Hiển thị các bài đăng có nhãn Tứ diệu đế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tứ diệu đế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VỀ TỨ DIỆU ĐẾ (Ariya Saccani)

H.T Thích Thiện Hoa


I.- NGUYÊN NHÂN VÀ HOÀN CẢNH ĐỨC PHẬT THÍCH CA GIẢNG VỀ PHÁP TỨ DIỆU ĐẾ LẦN ĐẦU TIÊN

Ðức Phật Thích Ca, sau khi thành đạo dưới cội cây bồ đề, liền nghĩ đến việc đem giáo lý của ngài vừa chứng được, ra truyền bá cho chúng sanh. Nhưng giáo lý của ngài là giáo lý cao siêu, thâm diệu, còn chúng sanh phần đông căn cơ còn thấp kém, khó có thể giác ngộ nhanh chóng như ngài được. Nhưng không lẽ vì giáo pháp của Ngài thậm thâm vi diệu mà không giáo hóa chúng sanh? Ðể làm tròn nhiệm vụ hóa độ của ngài, Phật phương tiện nói pháp Tứ Diệu Ðế là Tiệm giáo để cho chúng sanh dễ bề tu hành. 

Quan sát căn cơ năm người bạn đồng tu với ngài trước kia là nhóm ông Kiều Trần Như, có thể khai ngộ được với pháp Tứ Diệu Ðế, đức Phật đi đến Lộc Uyển là nơi họ đang tu hành để nói pháp Tứ Diệu Ðế.

Sau khi nghe Phật thuyết pháp Tứ Diệu Ðế, thành kiến mê lầm tan vỡ, trí huệ siêu thoát xuất hiện, năm vị này được ngộ đạo, chứng nhập quả vị A La Hán. Ðó là năm vị đệ tử đầu tiên của đức Phật Thích Ca. Từ đây về sau, Tứ Diệu Ðế là giáo lý căn bản về Tiệm giáo (phương pháp tu chứng từ từ) và đã giác ngộ cho không biết bao nhiêu đẹ tử của Phật. 


Ngày nay, chúng tôi đem giáo pháp Tứ Diệu Ðế ra trình bày với quí vị độc giả trong tập sách này, cũng không ngoài mục đích ấy. 

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Tứ diệu đế - từ góc độ phương pháp luận khoa học

PGS. TS. Hà Vĩnh Tân
Viện Vật lý, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam

Khi còn nhỏ, những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ kể về Bụt đã để lại trong lòng tôi hình ảnh một ông cụ râu tóc bạc phơ đầy từ bi, luôn hiện ra đúng lúc, đúng chỗ, dùng phép lạ cứu giúp muôn chúng sinh qua mọi cảnh khổ nạn:

Dáng Bụt điềm đạm, thanh cao,
Lời Bụt ấm áp, thấm vào tâm ta
Lòng Bụt rộng mở bao la,
Mắt Bụt thấu hiểu, chan hòa tình thương

Lớn lên, trở thành một Phật tử, tôi mới hiểu ra rằng Bụt không dùng phép lạ để cứu giúp chúng ta, mà Bụt chỉ trao truyền cho chúng ta những phương pháp để tự mình tu tâm, dưỡng tính, hoàn thiện nhân cách và hơn nữa cho chúng ta một nghệ thuật sống và làm việc để mang lại niềm hạnh phúc đích thực cho chính mình và mọi người, theo tinh thần “tự độ độ tha, tự giác giác tha”.

Tâm thông hết thảy đều không,
Tâm mê có mắt mà không thấy đàng,
Phật trao ta Ánh đạo vàng,
Tự mình khám phá thiên đàng Tự Tâm

Trong bài ngắn này tôi xin thử lý giải giáo lý Tứ diệu đế từ góc độ khoa học, chia sẻ tâm nguyện của mình với những ai quan tâm đến việc hiện đại hóa Đạo Phật, và kết hợp Phật Pháp với khoa học kỹ thuật trong việc truyền bá và áp dụng vào cuộc sống.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Tứ diệu đế - từ góc độ phương pháp luận khoa học


 
image
Khi còn nhỏ, những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ kể về Bụt đã để lại trong lòng tôi hình ảnh một ông cụ râu tóc bạc phơ đầy từ bi, luôn hiện ra đúng lúc, đúng chỗ, dùng phép lạ cứu giúp muôn chúng sinh qua mọi cảnh khổ nạn:
Dáng Bụt điềm đạm, thanh cao,
Lời Bụt ấm áp, thấm vào tâm ta
Lòng Bụt rộng mở bao la,
Mắt Bụt thấu hiểu, chan hòa tình thương
Lớn lên, trở thành một Phật tử, tôi mới hiểu ra rằng Bụt không dùng phép lạ để cứu giúp chúng ta, mà Bụt chỉ trao truyền cho chúng ta những phương pháp để tự mình tu tâm, dưỡng tính, hoàn thiện nhân cách và hơn nữa cho chúng ta một nghệ thuật sống và làm việc để mang lại niềm hạnh phúc đích thực cho chính mình và mọi người, theo tinh thần “tự độ độ tha, tự giác giác tha”.
Tâm thông hết thảy đều không,
Tâm mê có mắt mà không thấy đàng,
Phật trao ta Ánh đạo vàng,
Tự mình khám phá thiên đàng Tự Tâm

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Đạo đế

Hòa thượng WALPOLA RAHULA


Chân lý cao cả thứ tư là Con Ðường dẫn đến sự chấm dứt khổ. Con đường này được gọi là Trung đạo (Majjhimà Patipadà) vì nó tránh hai cực đoan: cực đoan tìm hạnh phúc bằng cách theo đuổi khoái lạc giác quan, một điều "thấp kém, tầm thường, không lợi ích, đường lối của những kẻ hạ liệt", và cực đoan tìm hạnh phúc bằng cách tự ép xác dưới nhiều hình thức khổ hạnh, điều này cũng "đau khổ, không xứng đáng, không lợi ích."

Vì đã đích thân thử hai cực đoan ấy và thấy chúng vô dụng, Phật đã tìm ra Trung đạo bằng kinh nghiệm của chính ngài và thấy nó "đem lại tri kiến, đưa đến an tịnh, trí tuệ, giác ngộ, Niết-bàn." Trung đạo này thường được gọi là Bát chánh đạo (ariya attangika magga): con đường thánh tám ngành, vì nó gồm có tám phần:

Chánh kiến (sammàditthi): thấy đúng.
Chánh tư duy (sammàsankappa): nghĩ đúng.
Chánh ngữ (sammàvàca): nói đúng.
Chánh nghiệp (samm kammata): làm đúng.
Chánh mạng (sammààjiva): sống đúng.
Chánh tinh tiến (sammààyàma): siêng năng đúng.
Chánh niệm (sammà satti): nhớ đúng.
Chánh định (sammà samàdhi): tập trung đúng.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Diệt đế (Bài 3)



         Bài 1: KHỔ ĐẾ

         Bài 2: TẬP ĐẾ

         Bài 3: DIỆT ĐẾ


Hòa thượng WALPOLA RAHULA




Chân lý cao cả thứ ba là có một lối thoát cho khổ đau, ra khỏi sự tiếp nối của dukkha. Ðây là chân lý cao cả về sự chấm dứt khổ, gọi là Niết-bàn (Pàli Nibbàna, hay thông dụng hơn, Sanskrit Nirvàna.)

Muốn tận diệt dukkha người ta phải diệt cội gốc chính của dukkha là khát ái tanhà, như đã nói trên. Bởi thế Niết-bàn còn gọi là ái diệt (tanhakkhaya) sự dứt tiệt dục vọng.

Bây giờ bạn sẽ hỏi: "Nhưng Niết-bàn là gì?" Ðể trả lời câu hỏi khá tự nhiên và đơn giản ấy, nhiều sách vở đã được viết ra nhưng chỉ làm vấn đề thêm rắc rối hơn là sáng tỏ. Giải đáp hợp lý duy nhất cho câu hỏi ấy là, ta không thể nào dùng ngôn từ để giải đáp đầy đủ và thỏa đáng, vì ngôn ngữ con người quá nghèo nàn để diễn đạt thực chất của Niết-bàn, Chân lý tuyệt đối hay Thực tại tối hậu. Ngôn ngữ được con người đặt ra và sử dụng để mô tả những sự vật và ý tưởng thuộc kinh nghiệm giác quan và ý thức. Nhưng một kinh nghiệm siêu việt con người như kinh nghiệm về thực tại tuyệt đối, thì không thuộc vào phạm vi giác quan, ý thức. Bởi thế không có từ ngữ nào để diễn đạt kinh nghiệm ấy, cũng như trong ngữ vựng của con cá không có danh từ để diễn tả tính chất của đất cứng. Khi rùa trở lại trong nước kể cho cá nghe nó vừa đi dạo trên đất liền, cá bèn hỏi: "Dĩ nhiên là anh muốn nói anh bơi lội trên đó chứ?" Rùa cố giải thích rằng người ta không thể bơi lội trên đất cứng, mà đi trên ấy; nhưng cá vẫn khăng khăng một mực rằng không thể có chuyện như thế, đấy phải là chất lỏng như hồ ao của nó, có sóng nước, và ta phải có thể nhào lộn bơi lội trong đó.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Tập đế

Hòa thượng WALPOLA RAHULA

Chân lý thứ hai là chân lý về sự phát sinh hay nguồn gốc của dukkha (Dukkhasamudaya - ariyasacca, Khổ diệt thánh đế). Ðịnh nghĩa danh tiếng và thông dụng nhất về chân lý thứ hai, được tìm thấy trong rất nhiều bản kinh nguyên thủy như sau:

"Chính ái (tanhà) đồng khởi với hỉ và tham đã đưa đến tái sinh để tìm lạc thú chỗ này chỗ khác. Ái gồm ba thứ là: (1) khát ái đối với khoái lạc giác quan (dục ái - kàmatanhà) (2) khát ái hiện hữu và trở thành (hữu ái - bhavatanhà) và (3) khao khát đừng hiện hữu (diệt ái, mong tự hủy diệt - vibhavatanhà)" [1]. 

Chính sự khao khát, ham muốn, dục vọng, thèm thuồng, xuất hiện dưới nhiều hình thức - đã làm phát sinh mọi hình thái khổ đau và sinh tử. Nhưng không nên xem đấy là nguyên nhân đầu tiên, vì theo Phật, mọi sự phụ thuộc lẫn nhau nên không thể có nguyên nhân đầu tiên. Ngay cả khát ái được xem như nguyên nhân hay nguồn gốc của dukkha, cũng tùy thuộc vào một yếu tố khác để phát sinh, đấy là thọ (vedanà)[2], và thọ phát sinh tùy thuộc vào xúc (phassa) cứ thế nối tiếp nhau trên một vòng tròn mà thuật ngữ Phật học gọi là Duyên khởi (Paticcasamuppàda) sẽ được bàn sau[3]. 

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ TỨ DIỆU ĐẾ

Nguyễn Cung Thông

Loạt bài này tóm tắt các suy nghĩ về phương pháp giải quyết vấn đề (viết tắt là ppgq, problem solving) và Tứ Diệu Đề (viết tắt là tdđ, the Four Noble Truths) - nói cách khác hơn là suy nghĩ về tư duy (think of thinking). Nội dung các phần sau dựa nhiều vào kinh nghiệm kỹ thuật, ngôn ngữ, giáo dục (sư phạm) và nhất là từ sự quan sát và suy nghĩ cá nhân qua những hoạt động hàng ngày. Một số từ có tiếng Anh/Pháp kèm theo để người đọc dễ tham khảo thêm. Người viết sẽ cố tránh các thuật ngữ Tâm Lí Học, Toán Học cũng như Phật Học cho bài đọc dễ hiểu hơn. Trong quá trình tìm hiểu về con người cũng như tìm tòi những phương cách giải toả nỗi lo âu, các vấn đề con người phải đối phó hàng ngày cho đến hàng năm - ngay cả hết cuộc đời - ppgq luôn luôn hiện diện và là cốt lõi của rất nhiều hoạt động, từ quảng đại quần chúng (bình dân) cho đến chuyên ngành (bác học).