Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Tánh - Huyền Ngu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Tánh - Huyền Ngu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

TRI THỨC & TRÍ TUỆ

Hỏi:
Đạo Phật là đạo của trí tuệ, thế thì để đạt đến trí tuệ có cần phải kiện toàn tri thức hay không? Con đường nhận thức theo Phật giáo được diễn ra như thế nào? Có hay không có một phương pháp nhận thức đặc thù của Phật giáo?

Đáp:
Trí tuệ (S: Prajnã, P: Jnãna), là một thuật ngữ Phật học, có tần số xuất hiện cao trong các kinh, luận hay trong các tác phẩm viết về Phật giáo. Trí tuệ thường được xem như một danh từ chung nhưng thật ra giữa Trí và Tuệ có nhiều sự khác biệt.

Theo từ nguyên, Trí được phân định ra thành nhiều loại như Chính trí, Tà trí, Thế gian trí, Xuất thế gian trí, Nhất thiết trí… Nghĩa thông thường nhất của Trí, đó là năng lực nhận thức của con người đối với tất cả những sự vật và hiện tượng trên bình diện hiện thực, là khả năng phân biệt và đoán định được phải trái, đúng sai, chánh tà. Tuệ là một khái niệm trung tâm của Phật giáo, chỉ cho năng lực nhận thức không phải do suy luận hay khảo nghiệm mà có, ở đây chỉ cho năng lực trực nhận được tính Không, là khả năng nhận ra được thực tướng của sự vật và hiện tượng. Luận Duy thức (quyển 9) nói rằng: “Thế nào gọi là Tuệ, quán trong cảnh được, mất đều là Không thì chỉ có Tuệ mới đạt được, mới quyết định được”. Nói cách khác, giữa Trí và Tuệ có sự liên quan thâm thiết với nhau, lắm khi được sử dụng lẫn lộn tùy theo ngữ cảnh; nhưng khái quát lại có thể hiểu: liễu biệt sự tướng trên phương diện Hữu vi thì gọi là Trí; thông đạt tính Không, thực tướng của vạn hữu thì gọi là Tuệ. Tuệ ở đây đồng nghĩa với Bát Nhã, với Giác Ngộ. Khi nói “đạo Phật là đạo của Trí tuệ” chính là Trí Tuệ được xét ở phương diện này.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

GIEN DI TRUYỀN & NHÂN QUẢ

HỎI:
Theo khoa học, tướng mạo đẹp, xấu v.v… của một con người là do ảnh hưởng của gen di truyền. Trong khi đó, quan điểm của Phật giáo thì cho rằng con người hiện tại là kết quả của luật nhân quả. Xin cho biết những ảnh hưởng nhân quả lên tướng trạng và giải thích rõ hơn về quan điểm này.

ĐÁP:
Thuyết nhân quả là một trong những giáo lý cơ bản của Phật giáo. Phạm trù nhân quả rất rộng lớn, đa dạng, tương quan mật thiết và tác động lẫn nhau trong ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Vì thế, để hiểu một cách sâu sắc và toàn triệt về nhân quả, nhất là quả dị thục thì ngoài việc nghiên cứu về phương diện lý thuyết cần phải thể nghiệm nhân quả bằng tuệ giác, kinh nghiệm nội tại thông qua thiền định như các bậc Thánh, bởi quả dị thục của nghiệp là một trong bốn phạm trù mà con người không thể tư duy được (Kinh Tăng Chi Bộ I, phẩm Bốn pháp).

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

THIỀN CHỈ & THIỀN QUÁN

Hỏi:
Xin cho biết sự khác nhau cơ bản giữa tu tập Thiền Chỉ và Thiền Quán? Tứ Thiền và Tứ Quả là gì? Sự khác biệt và mối liên hệ giữa chúng? 

Đáp:
Thiền Chỉ và Thiền Quán là hai hình thức vận dụng tâm khi tu tập Thiền định (Jhàna) của Phật giáo. Tu tập Thiền Chỉ (Sammatha), hành giả để tâm dừng trú trên một đối tượng với chánh niệm tỉnh giác, không suy nghĩ và tư duy. Như để tâm theo dõi hơi thở vào ra hoặc trú tâm vào danh hiệu Phật, dứt bặt nghĩ tưởng và hoàn toàn chánh niệm tỉnh giác tức đang hành Thiền Chỉ. Tu tập Thiền Quán (Vipassana) thì lại khác, hành giả để tâm theo dõi một đối tượng và phân tích hay tư duy trên đối tượng ấy, nói cách khác là quán tánh sanh diệt trên đối tượng. Theo quan điểm của kinh tạng Nikàya thì có bốn mươi đối tượng tu tập Thiền Quán. Tuy nhiên, hành giả phải để tư duy hoạt động trên cơ sở sự thật về Duyên khởi hoặc Khổ, Vô thường hay Vô ngã. Nếu tư duy mênh mang và không phân tích sự vật theo duyên sinh thì đấy chỉ là vọng tưởng mà không phải Thiền Quán.