Hiển thị các bài đăng có nhãn Không. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

"Sắc – Không" trong Tâm kinh qua Trí Tuệ Bát Nhã

Thích Minh Đức

Sắc thân, cảnh vật, cảm xúc, nhận thức, suy tư và phân biệt chỉ có trong một giai đoạn nào đó của hợp duyên qua lộ trình nhân quả sinh trụ dị diệt mà thôi nên gọi là không thực ngã, không thực tánh.

Trên đỉnh cao của tâm thức suy tư quán triệt về thân phận con người và thế giới ngoại tại vẫn còn triền miên mỗi ngày càng mở rộng, mỗi ngày một khám phá mới.

Nhận thức xưa nay về con người qua cái nhìn tổng thể, như một tổng hợp của "ngũ uẩn" (sắc thọ tưởng hành thức). Sắc như thế giới ngoại tại và tự thân con người bao gồm đất nước gió lữa không, còn thọ tưởng hành thức như tính sinh động con người gồm buồn vui, tư tưởng, vận hành tâm tư và nhận thức.

Khi còn nhận thức trong thế giới đối đải có không, sanh diệt, dơ sạch, tăng giảm v.v. . là còn sống trong khổ dau muôn màu.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Đại Thừa Phật Giáo chấp Không. Chân như hay Niết Bàn chỉ là không không

Tôi được đọc một quyển sách của một pháp sư người Trung Hoa (bản dịch) và một quyển sách khác của một vị ni sư người Việt không nhớ rõ tên. Cả hai vị đều cho rằng Đại Thừa Phật Giáo chấp Không. Chân như hay Niết Bàn chỉ là không không, chẳng có gì hết. Vậy xin ban biên tập TVHS vui lòng cho chúng tôi biết quan điểm?

(1) Cho rằng “Đại Thừa Phật Giáo chấp Không. Chân như hay Niết Bàn chỉ là không không, chẳng có gì hết.” là hoàn toàn không đúng. Ngài Bồ Tát Mã Minh là luận chủ của Luận Đại Thừa Khởi Tín đã luận biện rất rõ ràng là Đại Thừa Phật Giáo phá chấp Không.

Trong Luận Đại Thừa Khởi Tín, Ngài Mã Minh đã phá trừ 5 cái quan niệm sai lầm về chấp bản Ngã là thật và phá luôn quan niệm chấp thật về vũ trụ (chấp pháp) của chúng sinh phàm phu. Trong đó có việc phá trừ quan niệm sai lầm cho rằng Phật Giáo Đại Thừa chấp Không.

Hoà Thượng Thích Thiện Hoa đã giải thích lời của Ngài Mã Minh như sau:

[Bắt đầu trích dẫn]

“Chúng sanh chấp pháp thân của Phật có hình tướng như thế này, hoặc như thế kia v.v....Vì muốn phá các chấp sai lầm ấy, nên Phật nói: "Pháp thân của Phật rốt ráo vắng lặng, cũng như hư không".

Nghe trong kinh nói như vậy, chúng sanh trở lại chấp:"Hư không là pháp thân của Như Lai" vì phá cái chấp sai lầm này, nên Ngài Mã Minh giải thích rằng:"Hư không là cái không thật thể, do các sắc tướng mà thấy có hư không. Nếu không có sắc tướng thì cũng không có hư không. Cả sắc tướng và hư không đều do vọng tâm biến hiện; rồi chúng sanh lầm chấp là thật có. Nếu vọng tâm hết thì sắc tướng và hư không cũng không còn. Lúc bấy giờ bản thể chơn tâm hiện ra, rộng lớn bao la và trùm khắp tất cả. Đó là pháp thân thanh tịnh của Như Lai. Đây thuộc về phần tâm trí, không phải như hư không, không có tri giác.”

“…Chúng sanh thường lầm tưởng:"Các pháp thật có". Vì phá trừ quan niệm sai lầm ấy, nên trong kinh Phật nói:"các pháp thế gian hư giả không thật, cho đến các pháp xuất thế gian như Chơn như, Bồ Đề, Niết bàn v.v...rốt ráo cũng không có thật thể, vì không có các hình tướng".

Chúng phàm phu nghe nói như vậy không hiểu, trở lại chấp:"Chơn như hay Niết bàn v.v...là cảnh giới hư vô ảo tưởng, chẳng có chi hết".

Để đối trị sự chấp sai lầm này, nên Ngài Mã Minh Bồ Tát giải thích rằng:"Chơn như, Pháp thân hay Bồ Đề, Niết bàn không phải là cảnh giới ảo tưởng hư vô, không có gì cả, mà nó sẵn có đầy đủ vô lượng đức tánh, nhiều hơn số cát sông Hằng, như: thiện, thường, lạc, ngã, tịnh, giải thoát v.v....

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Diệu nghĩa chữ "Không"

Yêu chân lý có nghĩa là chịu đựng được hư không, và do đó, chấp nhận cả cái chết. Chân lý luôn nằm cận kề bên cái chết. (Aimer la vérité signifie supporter le vide, et par la suite accepter la mort. La vérité est du côté de la mort - Simone Weil)

Triết học Phật giáo cho rằng đời là bể khổ. Kinh điển chép rằng ngay sau khi giác ngộ, trong bài giảng đầu tiên, Đức Phật đã giảng về Tứ diệu đế, mà trong đó Khổ đế là chân lý được nêu lên trước tiên. Bài viết nhỏ này không bàn về ý nghĩa chữ khổ trong tư tưởng Phật giáo vì nội hàm rộng lớn của nó, mà chỉ muốn nói đến một khía cạnh nhỏ: Khổ không chỉ có nghĩa đơn thuần là khổ đau về vật chất mà nó có một ý nghĩa lớn hơn, đó là sự đấu tranh giữa cái tất yếu và khát vọng tự do. Cái chết là một điều tất yếu, nhưng ý chí con người lại khao khát đến sự vĩnh cửu trường tồn nên muốn kéo sinh mệnh dài đến vô tận, vô biên. Trường sinh bất tử - một khát vọng gây nên nỗi khổ căn nguyên cho cõi thế - vẫn mãi mãi là giấc mơ hư ảo của con người, giống như giấc mơ tìm ra một loại động cơ vĩnh cửu của các nhà vật lý trong những thế kỷ trước.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Sơ lược ý nghĩa chữ Không trong Đạo Phật

Tánh “không” là một trong các học thuyết quan trọng bậc nhất của Phật giáo và cũng là học thuyết bị người khác hiểu sai lầm nhiều nhất. Họ thường không hiểu rõ hay ngộ nhận ý nghĩa của hai chữ sắc và không trong đạo Phật. Họ lẫn lộn hoặc lợi dụng vào hiện tượng đồng âm dị tự trong tiếng Việt và Hán Việt, đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khác nội dung làm một, để bôi bác giáo lý của đạo Phật. Hai khái niệm đó là – phủ định từ “không” – đối lập với có, và tính “không” (sunyata) tức tính “không thực thể” của mọi sự vật hiện tượng.

Dẫn nhập

Tánh “không” là một trong các học thuyết quan trọng bậc nhất của Phật giáo và cũng là học thuyết bị người khác hiểu sai lầm nhiều nhất. Họ thường không hiểu rõ hay ngộ nhận ý nghĩa của hai chữ sắc và không trong đạo Phật. Họ lẫn lộn hoặc lợi dụng vào hiện tượng đồng âm dị tự trong tiếng Việt và Hán Việt, đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khác nội dung làm một, để bôi bác giáo lý của đạo Phật. Hai khái niệm đó là – phủ định từ “không” – đối lập với có, và tính “không” (sunyata) tức tính “không thực thể” của mọi sự vật hiện tượng. Ngoài ra, họ cũng vận dụng lối chơi chữ ngụy biện để đánh đồng hai khái niệm “khác nhau” khác có liên hệ mật thiết với hai khái niệm trên là Sắc (ruupa) là thuật ngữ Phật giáo chỉ cho vật thể, xác thân hay bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa và Không là chỉ cho trạng thái không thật hữu của Sắc, những vật thể hiện hữu là do những điều kiện khác hợp lại mà có, những nhân duyên này không hề có mang chút gì tính chất của vật thể ấy. Hai khái niệm này mang 2 nội dung khác nhau hoàn toàn, ấy thế nhiều tác giả có ác kiến với đạo Phật thường cố giải thích sai lệch cho chúng đồng nhau để xuyên tạc Phật giáo. Sau đây là vài giải thích sơ bộ về ý nghĩa chữ không trong đạo Phật.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Giữa Có và Không là… ?

TS Huệ Dân


Nhờ vào sự đối chiếu giữa cái Có và cái Không của vạn vật, bằng cái nhìn, cái nghe thường nghiệm và sự hiểu biết am tường về chân tướng của vũ trụ nhân sinh, thì con người ta có thê nhận định rõ một cái không thật trong thế giới hiện hữu của họ.

Có những việc trên đời người ta cứ ngỡ là Có, nhưng đó chính lại là Không, hoặc những chuyện người ta cho không bao giờ có thể Có, nhưng trên thực tế là Có. Có và Không, đến, rồi đi, cứ lặp đi lặp lại như một vòng xoáy bất tận. Trong cuộc sống thường ngày chữ Có và chữ Không, thực sự chúng chỉ là những thứ phổ biến bình thường tìm thấy rất nhiều, thông qua việc dùng năm giác quan của con người.

Chữ Có và chữ Không thường được xem như hai từ trái nghĩa, bởi vì chúng có khả năng làm nổi bật sự đối lập giữa hai mặt hay hai đối tượng nào đó một cách rõ rệt. Thí dụ: Có xa không? Không có xa. 

Theo sự sử dụng ngôn ngữ chữ Có được người ta dùng để chỉ định cho những trạng thái tồn tại nào đó giữa con người và các vạn vật trong thiên nhiên qua nhiều lãnh vực khác nhau…

Chữ Không thường được dùng để biểu thị cho ý phủ định theo một cách nói chung chung trong những sinh hoạt thường nhật của nhân loại. Tuy nhiên chữ Không cũng có những nghĩa khác nhau tùy theo cách dùng riêng qua dạng danh từ, phụ từ hay tính từ…

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

CHỮ “KHÔNG” TRONG NHÀ PHẬT

Lê Sỹ Minh Tùng

Trong Phật giáo thiền được xem là pháp môn phổ biến của đạo Phật, nhưng trên thực tế thiền được áp dụng trong tất cả mọi sinh hoạt của cuộc sống mà con người không hề để ý đến. Thí dụ trong các lãnh vực khoa học hiện đại thì danh từ thiền được hiểu là sự nghiên cứu để vận dụng tất cả mọi tư duy từng giai đoạn với mục đích tìm ra phương thức ứng dụng để phục vụ cho đời sống con người. Nếu sự nghiên cứu này có kết quả rốt ráo, thành tựu mỹ mãn có thể đem ra ứng dụng làm lợi ích cho cuộc đời thì sự nghiên cứu đó được gọi là “phát minh”. Nhưng tất cả những sự phát minh của khoa học, kỷ thuật là để phục vụ con người đối với thế giới vật chất để có cuộc sống dễ dàng, tiện nghi và đưa con người gần gủi với nhau hơn. Thí dụ khi các khoa học gia khám phá và phóng những vệ tinh vào quỷ đạo của địa cầu nên ngày nay ai ai cũng có điện thoại di động, có thể xem trực tiếp truyền hình trận đá banh vô địch thế giới trên TV ở bất cứ nơi nào. Chẳng hạn có một vị bác sĩ trước khi cho thuốc thì phải suy tư, thẩm xét để suy tìm ra căn bệnh của thân chủ mình do vậy chính vị bác sĩ này hằng ngày đã vô tình vào thiền định rất nhiều lần mà không hề hay biết. Một học sinh đang suy nghĩ để tìm cách giải một phương trình toán học, một bà nội trợ đang suy nghĩ phải nấu món ăn gì cho bửa cơm gia đình tối nay. Tóm lại thiền là sự tư duy, quán chiếu để thấu biết rốt ráo một đối tượng nào.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

CHỮ “KHÔNG” TRONG BÀI KINH BÁT NHÃ - H.T THÍCH THANH TỪ

H.T THÍCH THANH TỪ

Người tu chấp có, không thể tột được lý đạo. Nhưng dù chấp có nhiều như núi Tu Di vẫn không tai hại như chấp không bằng hạt cải. Đó là tai họa lớn. Vì vậy người xưa hay nhắc nhở chúng ta đừng nên chấp không, thế mà trong Bát Nhã nói cái gì cũng không hết. Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không sắc, thinh, hương, vị, xúc v.v... Trong kinh nói không mà các vị tiền bối bảo đừng chấp không. Vậy hai chữ không đó khác nhau chỗ nào? Đây là điều tôi muốn giảng trạch cho tất cả Tăng Ni, Phật tử nắm cho vững, để đường tu chúng ta không bị trở ngại lại còn có thể tiến nhanh hơn.

Muốn biết chữ Không trong kinh Bát Nhã hay cả hệ thống Bát Nhã, trước hết chúng ta phải nắm thật vững giáo lý nhân duyên. Người không nắm vững giáo lý nhân duyên thì không bao giờ hiểu được chữ Không trong kinh Bát Nhã. Chữ Không của Bát Nhã đứng vững là dựa trên lý nhân duyên, nếu lý nhân duyên là chân lý thì chữ Không cũng sẽ là chân lý.

Trước hết chúng ta thử xem xét các pháp trên thế gian này có pháp nào không phải nhân duyên sanh hay không? Như chúng ta nhìn thấy ngôi chùa, vậy ngôi chùa từ đâu mà thành? Ai cũng biết đều do nhân công, thợ, thầy, gạch, cát, đá, xi măng v.v... hợp lại thành ngôi chùa. Chớ không bao giờ bỗng dưng nó tự thành, phải đủ nhân, đủ duyên hội hợp mới có. Nhân duyên thì không phải một thứ mà rất nhiều thứ tụ hợp lại thành sự vật. Cũng vậy, tất cả muôn sự muôn vật trên thế gian này có cái nào vượt ngoài vòng nhân duyên đâu.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Trí Quang tự truyện: Không vẫn hoàn không


Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn – thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký. Người đem tiểu sử đời mình ra đánh bóng, trang hoàng, rao bán thì thành nhà… chính trị kinh doanh! Nhưng dẫu ở mức độ nào thì cũng khó lòng đem ra so sánh, cân đo khi không có cùng mẫu số. Cũng đều xuất phát từ con người làm điểm tựa, nhưng sẽ thiếu công bằng nếu đem những tứ đại kỳ thư, những áng kim cổ hùng văn hay thiên hạ danh văn để so với những bài thơ Thằng Bờm có cái quạt mo, những bài ca dao truyền miệng… vì mẫu số chung của cảm tính văn nghệ chẳng tương đồng. Tuy nhiên, trong ý nghĩa tinh túy nhất mà cũng rất thường tình của nhân sinh, “cái thích” hay sự cảm thụ và sáng tạo văn chương nghệ thuật thì không ai giống ai vì cái ngã sở chắn đường bít ngõ theo lối mòn một chiều“có thì có tự mảy may, khi không cả thế gian này cũng không!”. Từ đó dẫn tới cái thương, cái ghét càng lúc càng xa với những gì hiện thực “thương ai thương cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng!”

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Quán Không



Nhiên Như - Quảng Tánh



Cuộc sống con người vốn đầy dẫy những biến động, dịch chuyển. Trong đó, có không ít những đổi thay bất lợi, không như ý khiến chúng ta tuyệt vọng. Không ít người, chỉ sau một đêm thức dậy, cơ nghiệp tích cóp bấy lâu bỗng chốc hóa thành mây khói, những người thân thiết thì ngoảnh mặt quy lưng, còn chăng là chết lặng, cay đắng và ngậm ngùi. 

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Không là Duyên khởi

Hồng Dương
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định. Với lời tuyên thuyết của Bồ tát Long Thọ: “Các pháp do duyên khởi nên ta nói là Không” (Trung luận, XXIV.18), đa số học giả sử dụng Không và Duyên khởi như đồng nghĩa. Đó là điều D. T. Suzuki phản đối kịch liệt.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Chữ "Không" trong bài kinh Bát Nhã

H.T THÍCH THANH TỪ


Người tu chấp có, không thể tột được lý đạo. Nhưng dù chấp có nhiều như núi Tu Di vẫn không tai hại như chấp không bằng hạt cải. Đó là tai họa lớn. Vì vậy người xưa hay nhắc nhở chúng ta đừng nên chấp không, thế mà trong Bát Nhã nói cái gì cũng không hết. Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không sắc, thinh, hương, vị, xúc v.v... Trong kinh nói không mà các vị tiền bối bảo đừng chấp không. Vậy hai chữ không đó khác nhau chỗ nào? Đây là điều tôi muốn giảng trạch cho tất cả Tăng Ni, Phật tử nắm cho vững, để đường tu chúng ta không bị trở ngại lại còn có thể tiến nhanh hơn.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Quán không của Tam Luận

Đại sư Ấn Thuận


Thích Nguyên Chơn dịch
(Trích từ Diệu Vân Tập)

Không là pháp quán chung của Phật giáo, nhưng pháp quán của các nhà Trung Quán không giống với pháp quán của các tông phái khác. Luận Đại Trí Độ 12 nêu ra 3 loại Không là Phân phá không, Quán không và Thập bát không. "Phân phá không" tức là Tích pháp không (Không, do phân tích) mà tông Thiên Thai đã nói. Như lấy bông vải làm ví dụ, nếu phân tích sợi bông vải này đến cực vi, rồi phân tích đến lúc không còn cái gì để phân tích được nữa, tức hiện ra tướng Không, vì thế cực vi gọi là Lân hư.