chí nhẹ nhàng đến nổi hơn cả điều đó. Nó thấy một vật tồn tại từ bên cạnh của cái chuông, một vật tồn tại từ phương diện của chính nó, từ khía cạnh của đối tượng. Nếu tập trung chú ý, nếu phân tích cẩn thận cách mà cái chuông tồn tại là do tâm quy ước, thì bạn có thể thấy không có gì xuất phát từ khía cạnh của cái chuông. Khi quán chiếu sâu sắc về ý nghĩa của “chỉ đơn thuần do tâm quy ước”, bạn có thể thấy rõ không có gì tồn tại từ khía cạnh của đối tượng. Khi tập trung chú ý vào điều này, bạn thấy rõ cách thức mà sự tồn tại của nó chỉ xuất phát từ tâm của mình.

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

VÔ MINH & KHOA HỌC NÃO BỘ

Thái Minh Trung, M.D

Vô minh là một danh từ phát xuất từ Phật giáo. Dân gian ai đi chùa thì ít ra cũng quen thuộc với khái niệm “tham, sân, si”. Si mê hay vô minh nói lên một tâm trạng thiếu sáng suốt đưa đến những hành động tội lỗi trái luân lý. Khi học đạo, người ta nghĩ rằng vô minh chỉ là một khái niệm có lẽ nghiêng về luân lý (ethics) nhiều hơn là khoa học. Gần đây, khi khoa học và tâm lý học phát triển, người ta mới bắt đầu hiểu rằng vô minh có cơ sở khoa học.