Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp chí Văn hóa Phật Giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp chí Văn hóa Phật Giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Não bộ trong lúc thiền định

MICHAEL BAIME – TÂM LẠC dịch

Đi tiên phong trong việc trình bày về tác động của thiền định trên cấu trúc của bộ não là nhà nghiên cứu thần kinh học Sara Lazar thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts.

Một trong những lãnh vực nghiên cứu thú vị nhất về tác động của việc thăm dò khả năng biến đổi thật sự của cấu trúc não bộ nhờ thực hành thiền định. Nhiều nhà nghiên cứu thần kinh học đã chứng tỏ rằng hoạt động ở một số vùng của não bộ trong lúc thiền định thực sự có khác biệt nơi những người thiền định đều đặn, và những bằng chứng mới nhất cho rằng những biến đổi ấy có thể xảy ra trong khoảng thời gian ít hơn tám tuần. 

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

THỜI GIAN CÓ HAY KHÔNG?

Nguyễn Thế Đăng


1. Quan niệm thời gian trong vật lý hiện đại

Chúng ta tóm tắt những điểm chính của bài viết Is time an illusion? của Giáo sư Triết học Craig Callender Đại học California trên tạp chí Scientific American tháng 6/2010, do Cao Chi biên dịch với tựa đề Thời gian phải chăng là một ảo tưởng? đăng trên tạp chí Tia Sáng số 14/7/2010.“Thời gian chỉ là một phương thức thuận tiện để đo đạc các quá trình trong vũtrụ. Thời gian không tồn tại độc lập. Chúng ta chỉ cảm nhận được thời gian vì chúng ta là một hệ con bị ràng buộc với các hệ con khác trong vũ trụ bởi nhiều mối liên quan. Thời gian được ví như tiền tệ vốn chỉ là một phương tiện giao dịch, thuận tiện hơn phương thức trao đổi trực tiếp bằng hiện vật”.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Tại sao là giả, là như huyễn

(VHPG) Không thật, giả, ảo ảnh, như huyễn, như mộng… là một chủ đề quan trọng hàng đầu của Phật giáo, đó cũng là chủ đề quan trọng hàng đầu của con người trước cuộc đời của chính mình và thế giới mình sống.



Trước hết chúng ta nhìn lại sự giới hạn của các giác quan. Ở đây chúng ta chỉ nói về những màu sắc của sự vật mà chúng ta đang thấy.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Câu Chuyện Của Người Không Muốn Chết

YEI THEODORA OZAKI | LÊ MỸ NƯƠNG dịch


Ngày xửa ngày xưa, có một người tên riêng là Tiên Thái Lang. Tên họ của anh ta “triệu phú”. Mặc dù vậy, anh ta không giàu tới mức ấy, những cũng còn lâu mới nghèo. Anh ta được thừa hưởng của bố một cơ ngơi nho nhỏ và sống ở đó, rong chơi chẳng màng tháng ngày. Cũng không hề nghĩ đến chuyện làm ăn một cách nghiêm túc đến tận năm ba hai tuổi.

Mơ ước bình thường

Hoàng Tá Thích 

Cô bạn tôi bị té xe hồi chiều. Ban đầu trong có vẻ bình thường nhưng một lúc sau choáng váng. Khi được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy thì bác sĩ cho biết là cô bị xuất huyết não, phải giải phẫu ngay tức khắc. Giải phẫu xong, cô được đưa vào nằm ở tầng thứ hai. Nghe nói đến tầng lầu này ở bệnh viện Chợ Rẫy thì phần đông đều nghĩ đến những chuyện ít may mắn, có vào, khó ra. Lúc tôi bước vào căn phòng này, cái cảm giác đầu tiên là khó thở, với hai dãy giường bệnh vừa được làm phẫu thuật xong.

