Hiển thị các bài đăng có nhãn Khổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khổ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Khổ và Vui – Nỗi Trăn Trở của Kiếp Người

Thích Chúc Đại


Qua cái nhìn thấu triệt và lời giảng giải cụ thể của Bậc Giác Ngộ về sự xuất hiện của bốn hạng người ở đời, chúng ta có thể nhận ra rằng, con người có mặt ở đời là do chiêu cảm của nghiệp quá khứ, nhưng con người cũng có thể chuyển hóa nghiệp quá khứ ngay trong hiện tại, bằng cách hướng đến điều thiện, hoan hỷ với điều thiện, biết tin sâu nhân quả. Chúng ta luôn ý thức rằng, những việc làm, lời nói và ý nghĩ của ngày hôm nay là chất liệu để tạo nên hạnh phúc hay khổ đau cho ngày mai. Bên cạnh đó, chúng ta phải biết tin tưởng vào khả năng chuyển hóa, tức là ý thức con người sinh ra không phải bị đóng đinh trong một kết quả đã định, ai khổ đau thì mãi khổ đau, ai hạnh phúc thì luôn hạnh phúc. Mà chúng ta phải biết tu tập thiện nghiệp, huân tập thiện nghiệp, nuôi lớn và phát triển thiện nghiệp, dùng tuệ giác để chuyển hóa những khổ đau thành an lạc, chuyển hóa những bế tắc thành niềm hy vọng, chuyển hóa phiền não thành bồ đề. Nếu ý thức được như vậy, thiết nghĩ cuộc đời chúng ta sẽ có hướng đi mới, hướng đi của hạnh phúc và an lạc.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Nguyên nhân của khổ

TT Thích Trí Siêu
Viên Minh 


Thông thường khi vào chùa (ở đây không kể những người làm công quả cho vui) để cầu đạo, chúng ta thường thích học Thiền, tu Tịnh Ðộ hay Mật Tông, v.v... tìm cầu pháp môn này, pháp môn kia để mong sao mau giác ngộ giải thoát. Nhưng giác ngộ cái gì? Giải thoát Ai chứ?

Chẳng hay bạn đọc có bao giờ thử chạy ngược dòng chưa? Ngược dòng ở đây có nghĩa là ngược dòng tư tưởng, ngược dòng ý niệm. Có một lần trong sách "Ðại Thủ Ấn" tôi đã nói sơ về 2 loại ý niệm tư tưởng: 

1/ Ngược dòng: đây là những ý niệm phân tách tìm tòi nguyên nhân của một việc, nó là một phần của trí tuệ có công năng kéo tâm trở về gần bổn tánh hay thực tại. 

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Khổ đế

Hòa thượng WALPOLA RAHULA

Trọng tâm của giáo lý đức Phật nằm trong Tứ diệu đế (Cattàri Ariyasaccani) mà Ngài tuyên dương ngay trong bài thuyết pháp đầu tiên[1] của Ngài cho những người bạn cũ, 5 nhà khổ hạnh ở vườn Lộc uyển (Isipatana-Sarnath ngày nay) gần Benarès (Ba-la-nại).

Trong bài thuyết pháp ấy như chúng ta thấy trong nguyên bản, Tứ diệu đế (bốn chân lý cao cả) được nói một cách vắn tắt. Nhưng có vô số những chỗ khác trong các kinh điển nguyên thủy trong ấy Tứ diệu đế được giảng đi giảng lại với nhiều chi tiết hơn, và bằng nhiều cách khác nhau. Nếu nghiên cứu Tứ Diệu Ðế này qua những tài liệu và giải thích ấy, ta sẽ có được một tường thuật khá đứng đắn và chính xác về những giáo lý tinh yếu của đức Phật theo những bản kinh Nguyên thủy.

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Không ai không khổ

Hai vợ chồng nhà nọ nuôi một con trâu và một con chó. Con chó được ở trong nhà còn con trâu phải ở riêng ngoài chuồng. Mỗi ngày trâu ra đồng cày bừa từ sáng sớm đến chạng vạng tối mới về, còn chó chỉ việc nằm ở cổng rào canh chừng cửa. Một hôm nọ trâu đi làm về, thấy chó nằm trước cửa nhà phe phẩy cái đuôi trông thật sướng, đang lúc mệt nhoài nó nổi cáu bảo:

- Không có ai sung sướng bằng mày, chỉ ăn rồi nằm. Thật là đồ vô tích sự!

Con chó nghe con trâu hậm hực nặng nhẹ mình thì buồn bã trong lòng, nghĩ trâu tuy to xác nhưng không có trí. Nó bèn nói với trâu:

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

KHỔ TRONG PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ MỘT HÌNH THỨC THAN THÂN TRÁCH PHẬN ĐỂ CHÁN ĐỜI ?

Cái khổ của con người có muôn mặt thuộc về tâm sinh lý, là một sự thực hiển nhiên ta không thể chối cải được. Phật chỉ nói khổ, vì thấy rõ được chân tướng của nó và chỉ bày phương pháp để diệt khổ.

Trong mỗi sinh hoạt hàng ngày, chúng ta chưa thấy có ai hài lòng với chính mình. Chẳng hạn người buôn bán hơi bận rộn một chút đã than bận quá, còn như lúc rãnh lại than ế ẩm. Học trò tới kỳ thi vùi đầu vào sách vở thì than bận đã đành, nhưng khi đã thi xong thì cũng còn bao nhiêu mối bận rộn khác như nghỉ hè ở đâu, tiệc vui bè bạn... Như thế con người từ khi sinh ra đời, lớn lên, già rồi chết, chúng ta gặp biết bao nhiêu cảnh khổ, không được toại ý. Khổ về tinh thần và khổ về vật chất mà Phật giáo chia làm 8 loại khổ khác nhau là : Khổ về sanh, già, bịnh, chết, yêu nhau phải xa lìa, mong cầu không được toại nguyện, thù ghét nhau nhưng phải sống chung đụng và các phần thuộc sắc, thọ, tưởng, hành, thức (5 uẩn) có sự bất bình thường cũng gây ra sự khổ.

Nêu ra cái khổ không phải để chán nản, bi quan mà là để tìm cách thoát ra nó, đạo Phật không chủ trương khổ để đưa người vào chỗ mê lộ không lối thoát, như có người cho rằng đó là tư tưởng chán đời, yếm thế ... Chữ khổ có nghĩa là DUKKHA (suffering), tức là chồng chất lẫn lộn những điều bất như ý vào trong các sinh hoạt thường ngày của chúng ta. Muốn diệt khổ, chúng ta phải biết kiên nhẫn (perseverance) và trì chí hay nhẫn nại (patience), tận tâm (thoroughness) và chăm chỉ (industry) làm hết bổn phận của mình mỗi ngày, tâm hồn sẽ an vui, thư thái. Kinh 42 Chương, phẩm "Thiểu dục và tri túc" nói :

"Người biết đủ dù ở bất cứ chỗ nào trên mặt đất, tâm trí cũng được thỏa mãn, còn người không biết đủ dù cho có ở trên thiên đường cũng không vừa ý".

Chúng ta biết được khổ để tìm cách tiêu diệt, vì không thể chạy trốn được. Người chạy trốn cái khổ mới chính là kẻ bi quan, yếm thế vậy.