Hiển thị các bài đăng có nhãn Đạo Pháp của Đức Phật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đạo Pháp của Đức Phật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Tóm lược Đạo Pháp của Đức Phật | QUYỂN SÁCH CHO NHÂN LOẠI




BUDDHADASA 
QUYỂN SÁCH CHO NHÂN LOẠI

Tóm lược Đạo Pháp của Đức Phật
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2012

Lời giới thiệu của người dịch

            Đại sư Ajahn Buddhadasa Bhikkhu (1906-1993) - tên gọi có nghĩa là "người tỳ kheo phục vụ cho Đức Phật" - xuất gia khi vừa hai mươi tuổi và tu học trong một ngôi chùa tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Thế nhưng không lâu ngay sau đó ông đã nhận thấy sự sinh hoạt trong chùa cũng như bối cảnh nơi đô thị không thích hợp với ông nên bèn trở về quê ở miền nam Thái Lan. Tìm được một ngôi chùa hoang phế, ông chỉnh trang lại ngôi chùa này và tự tu tập một mình.

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

SỰ VƯỢT THOÁT RA KHỎI THẾ GIỚI

Chương 09 SỰ VƯỢT THOÁT RA KHỎI THẾ GIỚI


BUDDHADASA 
QUYỂN SÁCH CHO NHÂN LOẠI

Tóm lược Đạo Pháp của Đức Phật
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2012


Chương IX 
SỰ VƯỢT THOÁT RA KHỎI THẾ GIỚI

           Phép thiền định vipassanâ là một phép luyện tập tâm thức nhằm mục đích nâng tâm thức lên một cấp bậc cao hơn, hầu giúp nó vượt thoát khỏi mọi khổ đau. Tâm thức nhờ vào sự hiểu biết minh bạch rằng không có gì đáng để thèm muốn, sẽ tự loại bỏ được mọi khổ đau; nhờ đó ta cũng sẽ không còn bị các vật thể của thế giới lôi cuốn vào những sự bám víu và ghét bỏ khác. Khi tâm thức đã nắm vững được sự hiểu biết siêu việt ấy thì sẽ vượt lên được các điều kiện trói buộc của con người và đạt được một cấp bậc mà người ta gọi là "lãnh vực siêu-thế-tục" (lokuttara-bhûmi).
            Muốn hiểu được lãnh vực siêu-thế-tục là gì thì trước hết phải hiểu được những gì trái ngược lại với nó, tức đấy là lãnh vực thế-tục (lokiya-bhûmi).  Lãnh vực thế-tục bao gồm tất cả các cấp bậc mà nơi đó tâm thức còn có thể bị chi phối bởi các thứ vật thể của thế giới (ngũ uẩn và mọi hiện tượng trong thế gian này). Nói một cách ngắn gọn thì thế giới gồm có ba cấp bậc là: cấp bậc của giác cảm (kâmâvacara-bhûmi) tức là cấp bậc mà tâm thức tìm thấy sự thỏa mãn qua các thứ thích thú đủ mọi loại; cấp bậc hình tướng (rûpavacara-bhûmi) là cấp bậc mà tâm thức chán ghét các đối tượng giác cảm, tuy nhiên vẫn còn tiếp tục tìm thấy sự thỏa mãn qua các thể dạng khác nhau của sự tập trung hướng vào các đối tượng hình tướng; và sau cùng là cấp bậc vô-hình-tướng (arûpavacara-bhûmi), là cấp bậc cao nhất của tâm thức khi nó tìm thấy sự thỏa mãn với những gì tuyệt hảo và sự an bình mang lại từ sự tập trung vào các đối tượng khác hơn là hình tướng (trên đây là cách định nghĩa của đại sư Buddhadasa về "tam giới" : dục-giới, sắc-giới, và vô-sắc-giới, và chúng ta thấy rằng đại sư Buddhadasa quan niệm đấy là ba thể dạng bên trong tâm thức và không phải là ba cõi thuộc bên ngoài con người như người ta thường hiểu). Hầu hết tất cả chúng sinh đều thuộc vào ba cấp bậc tâm thần ấy. Dù đấy là con người, thiên nhân, các vị trời, thú vật hay chúng sinh nơi địa ngục, thì tất cả đều gồm chung trong ba cấp bậc thế tục ấy. Tâm thức của một chúng sinh có thể luân phiên trú ngụ hoặc trong cấp bậc này hoặc trong một cấp bậc khác trong số ba cấp bậc trên đây; đấy không phải là một chuyện không thể xảy ra được, mà thật ra đấy là những gì thật tự nhiên (thí dụ ta đang bị hận thù và giận dữ xâm chiếm thì tâm thức ta thuộc vào cấp bậc dục giới của giác cảm đơn thuần - chẳng hạn như hàng thú vật - , nếu ta phát lộ được lòng nhân từ và tìm thấy sự thanh thản và an bình thì tâm thức ta lại chuyển sang cấp bậc của cõi hình tướng chẳng hạn - sắc giới -, cũng nên hiểu thêm là thể dạng vô sắc giới thì khó hơn nữa). Thật vậy trên bình diện tổng quát, ta luôn có xu hướng rơi vào cấp bậc giác cảm thiếu sự tập trung một cách thật tự nhiên, bởi vì thông thường tâm thức con người luôn bị tác động và ảnh hưởng bởi những thứ thích thú mang lại từ màu sắc, hình tướng, âm thanh, mùi, vị và sự đụng chạm thân xác. Tâm thức chỉ có thể thoát khỏi được những sự thu hút ấy trong một vài trường hợp thật hiếm hoi để cảm nhận được sự bình lặng và phúc hạnh phát sinh từ sự tập trung vào các hình tướng hay các thể dạng vô-hình-tướng (các đối tượng vật chất hay phi-phật-chất)- tất cả tùy thuộc vào sức mạnh tập trung của tâm thức.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

BA ĐẶC ĐIỂM MANG TÍNH CÁCH TOÀN CẦU

Chương 03 BA ĐẶC ĐIỂM MANG TÍNH CÁCH TOÀN CẦU


BUDDHADASA 
QUYỂN SÁCH CHO NHÂN LOẠI

Tóm lược Đạo Pháp của Đức Phật
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2012


Chương III 
BA  ĐẶC ĐIỂM  MANG TÍNH CÁCH TOÀN CẦU

             Đến đây chúng ta cũng nên đi sâu hơn về ba đặc điểm chung cho tất cả mọi sự vật: đấy là vô thường, sự bất toại nguyện (khổ đau) và vô-ngã.
            Tất cả mọi sự vật đều biến động trong thế giới này, không có gì lại không đổi thay. Đối với những ai đã nhận thấy được minh bạch bản chất của vô thường thì người ấy cũng sẽ hiểu rằng tất cả mọi vật thể chỉ là bất toại nguyện, thất vọng và vỡ mộng. Không có thứ gì, bất cứ một thứ gì, có thể bảo rằng nó thuộc về của ta trong cái thế gian này. Các sự vật dưới một tầm nhìn thiếu hiểu biết sẽ hiện ra có vẻ như là mang tính cách "cá nhân", thế nhưng khi cái nhìn của ta được khai mở và trở nên chính xác hơn thì ta cũng sẽ hiểu rằng chúng không hề hàm chứa một thực thể mang tính cách cá nhân nào cả.
            Trong giáo lý của Ngài, Đức Phật nhấn mạnh hơn hết đến ba đặc điểm trên đây. Toàn bộ giáo huấn của Ngài có thể tóm lược thật ngắn gọn: đấy là sự quán thấy sâu xa về vô thường, sự bất toại nguyện và tính cách vô-ngã. Các đặc tính này đôi khi được nêu lên một cách trực tiếp và rõ ràng, hoặc đôi khi cũng được trình bày bằng các thuật ngữ khác nhau, thế nhưng trên căn bản thì lúc nào cũng nói lên một sự thật duy nhất. Vô thường đã được nhắc đến trước cả thời kỳ của Đức Phật, thế nhưng khái niệm này không hề được khai triển sâu xa như Đức Phật đã thuyết giảng. Bất toại nguyện (khổ đau) cũng thế, điều này cũng đã được thuyết giảng từ trước, thế nhưng đấy chỉ là những gì thật hời hợt và sơ sài. Sự bất toại nguyện ấy không hề được phân tích dựa vào quy luật nguyên nhân và hậu quả, và cũng không có một lời giáo huấn nào trước đó được nêu lên nhằm giúp loại bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn sự bất toại nguyện đó. Chưa từng có vị thầy nào trước Đức Phật hiểu được bản chất đích thật của các vật thể, chính Đức Phật đã nêu lên điều này khi Ngài vừa đạt được Giác Ngộ. Riêng đối với vấn đề vô-ngã thì duy nhất chỉ có Phật Giáo thuyết giảng mà thôi. Đức Phật là vị Thầy duy nhất đã hoàn toàn quán thấy một cách sâu xa mọi sự vật "là như thế", tức bản chất đích thật của mọi vật thể, và đã giảng rằng bất cứ ai khi đã hiểu được rằng đấy "là như thế" thì cũng sẽ hiểu rằng không có gì, bất cứ một thứ gì, là cái "ngã" hay thuộc vào của "tôi".