Trăm đường ngôn ngữ

HOÀNG TÁ THÍCH 


Tôi vẫn thường thắc mắc tự hỏi : “ Ngày xưa Đức Phật thuyết pháp như thế nào ? ”

Cách đây hơn hai ngàn năm, mặc dù Ấn Độ là một đất nước có nền văn minh tiến bộ của thời bấy giờ, nhưng chắc chắn nền văn minh đó vẫn còn thô lậu với nhiều bộ tộc sử dụng cả hàng trăm thổ ngữ khác nhau. Đức Phật sinh trưởng ở Nepal, Bắc Ấn, và thành đạo cũng ở vùng đó.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Giữ tâm không cấu uế

GIÁC BẢO HÒA 

Giáo lý nhà Phật cho chúng ta biết rằng cái tâm vốn thanh tịnh trong sáng,nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài, nghĩa là do các căn( các giác quan) tiếp xúc với các trần(đối tượng của giác quan), mà tham ,sân, si, và các ác bất thiện pháp dấy khởi trong tâm, làm cho tâm chở nên ô uế, mê muội, u ám, không thanh tịnh, không tỉnh táo, không sáng suốt. Do vậy mà hành giả tu hành theo Phật pháp cần phải tập trung nhận ra các cấu uế hiện diện ở nội tâm để nỗ lực tinh tấn đoạn trừ, khiến cho tâm trong sáng trở lại. Khi tâm bị ô nhiễm thì lời nói việc làm đều sấu ác đem đến khổ đau. Trái lại, khi tâm ý trong sáng thanh tịnh thì nói điều gì cũng trong sáng lợi lạc và làm việc gì cũng chính đáng lợi lạc.

Chữ NHẪN của người nay

HOÀNG TÁ THÍCH 


Báo Tuổi trẻ cách đây ít ngày có đăng câu chuyện về một người Mỹ có một cô con nuôi gốc Việt ở với ông từ hồi còn bé, nhưng cô ấy vẫn nói tiếng Việt nhu một người Việt Nam thuần túy.

Điều tôi muốn nói đây không phải về người con nuôi gốc Việt, mà về ông cha nuôi người Mỹ. ông ta là thi sĩ và là giáo sư đại học, tên Bruce Weigl.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Thể Và Dụng Của Tâm

Nguyễn Thế Đăng


Tất cả chúng ta đều đang sống với tâm và bằng tâm. Tùy theo chất lượng của tâm mà chúng ta có đời sống như thế nào. Nếu tâm nặng nề, hạn hẹp, ô nhiễm thì cuộc đời của chúng ta hẳn ở những cấp độ thấp, nhiều khổ đau; tâm nhẹ nhàng, rộng lớn, trong sáng thì cuộc đời của chúng ta ở những cấp độ cao, nhiều hạnh phúc. Thế nên chúng ta phải hiểu biết, kinh nghiệm tâm ở những chiều cao rộng nhất của nó. Đó chính là mục đích thật sự của đời người.

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

TỪ NGUYÊN TỬ NGẪM VỀ TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO

Đang vào mùa thi, post bài này lên cho có không khí Vật Lý. Bài viết dài có tên“Nguyên Tử-vị thiên sứ nhà Phật”, khi đăng trên Tạp chí Văn Hoá Phật Giáo (4.2008) thì Toà soạn đổi tên bài (như trên) và cắt đi khá nhiều những phần nặng về Khoa học. Do khuôn khổ blog, chỉ xin giới thiệu phần đã đăng trên VHPG.


Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử. Dưới những góc nhìn và những lý giải khác nhau cho thấy cuộc sống muôn màu muôn vẻ mà ở đó ta cần biết cách nhận diện cho ra bản chất sự vật.

Có thể người ta không chấp nhận những thiên kiến của các tôn giáo về việc luận giải cấu trúc đời sống song không thể không công nhận những sự tương hợp giữa đời sống khoa học và tâm linh.

Lấy con mắt của nhà Phật để soi rọi quan điểm khoa học tự nhiên là một điều không dễ dàng và đôi lúc gây ra những sự ngộ nhận, nhưng tác giả của bài viết này quan niệm rằng, tất cả những gì đã hiện sinh quanh ta đều là những điều kỳ diệu đáng yêu mà ta không nên cố chấp. Biết thì nói, thấy thì chỉ, lắng nghe và thấu hiểu nhau cũng là một cách làm cho chúng ta gần gũi nhau hơn.

Đơn vị cơ sở cấu thành nên toàn vũ trụ chính là nguyên tử mà sự phát hiện ra nó đã soi rọi cho khoa học những ánh sáng và cái nhìn khái quát hơn về một thế giới toàn nguyên. Nó bác bỏ tất cả những gì thuộc về lý thuyết suông và thần thánh của các trường phái triết học cổ đại.

