Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Tâm Thiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Tâm Thiện. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

GIÁO LÝ NGHIỆP (KARMA)

Thích Tâm Thiện

A* Dẫn nhập

Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyền thuộc, là nơi nương tựa" (Owners of their karma are the beings, heir of the karma. The karmar is their womb from which they are born, their karma is their friend, their refuge - 155). Như thế, sự hiện hữu của mỗi con người đồng thời là sự hiện hữu của nghiệp thiện và bất thiện từ (vô lượng kiếp) quá khứ. Mỗi con người cá thể là điểm trung tâm của nghiệp; ngoài mỗi cá thể ấy sẽ không có bất kỳ một cái nghiệp nào được bàn đến.

B* Nội dung

I) ĐỊNH NGHĨA:

Nghiệp là gì?

Theo từ nguyên, nghiệp, tiếng Sanskrit gọi là karma, Pàli gọi là kamma có nghĩa là hành động có tác ý (volitinan action). Nói cách khác, nghiệp luôn luôn được bắt nguồn từ những tạo tac của tâm(y) thông qua những hoạt động của thân, miệng, và ý, gọi chung là tam nghiệp. Do đó, một hành động (tạo tác), nếu không phát sinh từ tâm thì không thể gọi là nghiệp, mà hành động chỉ được gọi là hành động hay hành động duy tác (kriyà). Và như vậy, định nghĩa của nghiệp là: hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm.