Hiển thị các bài đăng có nhãn Matthieu Ricard. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Matthieu Ricard. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Suy Tư Về Vô Thường Và Cái Chết

Suy Tư Về Vô Thường Và Cái Chết


  • Hoang Phong
  • Matthieu Ricard

Share on facebook

SUY TƯ VỀ VÔ THƯỜNG VÀ CÁI CHẾT
Matthieu Ricard biên dịch 
(Hoang Phong chuyển ngữ)

"Cái chết không nấn ná để chờ xem những gì ta đã làm 
và những gì ta sẽ còn phải làm"
Tịch Thiên (Shantideva)


chemins-spirituels-petite-covermatthieu-ricard-01Tháng 10 năm 2010 vừa qua, nhà xuất bản Nil vừa phát hành một quyển sách rất công phu dầy hơn 400 trang của nhà sư người Pháp, Matthieu Ricard, góp nhặt những đoạn hay nhất trong kinh sách Tây tạng mà ông có dịp chuyển ngữ từ vài chục năm nay. Dưới đây là bản dịch một chương ngắn liên quan đến vô thường và cái chết. Sách mang tựa đề là "Những con đường tâm linh, tuyển tập nhỏ về những đoản văn xuất sắc nhất của kinh sách Tây tạng" (Chemin spirituels, Petite anthologie des plus beaux textes tibétains). 
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay. Chẳng có gì đáng buồn hơn khi thấy đôi bàn tay trắng vào cuối đời mình. Hãy ý thức sự quý báu của từng giây phút trong cuộc sống. Nên sử dụng những giây phút ấy một cách hữu hiệu hầu mang lại sự tốt lành cho ta và cho người khác. Trước hết phải xóa bỏ mọi ảo giác khiến ta tin rằng "còn cả một cuộc đời trước mặt". Sự sống của ta trôi đi như một giấc mơ, một lúc nào đó nó sẽ dừng lại mà ta không hề hay biết. Không nên nấn ná hãy sử dụng những giây phút còn lại một cách thiết thật nhất để khỏi hối hận khi lìa đời. Tu tập để phát huy những phẩm tính nội tâm không bao giờ là một việc quá sớm.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Vấn đề thời gian dưới cái nhìn của Phật giáo và Khoa học


Minh Chi 



Thầy Matthieu Ricard
Trong cuộc đối thoại về mối tương quan và điểm gặp gỡ giữa khoa học với Phật giáo dưới đây, giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn học nổi tiếng người Việt quốc tịch Mỹ đã nói không úp mở rằng, các vấn đề về thời gian và phương hướng vận động của nó còn lâu mới được giải quyết và còn bị bao bọc trong một màn sương mù dày đặc. Vì chính giáo sư Thuận đã thừa nhận như vậy, cho nên trong bài giới thiệu này, tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề mà các nhà vật lý học hiện đại nói chung đã đồng thuận, tránh những vấn đề còn đang rối rắm, và hạn chế bài giới thiệu chủ yếu vào quan điểm của Phật giáo đối với thời gian, do thầy Matthieu Ricard trình bày. Đó cũng là phần trong bài có ích nhiều nhất đối với các Phật tử Việt Nam chúng ta. 
GS. Trịnh Xuân Thuận
Ngành vật lý hiện đại đã chuyển từ khái niệm thời gian tuyệt đối và phổ quát của Newton sang khái niệm thời gian tương đối và mềm dẻo, uyển chuyển của Einstein, thời gian có thể biến đổi chậm hay nhanh theo sự di chuyển của ngưòi quan sát, và cường độ của trọng trường nơi người quan sát đang đứng.

Ngoài ra, còn có sự phân biệt mà mọi người chúng ta đều cảm nhận giữa thời gian vật lý và thời gian tâm lý. Dựa vào lý gì mà đạo Phật bác bỏ thời gian tuyệt đối, và dùng thời gian tâm lý để khích lệ cuộc sống tâm linh. Phải chăng thời gian chỉ là một cấu trúc của tâm thức?

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Bí quyết để trở thành người hạnh phúc nhất thế giới


Các nhà thần kinh học của Mỹ, sau nhiều cuộc thử nghiệm, đã tìm ra được người hạnh phúc nhất trên thế giới. Đó chính là một nhà nghiên cứu về tế bào di truyền đã từ bỏ cuộc sống hiện đại, phù hoa để lên đương tới Tây Tạng, trở thành nhà tu hành Phật giáo và là thị giả của Đức Đạt Lai Lạt Ma.


Làm thế nào để tất cả chúng ta có được hạnh phúc? Ông cho rằng, chúng ta có thể huấn luyện tâm trí mình theo những thói quen đem lại hạnh phúc để có được cảm giác thanh thản và mãn nguyện thật sự.