Hiển thị các bài đăng có nhãn phathoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phathoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Sự thật ít ai biết về lửa Tam-muội bí truyền trong đạo Phật

Nhục thân của thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu (Bắc Ninh) mang đậm màu sắc tâm linh, nhưng với nhãn quan khoa học, người đời nay đặt câu hỏi rằng, bằng phương pháp gì và con đường nào mà thi thể của ông không bị thời gian hủy hoại?

Bí ẩn trong am cổ

Cách Hà Nội hơn 20km, trên đường đi Bắc Ninh, có tấm biển lớn chỉ đường về chùa Tiêu, thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn. Ngôi chùa này vốn có tên Thiên Tâm, dựng từ thời Tiền Lê, là nơi thiền sư Vạn Hạnh tu hành, giảng đạo và dạy dỗ Lý Công Uẩn, người khai sinh Thăng Long – Hà Nội.

Ai đã đến chùa Tiêu đều không quên ni sư Đàm Chính, người có vẻ mặt đôn hậu và đôi mắt hiền hòa. Hơn 60 năm về trước, khi là một thiếu nữ 17 tuổi đã về tu nghiệp ở chùa. Năm 1971, cái năm mưa liên miên, cây cối mọc nhiều trong vườn tháp, khiến nhà chùa phải bắc thang lên cắt rễ cây ăn sâu vào tháp. Vén một nhành cây phủ tháp Viên Tuệ, ni sư thấy một viên gạch màu đỏ, trên có ghi tên và năm tịch của người trong tháp. Qua khe nứt, ni sư kinh hãi nhận thấy một người ngồi thiền trong tháp, nhưng ni sư bịt chặt kẽ hở và giữ kín chuyện, mãi tới năm 1996 mới thưa lại với Hòa thượng Thích Thanh Từ – Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm, Đà Lạt, khi tới thăm chùa Tiêu Sơn. Ni sư ngỏ lời nhờ Hòa thượng giúp đỡ và người của Thiền viện Trúc Lâm ngỏ lời với PGS Nguyễn Lân Cường.

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

BẢN TÁNH CỦA TÂM

Đối với chúng con, khi nghe nói về việc chuyển hóa tâm, điều này có vẻ rất khó khăn trong nền văn hoá của chúng con. Chúng ta nói về việc “làm an định” tâm, nhưng có lẽ khó có thể nghĩ được rằng phương tiện đó thực sự chuyển hóa được tâm chúng con.

Bạn thấy đấy, dù bạn gọi nó là sự chuyển hóa hay cái gì khác, thì nó cũng có nghĩa là cái gì đó đang phát triển. Tâm ta là vật quan trọng nhất. Mọi sự đến từ tâm, vì thế tất cả những gì không ai ưa thích mà giờ đây ta đối mặt cũng đến từ tâm. Tâm được phú cho sự ô nhiễm, và qua những ô nhiễm chúng ta thực hiện những hành động, và theo cácn này chúng ta tạo ra nghiệp sẽ phát triển.

Về cơ bản, tự thân ý thức thì thuần tịnh và không bị ô nhiễm bởi những che chướng. Nhưng thay vì nhận ra chân tánh của tâm, tất cả chúng ta đều có khuynh hướng – do những thiên hướng rất mạnh mẽ từ vô lượng kiếp – bám chấp một cách tự nhiên vào bản ngã mà chẳng có lý do hợp lý nào. Khi bạn bám chấp vào bản ngã, nó là sự vô minh không thấu suốt chân lý. Thay vì thấu suốt chân lý thì bạn bám chấp vào bản ngã, và khi bám chấp vào bản ngã bạn có một sự tham muốn đối với những sự vật của riêng mình, sự sân hận đối với những người khác, sự ganh tị và tranh đua và v.v.. Theo cách này mọi sự bất tịnh và ô nhiễm tích tập.

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

GIỚI THIỆU VỀ KIM CANG THỪA

Nguyễn Thế Đăng

1- Đôi nét về ý nghĩa và lịch sử của Kim cương thừa 

Kim cương thừa (Vajrayana), còn gọi là Mật thừa, cũng như mọi tông phái khác của Phật giáo, đều nhắm đến mục đích đạt đến trọn vẹn Phật tánh để thành Phật. Có thể nói rằng, tông phái nào không nhắm đến mục đích giải thoát, đạt đến Phật tánh, thì tông phái ấy không phải là Phật giáo đích thực.

Ngay trong tên gọi đã nói lên điều đó: Kim cương thừa, là con đường để đạt đến trí tuệ kim cương, Phật tánh như kim cương bất hoại, không ô nhiễm bởi phiền não sinh tử. Phật tánh ấy bản chất là sáng (như Phật A Di Đà có nghĩa là Vô lượng quang), nên trong Kim cương thừa, tánh sáng đó được gọi tên là Tịnh quang (Clear light). Phật tánh ấy thể hiện trong ba thân: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân, cho nên mục đích của Kim cương thừa là đạt đến ba thân ấy. Một ý nghĩa nữa là: Kim cương là sự kết hợp không thể phân chia của trí tuệ, tánh Không và Đại bi.

Kim cương thừa còn gọi là Tantrayana. Tulku Pema Wangyal giải thích chữ Tantra như sau: "Kim cương thừa gồm các giáo pháp được biết dưới tên Tantra. Phần đông chúng ta đã quen với từ Phạn này: tan có nghĩa là một dòng, tra là cái giải thoát cho. Giải thoát cho dòng gì? Dòng tâm thức. Tantra là cái giải thoát cho dòng tâm thức bị nhiễm ô của chúng ta một cách rất nhanh chóng".

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Ý Nghĩa Câu Chú: OM MANI PADME HUM

(Biên tập lại theo: vi.wikipedia.org)

Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn, được xem là thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.

Om : Quy mệnh
Mani : Viên ngọc như ý
Padme : Bên trong hoa sen
Hum : Tự ngã thành tựu

Có thể dịch câu này là Om, ngọc quý trong hoa sen, Hum. (Om, to the Jewel in the Lotus, hum). Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng hoặc Án ma ni bát mê hồng.

Thông thường người ta không giảng nghĩa thần chú, nhưng ở đây cần nói thêm là: “ngọc quý” biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), “hoa sen” chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên thần chú có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Om Mani Padme Hum chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới.

(Nguồn : http://amitabhahospice.org/hospice/compassion.php)
Dịch Việt : Mỹ Thanh

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

ĐỜI SỐNG TRONG SÁU CÕI VÀ THẦN CHÚ OM MANI PADME HUM

Jetsunma Ahkon Lhamo 
Việt dịch: Thanh Liên


Để thấu hiểu giáo lý của Đức Phật ta phải hiểu những mối liên hệ nhân và quả, và để thấu hiểu những mối quan hệ nhân và quả, ta phải hiểu hai thái cực là thuyết vĩnh cửu và hư vô. Trong đất nước này chúng ta thực sự bị khốn khổ bởi thuyết hư vô lẫn vĩnh cửu. Về phương diện văn hoá chúng ta đã hấp thu chúng. Chúng là một bộ phận của dòng tâm thức của chúng ta, chúng phổ biến trong toàn bộ nền văn hoá của ta, và chúng khó bị phát hiện.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Không thể đổ lỗi cho một người


GN - Tâm định tĩnh và sáng suốt là vấn đề chính yếu để nhận ra tính chất trùng trùng duyên khởi của các pháp.

Khi có một vấn đề tiêu cực xảy ra, chúng ta thường hay đổlỗi cho một ai đó chứ không chịu nhìn lại để thấy ra sự việc ấy xuất phát từ đâu. Vì thói quen phản kháng những gì không tốt đẹp đến với mình, vì bảo vệ uy tín danh dự hoặc cho mình là người hiểu biết hơn kẻ khác nên chẳng cần lắng nghe ai giải thích, bày tỏ. Với thái độ hành xử chủ quan đầy cảm tính như thếchỉ đem lại sự bất an khốn đốn cho mình và cho những người chung quanh. Theo tuệ giác của Đức Thế Tôn thì các vấn đề xảy ra trong đời sống này đều có nhiều yếu tố kết hợp lại mà thành, gọi là duyên khởi. Nghĩa là, không có cái duy nhất sinh ra vạn vật mà tất cả mọi thứ đều phải tùy thuộc vào nhau để sinh khởi (Cái này có thì cái kia có/Cái này không thì cái kia không/Cái này sinh thì cái kia sinh/Cái này diệt thì cái kia diệt). Cái này liên hệ tương quan tương duyên tới cái kia, không có cái kia thì sẽ không có cái này. Sở dĩ có cây lúa là vì có hạt lúa, và ngược lại hạt lúa có mặt là nhờ vào cây lúa. Giữa hạt lúa và cây lúa có mối liên hệ hỗ tương cho nhau, không thể tồn tại riêng lẻ.Mặt khác, cây lúa không thể tự nó sinh ra hạt lúa mà phải nhờ vào đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, v.v… thì hạt lúa mới hiện hữu. Đây chính là chuỗi vận hành tương giao và tương tức của sự sống, mà mỗi người cần phải suy nghiệm, quán chiếu để thấy ra sự thật mầu nhiệm này. Và nếu bạn thấu hiểu được đạo lý này thì khi có vấn đề không tốt xảy ra, bạn sẽ không còn đổ lỗi hay oán trách cho bất cứ một ai. 