Từ cái thuở cho rằng vũ trụ hình thành nên nhờ “ngũ hành”, kim-mộc-thủy-hỏa-thổ, rồi thì cho rằng Chúa nặn ra thế giới trong vòng sáu ngày.... cho đến nay tất cả đã được làm sáng tỏ hơn nhờ thuyết nguyên tử và một bộ môn mới của vật lý hiện đại - cơ lượng tử đã ra đời.

Tuy nhiên, chúng ta không thể bác bỏ sạch trơn những học thuyết cổ đại vì phần nào trong số đó có những đóng góp không nhỏ. Tôi muốn nói đến Phật giáo, một trường phái triết học ra đời sớm với những lý giải sâu sắc và hiện thực được ghi lại qua các bộ kinh mà những đệ tử của Đức Bổn Sư đã kịp ghi lại. Cho đến nay, Phật giáo đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một tôn giáo, trở thành một lĩnh vực không thể thiếu khiến mỗi khi khoa học khó khăn đều có thể nhờ đến.

Hạt nguyên tử kia bé nhỏ thế nhưng Đức Phật đã nhìn thấy được từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Ngài gọi đó là các nhân duyên mà bao giờ nhân duyên hội đủ thì nó có. Thuyết duyên hợp ấy được ghi lại trong hai hệ thống kinh A Hàm và Tăng Chi Bộ:

“Cái này có nên cái kia có
Cái này sanh nên cái kia sinh
Cái này diệt nên cái kia diệt...”

Cũng chính những nhân duyên rất nhỏ mà sau này giới khoa học đặt cho cái tên Nguyên tử (Atom) ấy đã hình thành nên một cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Những hạt nguyệt tử nhỏ bé như là những vị sứ giả nhà Phật đã mang đến cho ta những bức thông điệp giá trị. Những bức thông điệp khoa học, đời sống cho bạn, cho tôi, cho tất cả mọi người mà hôm nay tác giả có dịp tâm sự.

Quỹ đạo electron – những vòng quay luân hồi

Nhà vật lý Nils Bor đã đưa ra giả thuyết về quỹ đạo hành tinh của các electron trong nguyên tử có dạng đường tròn với tâm tại hạt nhân nguyên tử. Nhưng vòng tròn quỹ đạo mà trên đó các electron như những chàng thi sĩ lang thang đi tìm kiếm câu thơ, khép lại thành một chu trình kín.

Chính nhờ hình dạng này nên trong điều kiện không bị các tác nhân kích hoạt, nguyên tử giữ được đầy đủ số điện tích của mình. Chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối, ở đây nếu ta chọn hệ quy chiếu gắn với gốc là hạt nhân đứng yên (điều này có thể vì hạt nhân vốn nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước nguyên tử nên có thể coi hạt nhân như “chất điểm”) khi đó các electron quay xung quanh gốc với những vòng tròn với bán kính xác định theo công thức

Ở đây h là hằng số Plank, n - chỉ số quỹ đạo electron, m và e lần lượt là khối lượng và điện tích electron, Z là số hiệu nguyên tử.

Ta có thể nhìn nhận những vòng tròn quỹ đạo kia chính là quy luật luân hồi theo quan điểm nhà Phật mà sự khép kín của nó đủ để diễn tả tất cả. Ta biết rằng, những electron nằm được ở những quỹ đạo cố định là nhờ lực liên kết với hạt nhân, chính lực kia là nhân duyên giúp nó tồn tại và có mặt ở trên đó để hình thành nên vòng luân hồi.

Nếu không có sự hấp thu hay bức xạ năng lượng thì chúng cứ yên vị mãi trên quỹ đạo ấy, ta có thể nói khi ấy nhân duyên đã hội đủ nên chúng “có mặt”. Trường hợp có tác nhân lực tác động vào thì nhân duyên cũ bị phá vỡ để hình thành nên nhưng nhân duyên mới, tức electron sẽ chuyển sang quỹ đạo khác với mức năng lượng tương ứng được tính theo công thức.

