Hiển thị các bài đăng có nhãn Vô ngã. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vô ngã. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Vô Ngã



Thích Trí Siêu

Mục lục

Phần II


Phần II

PHƯƠNG PHÁP TU

Tu tập về Vô Ngã chắc chắn có nhiều phương pháp, nhưng ở đây tôi chỉ xin giới thiệu bạn đọc hai phương pháp mà tôi được học và thực hành. Một phương pháp dùng lý trí suy luận theo Trung Quán và một phương pháp thứ hai là Tứ Niệm Xứ.

1/ THEO TRUNG QUÁN

Sau đây là phương pháp quán chiếu về bốn điểm, hay bốn giai đoạn, một phương pháp thông dụng của phái Hoàng Mạo (Gélugpa), một trong bốn phái chính của Tây Tạng [*]. Phương pháp này tôi được học tại Tu Viện Nalanda ở Lavaur (Toulouse).

[*] Tây Tạng ngày nay còn 4 phái chính: Cổ Mật (Nyingma), Áo Vải (Kagyu), Hồng Giáo (Sakya), và Hoàng Mạo (Gélug).

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Vô Ngã - Phần I



Thích Trí Siêu

Mục lục

Phần I


Phần I

KHỔ

Tứ Diệu Đế là bốn chân lý được Phật thuyết minh, bắt đầu bằng Khổ Đế, rồi Tập Đế, Diệt Đế và kết thúc bằng Đạo Đế. Khổ là một thực tại, dù ta có ý thức được hay không thì bản chất của cuộc đời vẫn là đau khổ. Có một số người dựa trên lý duy tâm, duy thức của đạo Phật, bảo rằng sướng khổ đều do tâm, nghĩa là nếu tâm nghĩ sướng thì sẽ sướng, cho là khổ thì sẽ khổ, chung quy tâm nghĩ gì thì sự vật sẽ là như thế. Nếu bạn đọc cũng nghĩ như trên thì khi đau răng bạn hãy thử nghĩ sướng xem, răng có hết đau không? Lửa nóng, nhưng bạn cứ nghĩ là mát và thò tay vào lửa xem tay bạn có bị đốt cháy không?

Sướng khổ đều do tâm, có nghĩa là hiện thời chúng ta sung sướng hay khổ đau đó là kết quả của những hành động quá khứ, trong đó tâm là chủ nhân tác nghiệp. Từ lúc tâm khởi niệm cho đến khi thọ lãnh quả báo, phải trải qua một thời gian tuân theo luật nhân duyên quả. Duy tâm không nên hiểu là tâm vừa nghĩ gì thì liền có cái đó. Nếu đúng như vậy thì khi bụng đói, bạn hãy nghĩ tới một cái bánh xem nó có hiện ra trước mặt bạn hay không?

Khổ là một thực tại, bản chất của cuộc đời là đau khổ, người tu Phật cần phải nhận rõ điều này. Đức Phật xưa kia vì sao lại rời bỏ cung điện xuất gia tìm đạo? Bởi vì Ngài chứng kiến cái khổ già, bệnh, chết. Không có khổ thì không có đạo Phật. Thấy và nhận định rõ khổ không phải để khóc mà để tìm đường thoát khổ.

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Vô Ngã

Thích Trí Siêu

                                               Mục lục

Phần I
Phần II

Sách Vô Ngã đã được in lại nhiều lần. Riêng kỳ tái bản này (2004) có sửa chữa và
bổ túc thêm phần phụ lục với Kinh Vô Ngã Tướng.




Mở Đầu

Khổ

Nguyên nhân của khổ
Giải thoát
Con đường giải thoát
Liên hệ thầy trò

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Đức Phật thuyết giảng về Vô Ngã

Đức Phật thuyết giảng về Vô Ngã


KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH 
NHƯ THẾ NÀO
Hoang Phong biên soan và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

ĐỨC PHẬT THUYẾT GIẢNG VỀ VÔ NGÃ
Kinh  Anattalakkhana-sutta
và Kinh Samyuktagamasutra
Hoang Phong

            Vô Ngã là một khái niệm chủ yếu của Phật giáo và cũng là một trong những khái niệm khó nắm bắt nhất. Đức Phật không hề chủ trương và cũng không tham gia tranh biện về các vấn đề siêu hình, thế nhưng ngay sau bài thuyết giảng đầu tiên làm nòng cốt cho toàn bộ Đạo Pháp là Tứ Diệu Đế, Ngài đã không do dự chút nào khi nêu lên khái niệm về Vô Ngã.
            Thật vậy, lúc đó ngoài năm người đệ tử đầu tiên vừa được nghe giảng về Tứ Diệu Đế thì chưa có ai biết đến Đạo Pháp của Đức Phật là gì. Trong bối cảnh tín ngưỡng thời bấy giờ hầu hết mọi người đều tin vào một thứ linh hồn trường tồn và bất biến (jiva, atman...) hiện hữu bên trong mỗi cá thể và một thứ đại linh hồn hay cái Ngã Tối Thượng (Paramatman, Brahma...) bên ngoài nhân dạng con người và thuộc một nơi nào đó trong vũ trụ.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Vô Ngã

Thích Trí Siêu


Sách Vô Ngã đã được in lại nhiều lần. Riêng kỳ tái bản này (2004) có sửa chữa và 
bổ túc thêm phần phụ lục với Kinh Vô Ngã Tướng.

Mục Lục

Mở Đầu
Khổ
Nguyên nhân của khổ
Giải thoát
Con đường giải thoát
Liên hệ thầy trò

Vô Ngã

1/ Ngũ uẩn
2/ Chấp ngã
3/ Vô chủ
4/ Có hay không?

Phương pháp tu hành


1/ Theo Trung Quán
2/ Theo Tứ Niệm Xứ
3/ Tứ Niệm Xứ và Vô Ngã

Sự quan trọng của Vô Ngã

Lời cuối
Phụ lục - Kinh Vô Ngã Tướng
Thư mục
-ooOoo-

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

ĐẠO LÝ VÔ NGÃ

H.T Thích Thanh Từ 

Chúng ta học Phật mà chưa hiểu thuyết “Vô ngã” là chưa hiểu gì về Phật giáo. Nền giáo lý thâm uyên của đạo Phật xây dựng trên thuyết Vô ngã. Đạo lý tu hành có được giải thoát hay không, do chúng ta có phá được ngã chấp hay không. Vấn đề này người ta đã từng tiêu hao bao nhiêu giấy mực, tranh luận nhau, nhưng cũng chưa được mấy người lấy làm thỏa mãn.

Hôm nay, trong thời gian ngắn - một tiếng đồng hồ mà tôi dám đề cập đến đề tài khó giải này, chỉ vì tôi thấy nó rất quan trọng trên bước đường tu học của hàng Phật tử. Chắc rằng tôi sẽ không trình bày đầy đủ được, chỉ nêu ra những lý do tôi thâu lượm được trong thời gian tu học, đem cống hiến quý vị. Tùy quý vị lãnh hội được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu.

*

1. KHẢO SÁT VỀ HAI LỐI CHẤP THƯỜNG VÀ ĐOẠN

Trước khi muốn hiểu Vô ngã, chúng ta phải hiểu chữ Ngã. Ngã nói cho đủ là “tự ngã” do dịch chữ Atman ra. Theo Bà-la-môn giáo chủ trương trong con người chúng ta có cái “tự ngã”. Cái “tự ngã” này có đầy đủ ba nghĩa: đồng nhất, bất biến và tự tại. Bởi thừa nhận có cái tự ngã nên tiến dần đến chấp “thường kiến”. Nghĩa là chấp có phần tinh thần ẩn náu trong xác thân này, nó thường còn mãi mãi, dù xác thân này chết, hư hoại nó vẫn thường không biến đổi, nó hằng tự tại không bị chi phối. Tương tự lối chấp linh hồn thường còn của người bình dân Việt Nam.

Ngược lại, có phái chấp con người chỉ do vật chất cấu hợp thành. Khi thể xác tan hoại thì hết không còn biết chi nữa. Cuộc đời có giá trị hay không là do sự thụ hưởng nhiều ít, sau khi chết không còn có tội phúc quả báo. Đây là phái chấp “đoạn kiến”. Giống với thuyết Duy vật hiện tại.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Quán vô ngã

Trong kinh Phật nói: “Thân này chẳng phải là Ta, chẳng phải của Ta, chẳng phải tự ngã của Ta”. Vậy phải quán như thế nào để thấy được nó chẳng phải Ta, chẳng phải của Ta, chẳng phải tự ngã của Ta.

Đáp: Có hai phần:

Về sắc uẩn:

Sắc uẩn do bốn đại hợp thành, giả hiện có thân tướng. Đã do bốn đại hòa hợp thành thì đất là của đất, sao bảo là của Ta? Cũng thế, nước là của nước, gió là của gió, lửa là của lửa đâu thể bảo là của Ta? Còn thế nào là chẳng phải Ta? Bởi ta là hữu tri, vốn có đủ tánh phân biệt hiểu biết, trái lại bốn đại là vật không tri giác làm sao gọi bốn đại là Ta? Vả lại bốn đại mỗi đại đều có tính chất riêng, đất tính cứng, nước tính ướt, gió tính động, lửa tính nóng, mỗi phần riêng biệt hợp lại đâu thể thành một thể thuần nhất. Vì thế nên biết sắc uẩn cũng không phải tự ngã của Ta, vì tự ngã là một cái thể nguyên vẹn.

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Vô ngã và tánh không trong cuộc sống

Thích Trí Siêu
Thông thường chúng ta nổi giận với người nào đó chứ đâu nổi giận với đồ vật vô tình. Khi nhận ra đối tượng vô ngã (không phải người) thì cơn giận tan biến, không còn chỗ đứng...

1. Bát nhã, tánh không

Trong thiền viện nọ, có vị sư từ phương xa đến xin nhập chúng tu học. Vị sư trước đây học Phật pháp tại Phật học viện và giỏi về giáo lý. Sư học hỏi giáo lý nhà thiền, được dạy Bát nhã, tánh Không và kinh Kim Cang. Được học giáo lý, sư tâm đắc và cảm tưởng mình đã nắm vững tinh ba của thiền. Sư cao hứng, gặp ai hỏi về thiền, sư liền nói về tánh Không, nào là tám cái Không của Long Thọ, hai chục cái Không của Bát nhã, vài chục cái Không của Trung quán. Các huynh đệ đồng tu phục lăn trí huệ của sư. Thế rồi việc này lọt đến tai thiền sư trụ trì. Ngài cho gọi sư "tánh Không" đến hỏi: "Ta nghe nói ông hay giảng về Bát nhã và tánh Không?"

Sư "Tánh Không" đang định mở miệng đáp thì thiền sư tát một cái nẩy đom đóm. Sư không hiểu ất giáp gì, quay lại tính hỏi thì thiền sư tát thêm hai cái nữa.

Sư nổi quạu la lên: "Con chưa nói gì hết, sao thầy lại đánh con đau quá?"

Thiền sư đáp: "Trong tánh Không, không có người tát, người bị tát và sự tát. Vậy ai đau?"

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Học thuyết vô ngã trong Phật giáo

Trí Nguyệt

Giáo lý căn bản của Phật giáo nằm gọn trong Tứ diệu đế. Nhưng xét cho cùng, chúng ta thấy khởi điểm của đức Phật bắt đầu từ Khổ đế, một chân lý mà có thể tóm tắt vào trong một câu nói của Phật giáo thời kỳ đầu: Hết thảy các pháp là khổ, hết thảy các pháp là vô thường, hết thảy các pháp là vô ngã. Tại sao gọi là Khổ? Vì Vô thường. Tại sao Vô thường? Vì Vô ngã. Như vậy, ta thấy học thuyết Vô ngã rất quan trọng đến nỗi Phật thường dạy: Ai hiểu được chân lý Vô ngã sẽ chứng được Thánh quả và an trú Niết-bàn(Samyutta Nykaya III, 44, 45).

Dù các Kinh do chính kim khẩu của đức Phật nói hay do các Thánh đệ tử của Ngài nói để giải thích chân lý, vấn đề Vô ngã cũng luôn luôn được đem ra bàn luận như một chủ đề chính. Bộ Abhidharmakosa của Vasubandhu đã dành một phần tối quan trọng để nghị luận về thuyết Vô ngã. Tại sao thế? Vasubandhu là một cao tăng của Phật giáo thế kỷ thứ V, tác giả bộ Abhidhar-
makosa, đã trả lời một cách dứt khoát như thế này: “Vô ngã là con đường duy nhất đưa tới giải thoát. Ai còn tin vào thực thể của ngã tức là còn chấp mê. Đã chấp ngã thì không giải thoát được. Như thế rõ ràng Phật xem giáo lý Vô ngã là điều kiện không thể thiếu trong công cuộc giải thoát. Phật thường nói đến tam độc tham, sân, si, nhưng Ngài nói rằng chấp ngã là cái ngu si độc hại nhất”.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

GIÁ TRỊ THẪM MỸ TRONG GIÁO LÝ VÔ THƯỜNG-VÔ NGÃ

Thích nữ Liên Dung

Toàn bộ giáo lý Đạo Phật không ngoài Tứ Diệu Đế. Nhận chân được thế giới vô thường, nhân sinh vô ngã là đã thấu triệt được hai phạm trù đầu tiên là khổ đế và tập đế. Hai phạm trù này thuộc cái bi thẩm mỹ. Từ đó, định ra cho mình một cách sống tích cực đễ đạt được bản lĩnh tự tại, an nhiên, lạc quan trong cuộc sống. Điều này cũng có nghĩa hành giả đã chuyển hóa cái bi ấy thành cái đẹp, cao cả để thực thi một quá trình "sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình."

***

Xuân, Hạ, Thu, Đông lần lượt dắt nhau qua lòng tạo vật, dòng sống vẫn tuôn trào bất tận. Tuổi xuân phải nhường chỗ cho tuổi già và vẻ tươi mát của sương mai, biến mất trước vừng hồng rực rỡ. Đó là quy luật tự nhiên và cuộc sống vận hành là thế. Chúng ta không thể thay đổi bản chất của chúng mà chỉ có thể thay đổi quan điểm của mình về cuộc sống. Khổ, vui từ nơi nhận thức mà có. Người đời sống trong lo toan, chết trong sợ hãi vì ngộ nhận; người đạt đến giác ngộ, an vui tự tại nhờ trí Bát-nhã, quán sát bản chất như thật của vạn pháp.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Nguyên nhân của khổ

TT Thích Trí Siêu
Viên Minh 


Thông thường khi vào chùa (ở đây không kể những người làm công quả cho vui) để cầu đạo, chúng ta thường thích học Thiền, tu Tịnh Ðộ hay Mật Tông, v.v... tìm cầu pháp môn này, pháp môn kia để mong sao mau giác ngộ giải thoát. Nhưng giác ngộ cái gì? Giải thoát Ai chứ?

Chẳng hay bạn đọc có bao giờ thử chạy ngược dòng chưa? Ngược dòng ở đây có nghĩa là ngược dòng tư tưởng, ngược dòng ý niệm. Có một lần trong sách "Ðại Thủ Ấn" tôi đã nói sơ về 2 loại ý niệm tư tưởng: 

1/ Ngược dòng: đây là những ý niệm phân tách tìm tòi nguyên nhân của một việc, nó là một phần của trí tuệ có công năng kéo tâm trở về gần bổn tánh hay thực tại. 

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

ĐẠO LÝ VÔ NGÃ



H.T Thích Thanh Từ 

Chúng ta học Phật mà chưa hiểu thuyết “Vô ngã” là chưa hiểu gì về Phật giáo. Nền giáo lý thâm uyên của đạo Phật xây dựng trên thuyết Vô ngã. Đạo lý tu hành có được giải thoát hay không, do chúng ta có phá được ngã chấp hay không. Vấn đề này người ta đã từng tiêu hao bao nhiêu giấy mực, tranh luận nhau, nhưng cũng chưa được mấy người lấy làm thỏa mãn.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Duyên Khởi và Vô Ngã

HT. Thích Chơn Thiện




Duyên khởi là giáo lý mà từ đó Thế Tôn giác ngộ Vô Thượng Bồ-đề. Từ đấy, Thế Tôn được Trời, Người tôn xưng với mười hiệu Như Lai. Không có một sử liệu nào, cũng không có một bản Kinh nào nói khác đi về nội dung chứng ngộ đó của Thế Tôn.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Lý thuyết Vô Ngã

Cái mà người ta thường gọi là linh hồn, ngã hay cái tôi, là để nói một thực thể tuyệt đối, trường cửu ở trong con người, cái bản thể bất biến ở sau hiện tượng giới hằng biến. Theo một vài tôn giáo, mỗi người có một linh hồn tách biệt như thế do Chúa tạo dựng, và linh hồn ấy sau khi chết sẽ vĩnh viễn sống hoặc trong địa ngục hay trong thiên đường. Số phận nó tùy thuộc vào sự phán xét của Ðấng sáng tạo ra nó. Theo một vài tôn giáo khác, linh hồn ấy trải qua nhiều đời sống, cho đến khi nó hoàn toàn trong sạch và cuối cùng trở thành đồng nhất với Thượng Ðế hay Brahman, Linh hồn phổ quát hay Atman, từ đấy nó được sinh ra. Linh hồn hay ngã trong con người là cái suy nghĩ, cảm giác, và nhận thưởng phạt về tất cả mọi hành vi thiện và ác của nó. Một quan niệm như thế gọi là ý tưởng về "Ngã".

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Vô ngã và sự sợ hãi

Chúng ta hiện sống một cuộc đời đầy sợ hãi: sợ chết, sợ tội, sợ bệnh, sợ nghèo, sợ khổ, sợ dốt, sợ chiến tranh, sợ dư luận... còn rất nhiều thứ sợ không thể kể ra cho hết.

Mọi người đều mong được thoát ra khỏi những sự sợ hãi đang trực tiếp đe dọa đời sống, nhưng có mấy ai thoát được. Vừa hết cơn sợ này thì cái sợ kia đã đến, và còn nhiều cái sợ khác thường xuyên ám ảnh.


Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

VÔ NGÃ LÀ NIẾT BÀN


Thích Thiện Siêu                                                                                    
            79.2

Đạo Phật như một vườn hoa, mà người xuất gia là người giữ gìn, chăm sóc, cần phải biết rõ từng bông hoa... Người xuất gia là chủ vườn, chứ không phải là người ngoại cuộc, chỉ cỡi ngựa xem hoa đã vội phê phán bình phẩm đủ cách. Phật tử chúng ta là những người giữ gìn gia tài Phật pháp, phải có thái độ như thế nào đối với những người cỡi ngựa xem hoa đó? Không lẽ chỉ hùa theo sự khen chê của họ?

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

28.2 Vô ngã là gì


Cũng chưa cần phải hiểu rõ VÔ NGÃ là gì. Cứ như một đứa bé nhận biết CÁI NHÀ, CÁI XE.

Dần chút một, chúng ta sẽ thấy, VÔ NGÃ – không có một ngã – một cái gì trường tồn, bất biến hay tồn tại độc lập “nằm trong sự vật”. “Cái ngã”, cái tôi – cũng chỉ là tập hợp của NGŨ UẨN.
Ngũ uẩn đó là 5 yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm.
Ngũ uẩn đó là:
 -Sắc:  chỉ 6 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.
- Thụ:  cảm giác.
- Tưởng:  nhận biết.
- Hành:  hoạt động tâm lý sau khi có tưởng
- Thức: ý thức có được từ 6 giác quan.

Ngũ uẩn là vô thường.  Vì thế, NGÃ là vô thường.   

28.1 Hoạt động toàn hảo của Vô Ngã



  TAIZAN MAEZUME ROSHI - THỊ GIỚI dịch
“Sống thế nào?” là câu hỏi đầu tiên cho chúng ta? Câu trả lời không phải những luật lệ do con người đặt ra được giữ gìn dưới những hoàn cảnh hay môi trường đặc biệt, hoặc do xã hội, nhóm người hay quốc gia.
Thiền nhấn mạnh trong sự giác ngộ mà từ đó hành giả nhìn thấy toàn bộ bên trong và bên ngoài như một. Đó là điều Đức Phật nhìn thấy. Và may mắn thay, chúng ta có mọi phương tiện khéo léo (upaya) để qua đó chúng ta thực hành và thật sự nhìn thấy được Pháp.
Ở đây, tôi muốn lưu ý cái gì thật sự là Pháp. Bạn nghĩ thế nào về nó, và theo bạn cách tụ tập nào là đúng? Sau đó thực hành và chiêm nghiệm sâu hơn về Pháp. Có thật sự bạn thực hành tốt. Đúng với những điều bạn đã nghĩ, đã nghe hay đọc? Theo những điều đã lĩnh hội, quán sát Pháp, làm tươi mát và sách tấn chính mình, để cho sự tu tập ngày càng tốt.
Chúng ta có thể kỳ vọng trong việc thực hành Pháp? Trong thiền có câu: “không mong cầu” (vô cầu). Câu đó có nghĩa là gì? Chúng ta nói, “Không đạt, không cầu giác ngộ. Ngồi thảng yên lặng, chỉ ngồi! Đây là con đường của người xưa”. Khi nói “người xưa” (cổ đức), chúng ta không giới hạn sự tụ tập vào một người nào.
Bất cứ người nào – nam hay nữ, ở địa vị hay giai cấp nào - thành toàn được con đường đạo đều được gọi là cổ đức. Do đó phẩm chất tu tập được của chúng rất quan trọng. Loại tụ tập nào chúng ta tuân theo, sự giác ngộ nào chúng ta có được? Loại chánh niệm ? Loại định nào? Kết quả nào chúng ta trải nghiệm? Dù không kỳ vọng một điều gì, sự tụ tập chắc chắn có một kết quả.
Một trong những giáo pháp quan trọng nhất là giáo lý nhân quả. Chúng ta có thể nói rằng toàn bộ những gì Đức Phật nói là về nhân quả. Không chỉ một nguyên nhân hay một vài nguyên nhân - tất cả mọi thứ là nguyên nhân cho một kết quả. Mọi sự việc đều kết nối nhau theo cách này hay cách khác.
Có những nguyên nhân trực tiếp và có những nguyên nhân không trực tiếp, tất cả cùng vận hành. Chúng ta nói: “Nhân và qu không phi là hai th tách ri nhau; nhân và qu là mt”. Thường chúng ta không có sự hiểu biết đó trong đời sống thực tiễn hay qua giáo pháp. Bạn hiểu nhân quả như thế nào? Một số người nghĩ rằng khi họ làm việc xấu, hành động của họ không thật sự xấu cho đến khi họ bị bắt -  có thể ngày mai hay năm sau hoặc sau đó. Về vấn đề này, Lão sư Yasutani Roshi nhiều lần nói: “khi bạn ăn cắp một thứ gì, ngay lúc đó, bạn trở thành một tên trộm”. Thật như vậy chăng?
“Sống thế nào?” là câu hỏi đầu tiên cho chúng ta? Câu trả lời không phải những luật lệ do con người đặt ra được giữ gìn dưới những hoàn cảnh hay môi trường đặc biệt, hoặc do xã hội, nhóm người hay quốc gia. Dĩ nhiên, các luật lệ này có mức độ quan trọng. Nhưng có những thứ quan trọng hơn nhiều. Ngay cả việc quyết định điều gì tốt và điều gì xấu, điều gì đúng và điều gì sai, điều gì thật và điều gì giả-làm thế nào chúng ta đánh giá? May mắn thay, những điều này đã được đề cập trong giáo lý nền tảng của Đức Phật.
Giáo lý nền tảng của Đức Phật là bốn pháp ấn: vô thường, vô ngã, khổ và tịch  diệt (Niết Bàn). Bạn có thấy rõ tính chất của đời sống là vô thường, vô ngã, không có gì cố định chăng? Đặc biệt tính chất vô ngã, không cố định. Vì sao đó lại là một kho tàng Pháp? Vì sao cái đó được goi là prajna, trí tuệ? Nếu có một vài ý niệm trong đầu, bạn sẽ không thể nào hiểu rõ câu  “mọi sự đều vô thường”, luôn luôn thay đổi.
Abhidharma (hệ thống tâm lý học Phật giáo) nêu ra bao nhiêu sự thay đổi xảy ra trong 24 giờ đồng hồ, trong một ngày, một đêm. Tôi thích đề cập về điều vô cùng quan trọng này, và tôi càng ngày càng thấy chúng ta thay đổi 5.000 lần. Vì sự thay đổi quá nhanh, ý thức chúng ta không bắt kịp. Thân và tâm chúng ta thay đổi cũng nhanh chóng như vậy. Đó là đời sống của chúng ta. Sống trong dòng thay đổi nhanh chóng đó, chúng ta có thể kỳ vọng điều gì? Niệm tưởng nào cho chúng ta có thể thật sự có? Sự việc nào chúng ta có thể thật sự để tâm vào?
Giờ đây, chúng ta đang nói về nó, nhưng nó là cái gì? Quá khứ đã qua, nhưng chúng ta vẫn còn bám vào. Tất cả những thứ chúng ta nói đều là quá khứ hoặc tương lai. Ngay cả khi chúng ta nói  về  “bây giờ” cũng không có cái gì thật sự có ý nghĩa đó.
Cái “bây giờ” đã trôi qua. Chúng ta chỉ tao ra sự hỗn độn, điên đảo. Dù chúng ta ý thức hay không ý thức về sự thay đổi nhanh chóng của đời sống, nó cũng đang diễn ra. Nhưng chúng ta làm gì với đời sống này? Chúng ta làm việc này, việc kia – toàn là những chuyện đã trôi qua hay chưa đến. Ý nghĩ, tư tưởng mà chúng ta có đầy trong đầu không phải sự hiện hữu chân thật mà chúng ta đang đối mặt tại đây, ngay bây giờ. Chúng ta không nên lẫn lộn. Đây là điểm vô cùng quan trọng.
Tôi không coi thường ý nghĩ. Tôi chỉ muốn lưu ý rằng chúng ta không nên lẫn lộn đời sống của chúng ta với ý nghĩ của chúng ta về đời sống. Điều chúng ta nghĩ và điều thật sự xảy ra. Điều đó được Đức Phật đề cập như sự biến đổi không ngừng. Mỗi và mọi thứ đang biến đổi không ngừng. Đó là đời sống thật không được biết  đến đó  -  Ở bên ngoài mọi sự đánh giá, bám víu, tháo gỡ – vận hành một cách hoàn hảo, một cách không ý thức. Đó là cái mà đời sống này là. Đó là cái biểu hiện của vô ngã. Khi không nhận ra nó, đau khổ đang chờ đợi chúng ta. Khi nhận ra nó, thì liền có Niết Bàn, bình an.
Nghe Pháp, suy nghĩ về Pháp, thực hành Pháp và chứng ngộ Pháp. Nhận chân được đời sống của chúng ta là sự bình an. Nhận chân đời sống như chính chúng ta là, như nó đang hiện giờ, không phải những điều chúng ta đang suy nghĩ và đoán định. Chúng ta không cần kỳ vọng điều gì; chúng ta không cần cố gắng làm việc gì. Lý do thật đơn giản: nó đã sẵn có tại đây như chính đời sống của chúng ta. Điều đó không quyến rũ hay sao? Thật tâm lắng nghe, suy nghĩ, thực  hành, kiểm chứng. Làm tất cả, đó là tu tập.
Tất cả, đó là điều chúng ta đang làm. Điều quan trọng là hãy bình an, tịch diệt. Đó là điều Đức Phật dạy. Khi bình an rồi, còn điều gì chúng ta phải làm?
Nguồn: The Perfect Working Of No-Self, từ Shambhala Sun / Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo

Vô ngã: Triết lý sinh động của Ðạo học Ðông Tây

Nguyễn Chung Tú

Sau một quá trình kinh nghiệm về khổ đau, về bản chất của cuộc đời và con người, lời tuyên bố đầu tiên của Ðức Phật rằng: "Con người và thế giới, bản chất của nó là Duyên sinh Vô Ngã, chúng không có tự tính, chúng là vô thường, đoạn diệt " đã gây chấn động đến đỗi kinh hoàng và sửng sốt trong lịch sử tôn giáo và triết học lúc bấy giờ.