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Lục Hòa

Tam quan thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, - Ảnh: Đặng Ninh Phương
Tăng Ni là hàng xuất gia đều biết tính quan trọng của phép Lục hòa đối với đời sống Tăng đoàn. Quý vị phải ứng dụng cho được những điều căn bản Đức Phật đã dạy, đồng thời nhắc nhở Gia đình Phật tử cùng hiểu biết, sống đúng với tinh thần ấy. Khi lập thiền viện, nghiên cứu kỹ giới luật nhà Phật, tôi thấy sáu phép hòa thuận là phần căn bản Đức Thế Tôn dạy cho hàng tu sĩ chúng ta. Thế nên nói tới Tăng, Ni là nói tới Lục hòa.


Tăng, chữ Phạn là Sangha, Trung Hoa dịch âm là Tăng già, dịch nghĩa là hòa hợp chúng. Tức chỉ một số tu sĩ, hoặc Tăng hoặc Ni sống chung với nhau trong tập thể, hòa hợp vui vẻ tu hành, nên còn gọi là hòa hợp Tăng. Quý thầy, quý cô sống hòa hợp thì gọi là Tăng, không hòa hợp thì không đủ nghĩa của Tăng. Đức Phật đặt sự hòa hợp trên tất cả các giới luật. Nếu chúng ta sống không hòa hợp thì sự tu hành không bao giờ tiến. Đa số Tăng Ni đều biết Lục hòa rồi, nhưng ở đây tôi cũng xin nhắc lại từng phần để quý vị thấy được chỗ thấu đáo Phật dạy.

Tại Sao Tràng Chuỗi Lại Dùng 108 Hạt?

Thích Phước Nhơn

Phật giáo nhìn vào vũ trụ nhân sinh, không phải là duy vật, không phải duy tâm, cũng không phải là duy thần. Mà Phật giáo nhìn vào sự hình thành của con người ở ba trạng thái kết hợp nhau là tâm, sinh và vật lý. Hay nói bằng danh từ Phật học là sự duyên hợp của ngũ uẩn, tứ đại; hoặc căn, trần và thức. Căn là nói về sinh lý, trần là vật lý, và thức là tâm lý. Căn, trần và thức tụ hội nhau để tồn tại. Nếu lìa một chỉ còn hai thì thế giới sẽ không tồn tại. Vậy căn, trần, thức là gì?

Căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Thức là: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Từ nơi sáu căn tiếp xúc sáu trần sanh ra sáu thức. Thức tạo tác vọng động, tạo nghiệp hoặc thiện hoặc ác để trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Dụ như mắt nhìn thấy sắc đẹp của một người (nam hoặc nữ), liền khởi tâm say đắm, từ nơi đắm mê sắc đẹp mà tạo nên hành nghiệp. Cho đến tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi thơm, thân chạm xúc những chỗ trơn láng mềm mại, ý suy nghĩ ghét, thương, hận, thù…Lục căn là công cụ sai khiến của lục thức để tạo tác hành nghiệp thiện hoặc ác. Từ nơi hành nghiệp tích tụ chứa nhóm mang đi trong sáu nẻo luân hồi, từ quá khứ đến hiện tại, và, sẽ tiếp diễn trong tương lai; để chịu khổ trong vòng luân hồi.

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Đạo đức tình dục Phật giáo.

Các truyền thống tôn giáo giúp chúng ta nhận ra những định hướng cơ bản trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Và khía cạnh quan trọng nhất ấy chính là cách chúng ta tương tác với những thứ khác. Trong số những thứ khác này, vấn đề có ý nghĩa đáng kể là các tôn giáo thường nói nhiều về đạo đức tình dục. Vậy đạo đức tình dục mà Phật giáo đề ra là gì?