Nhìn nhận theo quan điểm “Thập nhị nhân duyên”, với một sự thay đổi của nguyên nhân (Nhân) thì kéo theo cả một sự thay đổi lớn về kết quả (Quả), quá trình thay đổi nhân gọi là “tạo nghiệp” và dẫn đến sự thay đổi quả gọi là “tác nghiệp”, trong đó làm biến đổi hẳn nhân duyên. Song dù ở bất kỳ quỹ đạo nào thì vòng quay vẫn khép kín, nghĩa là sự luân hồi không bị phá vỡ.

Từ công thức năng lượng trên, có thể thấy rằng mối quan hệ giữa chỉ số quỹ đạo và mức năng lượng tương ứng là tỷ lệ thuận (một dấu trừ cùng với một phép nghịch đảo là một phép toán đồng quan). Nghĩa là các electron càng gần hạt nhân thì năng lượng càng thấp, tức nó bị liên kết mạnh.

Nếu xem các electron như những cá thể người vận hành trên quỹ đạo cuộc đời ta sẽ thấy một điều rất thú vị. Lực liên kết giữa electron với nhân như là cái nghiệp níu giữ con người với cái tôi bản thể, sự tu học và thiền quán tạo ra năng lượng mà nếu hấp thụ càng nhiều thì sẽ càng được xa rời cái tôi, cũng như electron nếu được nhận được năng lượng kích hoạt sẽ chuyển sang những quỹ đạo cao hơn và đến lúc có thể vượt khỏi sự liên kết với nhân - ấy là lúc con người đạt đến đạo giải thoát.

Nhìn như thế thì các electron trông thật giống con người, chúng cũng có linh hồn và tri thức để hiểu rõ rằng, cần phải tận dụng những sự chuyên tu trên vòng quay hiện tại để tiếp nhận nguồn năng lượng mà vượt thoát - đó là định luật cơ bản của hiệu ứng photon.

Với góc nhìn này, có thể phân cấp con người ra nhiều hạng tương ứng với quá trình tạo nghiệp của họ. Những ai ít chuyên tu thì giống những electron quỹ đạo gần hạt nhân nhất, tức là luôn bị trói buộc và thấy thiếu tự do. Những ai siêng năng học tập trau giồi thì giống những electron ở lớp ngoài, nhờ công hạnh mà được chuyển lên những cấp độ cao hơn và thấy an lạc.

Còn với bậc giác ngộ như Đức Phật thì có thể xem là electron đã vượt thoát khỏi lực hạt nhân, chính w thế mà Ngài luôn cam thấy tự do và không bị níu giữ trói buộc bởi bất kỳ thứ gì ở đời cả.

Hiệu ứng đường ngầm - sự vượt thoát kỳ diệu

Bài toán lượng tử một chiều dựa trên vệc giải phương trình Schordinger dẫn đến những dạng khác nhau của hố thế năng. Một trong những số các hố đó có tính chất quan trọng là hạ thế năng ba phần (U1, U, U2) tạo ra một hàng rào chắn (Barie). Trong lý thuyết cổ điển, khi U>E thì các phần tử đến phía bên trái (U1) không thể có mặt ở phía bên phải (U2) tức là không thể vượt qua được hàng rào chắn (U), ở đây các giá trị U1, U, U2 gọi là các mức độ sâu của hố còn E là năng lượng toàn phần.

Thế nhưng trong thuyết lượng tử thì điều ấy hoàn toàn có thể, nó được gọi là hiệu ứng trường ngầm (tunnel effect) do hai nhà vật lý L.I. Mandestam và M.A. Leontovich đưa ra năm 1927. Việc xuất hiện giả thuyết hiệu ứng trường ngầm đã giải thích được nhiều hiện tượng vật lý và nó ứng dụng rộng rãi trong việc chế tạo các dụng cụ vi mô.

Về khía cạnh Phật giáo, ta có thể xem các phần tử này như là các sinh linh mà việc hấp thụ đủ năng lượng như là công hạnh để vượt thoát qua khỏi hàng rào ngăn - các chướng ngại đời sống. Nhìn nhận ở góc độ đó, công năng tu tập của các phần tử sẽ tương ứng với khả năng và mức độ của sự “giải thoát”.

Các phần tử nào có đủ năng lượng thì sẽ chui qua được hàng rào, năng lượng càng cao thì tốc độ qua càng nhanh và dễ dàng. Điều này dễ hiểu bởi nó không chỉ là nguyên tắc vật lý mà còn là quy luật ở đời. Việc học đạo cũng thế, nếu chuyên tâm tu dưỡng để tạo tánh tốt thì con đường giải thoát sẽ thuận lợi và sớm được “giác ngộ” hay là vượt qua những rào cản (barie) của nghiệp chướng.

Nếu lấy thuyết Sắc - Không của nhà Phật ra mà lý giải cho bài toán hố lượng tử trong trường hợp này ta sẽ thấy được sự kỳ diệu của môn cơ lượng tử. Việc các phần tử đi qua hàng rào cấm đã làm vô hiệu hóa hàng rào này, vậy là hàng rào có cũng như không.

Thế nhưng mức thế năng U của hàng rào lại ảnh hưởng nhiều tới việc có cho phần tử đi qua hay không và ở mức độ nào. Như đã nói ở trên, hiệu ứng chui đường ngầm xảy ra khi U>E nên nó phụ thuộc vào thế năng U của hàng rào, vậy là ta coi hàng rào như không nhưng giờ lại thành có. Ấy chính là thuyết Sắc-không-tức-thị của nhà Phật, có đó mà không đó, biến hóa vô thường.

Những cuộc đến cuộc đi trên cái hành trình đời sống khiến con người ta ngộ ra được những tri thức kỳ diệu. Sự vận động trong thế giới vi mô lại càng kỳ diệu thay bởi ở đó ta tưởng chừng như chúng vô duyên cớ nhưng thực tế lại có rất nhiều điều bí ẩn. Ở chỗ ấy sự giao thoa đã nảy sinh giữa nhiều lĩnh vực khác nhau, thậm chí có thể nói là trái chiều.

Thế nhưng bài học của Don Juan khiến tôi vững tâm hơn, rằng “mỗi con đường chỉ là một lối đi và cũng không ảnh hưởng gì đến mình hay đến ai nếu phải từ bỏ nó, một khi trái tim buộc bạn phải làm thế. Hãy quan sát con đường kỹ lưỡng và chính xác. Và hãy tự hỏi mình, chỉ chính mình thôi... Đó là một con đường của trái tim? Nếu phải thì đó là một lối đi tốt đẹp; nếu không nó chỉ vô ích” (theo Đạo của vật lý, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Tường Bách).

Chính con đường ấy đã đưa khoa học và tôn giáo lại gần nhau hơn, cũng như đưa thế giới về một mối đồng nhất có thể. Nó giúp ta tiến xa hơn trong mọi lĩnh vực và dễ dàng có được những bước tiến nhanh như cuộc vượt thoát của nguyên tử.

Minsk 2.2008
HOÀNG CÔNG DANH

http://hkzanh.vnweblogs.com/post/4184/72156

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Kiếm đạo



 Hoàng Công Danh 




Tương truyền ngày xưa, khi Hoàng tử Tất Đạt Đa cưới Công chúa Da Du Đà La, chàng phải trải qua những cuộc thi cả văn lẫn võ. Cuộc thi đấu kiếm được xem là gay cấn hơn cả vì hồi đó giới quí tộc có rất nhiều những tay kiếm kì cựu. Những nhát kiếm phăng phăng làm đứt thân cây không lời từ tạ cho đến nhát cuối cùng của Thái tử thì người ta không thể nào tin nổi. Sau cái ra tay nhẹ nhàng, thân cây vẫn không hề lung lay. Bỗng một cơn gió nhẹ thoáng qua và cây đổ sụp. Trời ơi! Hoá ra nhát kiếm quá bén, quá phẳng đến nỗi phải chờ có gió mới ngã xuống được. Và Tất Đạt Đa đã thắng thuyết phục trước hàng con mắt chứng kiến. Để rồi nhát kiếm ấy mấy ngàn năm sau còn làm thổn thức những bậc võ sư, những tu sĩ và những ai qúi trọng cái nghệ thuật sống ở đời...

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU

Nguyễn Tường Bách                                                                                                              59.1

Trong năm 2010 có hai biến cố đặc biệt thu hút sự chú ý của giới khoa học. Tháng 9.2010, nhà vật lý học lừng danh Stephen Hawking luận giải một cách chung cuộc rằng vũ trụ xuất phát từ chân không, vũ trụ phát sinh không cần đến một đấng sáng tạo. Tháng 12.2010, Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian NASA thông báo phát hiện của bà Felisa Wolfe-Simon, trong đó người ta tìm thấy một hình thái mới của sự sống, không giống với cấu trúc mà con người biết đến.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

28.1 Hoạt động toàn hảo của Vô Ngã



  TAIZAN MAEZUME ROSHI - THỊ GIỚI dịch
“Sống thế nào?” là câu hỏi đầu tiên cho chúng ta? Câu trả lời không phải những luật lệ do con người đặt ra được giữ gìn dưới những hoàn cảnh hay môi trường đặc biệt, hoặc do xã hội, nhóm người hay quốc gia.
Thiền nhấn mạnh trong sự giác ngộ mà từ đó hành giả nhìn thấy toàn bộ bên trong và bên ngoài như một. Đó là điều Đức Phật nhìn thấy. Và may mắn thay, chúng ta có mọi phương tiện khéo léo (upaya) để qua đó chúng ta thực hành và thật sự nhìn thấy được Pháp.
Ở đây, tôi muốn lưu ý cái gì thật sự là Pháp. Bạn nghĩ thế nào về nó, và theo bạn cách tụ tập nào là đúng? Sau đó thực hành và chiêm nghiệm sâu hơn về Pháp. Có thật sự bạn thực hành tốt. Đúng với những điều bạn đã nghĩ, đã nghe hay đọc? Theo những điều đã lĩnh hội, quán sát Pháp, làm tươi mát và sách tấn chính mình, để cho sự tu tập ngày càng tốt.
Chúng ta có thể kỳ vọng trong việc thực hành Pháp? Trong thiền có câu: “không mong cầu” (vô cầu). Câu đó có nghĩa là gì? Chúng ta nói, “Không đạt, không cầu giác ngộ. Ngồi thảng yên lặng, chỉ ngồi! Đây là con đường của người xưa”. Khi nói “người xưa” (cổ đức), chúng ta không giới hạn sự tụ tập vào một người nào.
Bất cứ người nào – nam hay nữ, ở địa vị hay giai cấp nào - thành toàn được con đường đạo đều được gọi là cổ đức. Do đó phẩm chất tu tập được của chúng rất quan trọng. Loại tụ tập nào chúng ta tuân theo, sự giác ngộ nào chúng ta có được? Loại chánh niệm ? Loại định nào? Kết quả nào chúng ta trải nghiệm? Dù không kỳ vọng một điều gì, sự tụ tập chắc chắn có một kết quả.
Một trong những giáo pháp quan trọng nhất là giáo lý nhân quả. Chúng ta có thể nói rằng toàn bộ những gì Đức Phật nói là về nhân quả. Không chỉ một nguyên nhân hay một vài nguyên nhân - tất cả mọi thứ là nguyên nhân cho một kết quả. Mọi sự việc đều kết nối nhau theo cách này hay cách khác.
Có những nguyên nhân trực tiếp và có những nguyên nhân không trực tiếp, tất cả cùng vận hành. Chúng ta nói: “Nhân và qu không phi là hai th tách ri nhau; nhân và qu là mt”. Thường chúng ta không có sự hiểu biết đó trong đời sống thực tiễn hay qua giáo pháp. Bạn hiểu nhân quả như thế nào? Một số người nghĩ rằng khi họ làm việc xấu, hành động của họ không thật sự xấu cho đến khi họ bị bắt -  có thể ngày mai hay năm sau hoặc sau đó. Về vấn đề này, Lão sư Yasutani Roshi nhiều lần nói: “khi bạn ăn cắp một thứ gì, ngay lúc đó, bạn trở thành một tên trộm”. Thật như vậy chăng?
“Sống thế nào?” là câu hỏi đầu tiên cho chúng ta? Câu trả lời không phải những luật lệ do con người đặt ra được giữ gìn dưới những hoàn cảnh hay môi trường đặc biệt, hoặc do xã hội, nhóm người hay quốc gia. Dĩ nhiên, các luật lệ này có mức độ quan trọng. Nhưng có những thứ quan trọng hơn nhiều. Ngay cả việc quyết định điều gì tốt và điều gì xấu, điều gì đúng và điều gì sai, điều gì thật và điều gì giả-làm thế nào chúng ta đánh giá? May mắn thay, những điều này đã được đề cập trong giáo lý nền tảng của Đức Phật.
Giáo lý nền tảng của Đức Phật là bốn pháp ấn: vô thường, vô ngã, khổ và tịch  diệt (Niết Bàn). Bạn có thấy rõ tính chất của đời sống là vô thường, vô ngã, không có gì cố định chăng? Đặc biệt tính chất vô ngã, không cố định. Vì sao đó lại là một kho tàng Pháp? Vì sao cái đó được goi là prajna, trí tuệ? Nếu có một vài ý niệm trong đầu, bạn sẽ không thể nào hiểu rõ câu  “mọi sự đều vô thường”, luôn luôn thay đổi.
Abhidharma (hệ thống tâm lý học Phật giáo) nêu ra bao nhiêu sự thay đổi xảy ra trong 24 giờ đồng hồ, trong một ngày, một đêm. Tôi thích đề cập về điều vô cùng quan trọng này, và tôi càng ngày càng thấy chúng ta thay đổi 5.000 lần. Vì sự thay đổi quá nhanh, ý thức chúng ta không bắt kịp. Thân và tâm chúng ta thay đổi cũng nhanh chóng như vậy. Đó là đời sống của chúng ta. Sống trong dòng thay đổi nhanh chóng đó, chúng ta có thể kỳ vọng điều gì? Niệm tưởng nào cho chúng ta có thể thật sự có? Sự việc nào chúng ta có thể thật sự để tâm vào?
Giờ đây, chúng ta đang nói về nó, nhưng nó là cái gì? Quá khứ đã qua, nhưng chúng ta vẫn còn bám vào. Tất cả những thứ chúng ta nói đều là quá khứ hoặc tương lai. Ngay cả khi chúng ta nói  về  “bây giờ” cũng không có cái gì thật sự có ý nghĩa đó.
Cái “bây giờ” đã trôi qua. Chúng ta chỉ tao ra sự hỗn độn, điên đảo. Dù chúng ta ý thức hay không ý thức về sự thay đổi nhanh chóng của đời sống, nó cũng đang diễn ra. Nhưng chúng ta làm gì với đời sống này? Chúng ta làm việc này, việc kia – toàn là những chuyện đã trôi qua hay chưa đến. Ý nghĩ, tư tưởng mà chúng ta có đầy trong đầu không phải sự hiện hữu chân thật mà chúng ta đang đối mặt tại đây, ngay bây giờ. Chúng ta không nên lẫn lộn. Đây là điểm vô cùng quan trọng.
Tôi không coi thường ý nghĩ. Tôi chỉ muốn lưu ý rằng chúng ta không nên lẫn lộn đời sống của chúng ta với ý nghĩ của chúng ta về đời sống. Điều chúng ta nghĩ và điều thật sự xảy ra. Điều đó được Đức Phật đề cập như sự biến đổi không ngừng. Mỗi và mọi thứ đang biến đổi không ngừng. Đó là đời sống thật không được biết  đến đó  -  Ở bên ngoài mọi sự đánh giá, bám víu, tháo gỡ – vận hành một cách hoàn hảo, một cách không ý thức. Đó là cái mà đời sống này là. Đó là cái biểu hiện của vô ngã. Khi không nhận ra nó, đau khổ đang chờ đợi chúng ta. Khi nhận ra nó, thì liền có Niết Bàn, bình an.
Nghe Pháp, suy nghĩ về Pháp, thực hành Pháp và chứng ngộ Pháp. Nhận chân được đời sống của chúng ta là sự bình an. Nhận chân đời sống như chính chúng ta là, như nó đang hiện giờ, không phải những điều chúng ta đang suy nghĩ và đoán định. Chúng ta không cần kỳ vọng điều gì; chúng ta không cần cố gắng làm việc gì. Lý do thật đơn giản: nó đã sẵn có tại đây như chính đời sống của chúng ta. Điều đó không quyến rũ hay sao? Thật tâm lắng nghe, suy nghĩ, thực  hành, kiểm chứng. Làm tất cả, đó là tu tập.
Tất cả, đó là điều chúng ta đang làm. Điều quan trọng là hãy bình an, tịch diệt. Đó là điều Đức Phật dạy. Khi bình an rồi, còn điều gì chúng ta phải làm?
Nguồn: The Perfect Working Of No-Self, từ Shambhala Sun / Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo