Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân duyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân duyên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN


TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO 
Hoang Phong
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN II
CÁC BÀI DỊCH CỦA HOANG PHONG


THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN

Lời giới thiệu của người dịch: Thập nhị nhân duyên là một chủ đề quen thuộc, thường được đề cập và bình giải trong nhiều sách, bài viết cũng như băng đĩa. Tuy nhiên chúng ta cũng thử tim hiểu xem Phật giáo Tây phương tiếp cận và giải thích khái niệm này như thế nào.
Có thể người đọc cũng sẽ ngạc nhiên đôi chút trên phương diện thuật ngữ, lý do là các học giả Tây phương nói chung không nhất thiết dựa vào kính sách bằng Hán ngữ để bình giải và thông thường thì ngoài những tư liệu bằng tiếng Hán các tác giả Tây phương còn căn cứ vào các kinh sách bằng tiếng Phạn và tiếng Pali. Hơn nữa các học giả Tây phương lại được thừa hưởng một gia tài văn hóa lâu đời về triết học cũng như những hiểu biết cận đại về khoa học, do đó kinh sách dịch thuật của họ khá cởi mở, minh bạch và chính xác, Trong khi đó kinh sách tiếng Việt lại chịu ảnh hưởng quá nặng nề từ kinh sách Trung hoa đã được dịch thuật từ nhiều trăm năm cho đến hàng ngàn năm trước.
Thập nhị nhân duyên trong kinh sách bằng ngôn ngữ Tây phương được dịch làMười hai mối dây tương liên hay Mười hai mối dây lệ thuộc hoặc trói buộc. Gốc tiếng Phạn của Thập nhị nhân duyên là Dvadasanga pratityasamutpada hay còn gọi là Dvadasa nidana, nguyên nghĩa của các cụm từ này là mười hai mối dây tương tác, tương tạo hay tương liên. Riêng chữ pratityasamutpada còn có nghĩa là sự tạo tác lệ thuộc hay sự tạo tác do điều kiện mà có.  Người Tây phương dịch chữ pratityasamutpada là interdependance, thật hết sức đơn giản và chính xác, còn kinh sách gốc Hán thì dịch chữ này là Lý duyên khởi.
Thí dụ trên đây cho thấy một số khác biệt về thuật ngữ giữa kinh sách Tây phương và kinh sách gốc Hán. Thật vậy, ngôn ngữ dùng để chuyển tải Đạo Pháp rất quan trọng. Nếu một ngôn ngữ có cấu trúc ngữ pháp minh bạch, có khả năng thích ứng với khoa học và triết học hiện đại thì sẽ có nhiều hy vọng mang Đạo Pháp đến gần với con người trong các xã hội ngày nay hơn.

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Thập Nhị Nhân Duyên

Thập Nhị Nhân Duyên


KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH 
NHƯ THẾ NÀO
Hoang Phong biên soan và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
Lời giới thiệu của người dịch: Thập nhị nhân duyên là một chủ đề quen thuộc, thường được đề cập và bình giải trong nhiều sách, bài viết cũng như băng đĩa. Tuy nhiên chúng ta cũng thử tim hiểu xem Phật giáo Tây phương tiếp cận và giải thích khái niệm này như thế nào.
Có thể người đọc cũng sẽ ngạc nhiên đôi chút trên phương diện thuật ngữ, lý do là các học giả Tây phương nói chung không nhất thiết dựa vào kính sách bằng Hán ngữ để bình giải và thông thường thì ngoài những tư liệu bằng tiếng Hán các tác giả Tây phương còn căn cứ vào các kinh sách bằng tiếng Phạn và tiếng Pali. Hơn nữa các học giả Tây phương lại được thừa hưởng một gia tài văn hóa lâu đời về triết học cũng như những hiểu biết cận đại về khoa học, do đó kinh sách dịch thuật của họ khá cởi mở, minh bạch và chính xác, Trong khi đó kinh sách tiếng Việt lại chịu ảnh hưởng quá nặng nề từ kinh sách Trung hoa đã được dịch thuật từ nhiều trăm năm cho đến hàng ngàn năm trước.
Thập nhị nhân duyên trong kinh sách bằng ngôn ngữ Tây phương được dịch là Mười hai mối dây tương liên hay Mười hai mối dây lệ thuộc hoặc trói buộc. Gốc tiếng Phạn của Thập nhị nhân duyên là Dvadasanga pratityasamutpada hay còn gọi là Dvadasa nidana, nguyên nghĩa của các cụm từ này là mười hai mối dây tương tác, tương tạo hay tương liên. Riêng chữ pratityasamutpada còn có nghĩa là sự tạo tác lệ thuộc hay sự tạo tác do điều kiện mà có.  Người Tây phương dịch chữpratityasamutpada là interdependance, thật hết sức đơn giản và chính xác, còn kinh sách gốc Hán thì dịch chữ này là Lý duyên khởi.