Trong lĩnh vực này, truyền thống của chúng ta ít đề cập hơn so với những truyền thống khác, và điều này có thể để lại cho người mới nhập đạo sự phân vân, rằng Phật giáo có nói gì về đề tài này hay không. Thực tế, Phật giáo nói một cách xác quyết. Trong khi mở rộng đề tài, tôi sẽ nêu bật những câu hỏi đó mà chúng liên quan đến những vấn đề được đề xuất bởi những phong trào giải phóng khác nhau - phong trào phụ nữ, những người đồng tính, và những người mang giới tính thiểu số. Tôi không nghĩ là tôi vượt xa mục tiêu khi nói rằng tất cả những phong trào này, bất kể những gì hiện diện xung quanh, đang chiến đấu chống lại những hình thức định kiến khác nhau, và chống lại bạo lực và xúc phạm được đặt cơ sở trên những định kiến này.

Duyên nợ

HỎI: Tôi là nữ Phật tử đã trên 30 tuổi, thường đi chùa tụng kinh và thỉnh thoảng còn đi nghe pháp, học giáo lý. Tuy không hiểu sâu về giáo pháp nhưng tôi cũng nắm được phần căn bản như sự vô thường, duyên nghiệp, nhân quả… Hiện tôi có chút băn khoăn mà chưa tự tháo gỡ được là chuyện tình duyên. Cứ mỗi lần tôi có người yêu thì chỉ khoảng 3 đến 4 tháng sau là chia tay, nhiều khi chia tay chỉ vì những lý do vụn vặt. Mẹ tôi nói rằng có lẽ tôi không mắc nợ ai và chẳng ai mắc nợ tôi nên mới vậy. Không biết mẹ tôi nói có đúng không nhưng khiến tôi rất lo lắng? Tôi mong muốn có một mái ấm gia đình như bao phụ nữ khác mà chẳng toại nguyện nên nhiều lúc thấy buồn, chán nản. Kính hỏi quý Báo đó có phải là duyên số do tiền định, không xoay xở được? Tôi có nên hy vọng hay đành phải chấp nhận số phận? 
DIỆU XUẤT


Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Tính Đồng Thời và Đồng Hiện Trong Kinh Hoa Nghiêm

Nguyễn Thế Đăng

Một trong những đặc tính của kinh Hoa Nghiêm là tính đồng thời và tính đồng hiện. Đồng thời là nói về mặt thời gian; đồng hiện là về mặt không gian. Đồng thời ở mọi khoảnh khắc thời gian dù ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. Đồng hiện là toàn bộ pháp giới hiện diện trong bất cứ vi trần nào của vũ trụ…

1. Chân không và Diệu hữu

Thế giới Hoa Nghiêm đặt nền trên tánh Không, một tánh Không rốt ráo. Chương mở đầu Chế Thủ Diệu Nghiêm nói:

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

“Tịnh Hạnh” theo Kinh Hoa Nghiêm

Hòa Thượng Tuyên Hóa


Tông chỉ của Phẩm Tịnh Hạnh là lìa những lỗi lầm của ba nghiệp. Tăng trưởng hạnh từ bi và trí tuệ của Bồ tát cũng là một mục tiêu vô cùng quan trọng trong Phẩm Kinh này.

“Tịnh” là thanh tịnh, thanh tịnh là đối với nhiễm ô mà nói. Nếu là nhiễm ô thì không phải là thanh tịnh mà đã thanh tịnh thì không bị nhiễm ô. Thế nào là thanh tịnh? Tức ba nghiệp thân miệng ý thanh tịnh. Thế nào là không ô nhiễm? Tức ba nghiệp thân miệng ý không tạo nghiệp ác, đó là không nhiễm ô. Nếu thân miệng ý của quý vị bị nhiễm ô thì quý vị là phàm phu.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Tính Đồng Thời và Đồng Hiện Trong Kinh Hoa Nghiêm



Nguyễn Thế Đăng

Một trong những đặc tính của kinh Hoa Nghiêm là tính đồng thời và tính đồng hiện. Đồng thời là nói về mặt thời gian; đồng hiện là về mặt không gian. Đồng thời ở mọi khoảnh khắc thời gian dù ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. Đồng hiện là toàn bộ pháp giới hiện diện trong bất cứ vi trần nào của vũ trụ…



Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Mười huyền môn: trật tự của thế giới trong tương quan vô tận

Tuệ Sỹ


Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, nói bằng một thứ tiếng riêng biệt: tiếng nói thầm lặng hay tiếng nói của sự im lặng. Sức mạnh của con người không nằm trong chính nó.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Luận về Sắc trong quan điểm Thành Thật Luận

Phước Tâm


I. Lời nói đầu

Tác phẩm “Thành thật luận” (Luận thành thật), do Ha Lê Bạt Ma (Harivarman,?năm) cổ Ấn Độ biên soạn. Vào hậu Tần, năm 411~ 412 Tây Nguyên, Cưu Ma La Thập (Kumārajīva, 344 ~ 413 Công nguyên(1)) dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ. Luận này đặt tên là “Thành thật”, điều này muốn luận này thành lập là để nói lên sự thật của nó, ý tức là chỉ “Tứ đế”.

Vấn đề nguyên nhân đầu tiên trong đạo Phật

Mỗi khi ngước mắt nhìn vũ trụ, con người thường băn khoăn tự hỏi: "Vũ trụ do đâu mà có? Nguyên nhân đầu tiên của vạn vật là gì?". Câu hỏi nầy đã được đặt ra từ bao giờ mà đến nay vẫn không có được một câu trả lời nào thỏa đáng.


Vấn đề nguyên nhân đầu tiên là một vấn đề thường làm cho con người ta thắc mắc nhất.

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Nguồn gốc của một thế giới quan vô tận



Thích Tuệ Sỹ

Trong Tiểu thừa Phật giáo Ấn độ, giữa phái Sarvàstivàda và Sautrantika đã tranh luận kịch liệt về vấn đề có thể lấy hư vô (abhava) làm đối tượng của tâm hay không. Sarvàstivàda nói hư vô không thể làm đối tượng, vì như vậy có nghĩa là hư vô hiện hữu; nhưng theo nghĩa chính xác hư vô là pháp không hiện hữu, nếu hư vô hiện hữu thì đó không phải là hư vô nữa.


Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Năm Phương Cách Để Đối Trị Sân Hận

Tác Giả: 

Ni Sư Ayya Khema

Việt Dịch: Chơn Minh Nguyễn Văn Phú, Tịnh Nghiêm Nghiêm Xuân Cường & Diệu Liên Lý Thu Linh

Có năm phương cách để đối trị sân hận. Chúng giúp xóa tận gốc rễ của sân hận. Đó là gì? Nếu sân nổi lên, cần làm như sau: vun trồng tâm từ, vun trồng tâm bi, vun trồng tâm xả. . . . Đừng để ý, đừng quan tâm đến người đó. Nếu oán ghét nổi lên, hãy nhớ đến quy luật làm chủ hành động của mình, đó là: “Người làm hành động gì là chủ của hành động đó, sẽ thừa hưởng hành động đó, sẽ tái sinh từ chúng, bị bó buộc vào chúng, nương tựa nơi chúng, và những tốt, xấu người ấy đã làm sẽ là di sản của người ấy.”

Hành trì Mật tông Tây Tạng Tại Việt Nam

Dẫn khởi

Mặc dầu hầu hết các dòng truyền thừa của Phật giáo Việt Nam từ xưa đến nay đều bắt nguồn từ Thiền tông, song pháp tu hàng ngày của Tăng Ni, Phật tử lại thường bao gồm cả Thiền - Tịnh - Mật. 

Trong truyền thống tu tập tại các chùa, Mật tông chủ yếu được thể hiện trong hai thời khóa tụng và nghi thức cúng cô hồn - đặc biệt là trai đàn chẩn tế, cũng như sự trì niệm của mỗi cá nhân. Những nghi thức này chịu ảnh hưởng chủ yếu từ Đông Mật (Trung Quốc, Nhật Bản), được xem là hệ Tantra cấp đầu tiên của Tây Tạng (Kriya-Tantra), sự hành trì chủ yếu liên hệ với các nghi thức ngoại giới, chưa phải cốt tủy của Mật tông Tây Tạng.

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Đối Phó Với Giận Hờn Và Thù Hận

Nguyên Tác: Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 
Chân Huyền (Dịch)


Giận và thù là hai người bạn thân thiết nhất của ta. Khit ôi còn nhỏ tuổi, tôi có liên hệ khá mật thiết với cái giận. Rồi cuối cùng tôi thấy nhiều điều không đồng ý với nó. Dùng lẽ phải thông thường, thêm lòng từ bi và trí khôn, ngày nay tôi có những lý lẽ mạnh mẽ để thắng được sự giận dữ.