Hiển thị các bài đăng có nhãn Đạo Sanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đạo Sanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Đạo Sanh & nguyên lý Phật tánh

Đạo Sanh (・ケ ・カ, khoảng 360-434) là một Phật học gia lỗi lạc của Phật giáo Trung Hoa. Đại sư sinh tại Bành Thành, xuất gia và tu học với Trúc Pháp Thái (319-387)(1) tại Kiến Khương. Khoảng năm 405 hoặc 406, sau khi trú tại Lô Sơn của Tuệ Viễn (・d ・・)(2) chừng 7 năm, Đạo Sanh bèn vân du đến Trường An(3) để theo học với Cưu-ma La-thập (Kumàrajìva, 344-413). Đại sư La-thập bấy giờ đã ở đó từ năm 401, với hơn 3 ngàn đệ tử quy tụ dưới trướng để tham học giáo nghĩa Đại thừa. Nhưng Đạo Sanh chỉ ở Trường An một thời gian ngắn, chỉ có 2 năm mà thôi. Thế nhưng, tuy thời gian kể như quá ngắn đó, cũng đủ để biểu lộ tài năng của Đạo Sanh qua việc ngài được đặt vào ngôi vị hàng đầu của "tứ kiệt"(4), đứng đầu Bát Hùng và Thượng thủ mười lăm đệ tử xuất chúng của La-thập.
Tuy tài danh như thế, nhưng ta không có chứng cứ rõ rệt nào về vai trò đặc biệt mà Đạo Sanh nắm giữ trong tiến trình, hay đóng góp vào những công cuộc dịch thuật chánh yếu của La-thập. Mặc dù Tăng Triệu ghi nhận rằng Đạo Sanh có tham dự trong việc dịch kinh Pháp Hoa của La-thập, nhưng không có tư liệu nào cho thấy Đạo Sanh bấy giờ là một khuôn mặt sáng giá hay là một phụ tá đắc lực của La-thập cả. 

Khi Đạo Sanh đến Trường An, thì công cuộc dịch thuật bộ Đại Trí Độ Luận (Mahàpràjna-pàramita-sàstra, Great Wisdom Treatise), gồm 100 quyển, hầu như đã hoàn tất. Từ năm 405 đến 408, thì một số kinh luận quan trọng khác cũng được dịch xong; gồm có: Duy Ma (Vimalakìrti-nirdesa), Pháp Hoa (Saddharma-pundarìka), và Tiểu phẩm Bát Nhã (Astasàhasrikà-prajnàpàramità). Cho nên không phải ngẫu nhiên mà trong những năm này, Đạo Sanh lại viết luận sớ cho ba bộ kinh trên, tuy rằng sớ giải cho Tiểu phẩm ngày nay không còn tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào.