Hiển thị các bài đăng có nhãn Khổ đau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khổ đau. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Giáo Huấn Của Đức Phật Về Sự Đau Đớn Và Khổ Đau

7. Giáo Huấn Của Đức Phật Về Sự Đau Đớn Và Khổ Đau


Share on facebook
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ BỆNH TẬT
Nhiều tác gỉa
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014

7
GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT

VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ KHỔ ĐAU
Rick Heller 
Lời giới thiệu của người dịch:
Trong những bài trước đây về chủ đề "Quan điểm Phật Giáo đối với sự khổ đau và bệnh tật" chúng ta đã có dịp tìm hiểu một vài khía cạnh về vấn đề này trong kinh sách và theo quan điểm của một số nhà tu hành thuộc các tông phái và học phái khác nhau.
Bài chuyển ngữ dưới đây sẽ tiếp tục đưa chúng ta bước vào một thế giới khác của vấn đề này liên quan đến các hiểu biết khoa học tân tiến ngày nay. Bài viết mang tựa là Buddhism's Pain Relief do một học giả Phật Giáo là Rick Heller viết và đã được phổ biến vào năm 2010 (có thể xem bản gốc tiếng Anh trên mạng internet : http://palousemindfulness.com/docs/buddhism-pain.pdf). Bài này cũng đã được một số trang web về Phật Giáo và về Tâm Lý Học đăng lại, và đặc biệt nhất là đã được hội thiền Daisin (Đại Tâm) ở Pháp rút ngắn và chuyển sang tiếng Pháp trên trang web của hội(http://www.larbredeleveil.org/daishin/bulletin/spip.php?article419) năm 2012, với tựa đề làDouleurs, Souffrance et Enseignements du Bouddha (Giáo huấn của Đức Phật về sự đau đớn và khổ đau). Trong bài rút ngắn này, các đoạn mang nặng tính cách chuyên môn và kỹ thuật đã bị cắt bớt, phải chăng là nhằm để thích ứng với một số đông người đọc? Dầu sao thì bài rút ngắn bằng tiếng Pháp này đã đánh mất đi đôi chút mạch lạc và tinh thần khoa học của bài viết. Do đó bài chuyển ngữ sang tiếng Việt dưới đây được dựa vào toàn bộ bản gốc tiếng Anh của Rich Heller.

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Thập Nhị Nhân Duyên

Thập Nhị Nhân Duyên


KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH 
NHƯ THẾ NÀO
Hoang Phong biên soan và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
Lời giới thiệu của người dịch: Thập nhị nhân duyên là một chủ đề quen thuộc, thường được đề cập và bình giải trong nhiều sách, bài viết cũng như băng đĩa. Tuy nhiên chúng ta cũng thử tim hiểu xem Phật giáo Tây phương tiếp cận và giải thích khái niệm này như thế nào.
Có thể người đọc cũng sẽ ngạc nhiên đôi chút trên phương diện thuật ngữ, lý do là các học giả Tây phương nói chung không nhất thiết dựa vào kính sách bằng Hán ngữ để bình giải và thông thường thì ngoài những tư liệu bằng tiếng Hán các tác giả Tây phương còn căn cứ vào các kinh sách bằng tiếng Phạn và tiếng Pali. Hơn nữa các học giả Tây phương lại được thừa hưởng một gia tài văn hóa lâu đời về triết học cũng như những hiểu biết cận đại về khoa học, do đó kinh sách dịch thuật của họ khá cởi mở, minh bạch và chính xác, Trong khi đó kinh sách tiếng Việt lại chịu ảnh hưởng quá nặng nề từ kinh sách Trung hoa đã được dịch thuật từ nhiều trăm năm cho đến hàng ngàn năm trước.
Thập nhị nhân duyên trong kinh sách bằng ngôn ngữ Tây phương được dịch là Mười hai mối dây tương liên hay Mười hai mối dây lệ thuộc hoặc trói buộc. Gốc tiếng Phạn của Thập nhị nhân duyên là Dvadasanga pratityasamutpada hay còn gọi là Dvadasa nidana, nguyên nghĩa của các cụm từ này là mười hai mối dây tương tác, tương tạo hay tương liên. Riêng chữ pratityasamutpada còn có nghĩa là sự tạo tác lệ thuộc hay sự tạo tác do điều kiện mà có.  Người Tây phương dịch chữpratityasamutpada là interdependance, thật hết sức đơn giản và chính xác, còn kinh sách gốc Hán thì dịch chữ này là Lý duyên khởi.

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Những lời cuối cùng của Đức Phật

 Những lời cuối cùng của Đức Phật


KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH 
NHƯ THẾ NÀO
Hoang Phong biên soan và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

NHỮNG LỜI CUỐI CÙNG CỦA PHẬT
Hoang Phong

Dưới đây là tóm tắt những lời dặn dò cuối cùng của Phật. Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đà tập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phật đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối cùng, Phật đã gầy còm và mệt mỏi, nhưng vẫn đi thuyết giảng như thường, tuy không còn đi xa được nữa. A-Nan-Đà xin Phật hãy tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại, nhưng Ngài khoát đi và dạy rằng :
« Thân ta tuy có kém mạnh khoẻ, nhưng lòng từ bi của ta, trí sáng suốt của ta không kém sút. Ta còn tại thế ngày nào thì ngày ấy không phải là một ngày vô ích ». 

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Một số khái niệm căn bản trong Phật Giáo

Một số khái niệm căn bản trong Phật Giáo


KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH 
NHƯ THẾ NÀO
Hoang Phong biên soan và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG PHẬT GIÁO 
Philippe Cornu

Nhìn thấy được sự hiện hữu hiển nhiên của khổ đau trên thế gian này, Đức Phật đã vạch ra một con Đường gọi là con đường Đạo Pháp (Dharma) để giúp chúng ta tự giải thoát khỏi những khổ đau của sự hiện hữu này. Con đường Đạo Pháp đó đòi hỏi chúng ta phải luyện tập kiên trì, trước nhất là phải biết sống đạo đức, tiếp theo là thiền định và sau hết là quán nhận được bản chất của hiện thực. Phương pháp tự giải thoát cá nhân trên đây được xây dựng chung quanh một số khái niệm đặc thù mà ông Philippe Cornu sẽ trình bày dưới đây. (Tạp chí Le Point)
Vài lời giới thiệu của người dịch: Phật giáo phát triển đã từ hơn hai ngàn năm nay, vượt qua không gian và thời gian để thích ứng với tất cả mọi bối cảnh văn hóa và tất cả các nền văn minh nhân loại. Phật giáo vì thế cũng đã trở nên vô cùng phong phú và phức tạp. Kinh sách và các phương pháp tu tập rất đa dạng nên có thể làm cho một số người hoang mang hoặc gặp khó khăn khi muốn tìm hiểu hay tu tập Phật giáo. Thiết nghĩ một bài viết ngắn gọn và chính xác tóm lược một vài khái niệm căn bản của Phật giáo cũng có thể ích lợi cho những người chưa thấu hiểu được Phật giáo là gì và biết đâu cũng có thể giúp ích thêm phần nào cho những người đã từng tu tập lâu nay nhưng vẫn còn mơ hồ không biết mình đang đứng đâu trên con đường Đạo Pháp bao la. 

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Khổ đau phát sinh và vận hành như thế nào?

● Khổ đau phát sinh và vận hành như thế nào?


KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH 
NHƯ THẾ NÀO
Hoang Phong biên soan và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Kinh  ACELA-SUTTA
Hoang Phong

Lời giới thiệu: Kinh Acela-sutta còn gọi là kinh Acela Kassapa-sutta. Tiếng Pali acelacó nghĩa là trần truồng, ám chỉ tín đồ của các giáo phái chủ trương khổ hạnh và sống trần truồng, kinh sách Hán ngữ gọi chung các giáo phái này là "lõa hình ngoại đạo". Đương thời với Đức Phật các giáo phái chủ trương không ăn mặc quần áo gồm có đạo Ajivaka và một trong các chi phái của đạo Jaïn. Kassapa là tên của một người tu tập theo các giáo phái ấy.
                Acela-sutta là một bài thuyết giảng ngắn của Đức Phật được ghi trongTrung bộ kinh (Majjhima-Nikaya, ấn bản PTS, 1884-1898, quyển II, 18-19). Bản lược dịch dưới đây dựa vào hai bản dịch từ tiếng Pali sang các ngôn ngữ Tây phương: một bằng tiếng Pháp do Môhan Wijayaratna dịch (Sermon du Bouddha, nxb Cerf, 1988, tr. 131-135,) và một bằng tiếng Anh do Pya Tan dịch (Living Word of the Buddha, SD Vol.18, No 5, The Pali Center, 2007, tr. 73-77). Ngoài ra bản dịch tiếng Việt này còn được dựa thêm vào một số các bản dịch khác, trong số này có thể kể ra một bản dịch khá phổ biến của Thassaro Bhikkhu (http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn12/sn12.017.than.html).

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Khổ đau phát sinh và vận hành như thế nào? Mục Lục

Khổ đau phát sinh và vận hành như thế nào?

Tác giả : Hoang Phong


KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH 
NHƯ THẾ NÀO
Hoang Phong biên soan và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012


Kinh Acela-sutta còn gọi là kinh Acela Kassapa-sutta. Tiếng Pali acela có nghĩa là trần truồng, ám chỉ tín đồ của các giáo phái chủ trương khổ hạnh và sống trần truồng, kinh sách Hán ngữ gọi chung các giáo phái này là "lõa hình ngoại đạo". Đương thời với Đức Phật các giáo phái chủ trương không ăn mặc quần áo gồm có đạo Ajivaka và một trong các chi phái của đạo Jaïn. Kassapa là tên của một người tu tập theo các giáo phái ấy.
Acela-sutta là một bài thuyết giảng ngắn của Đức Phật được ghi trong Trung bộ kinh (Majjhima-Nikaya, ấn bản PTS, 1884-1898, quyển II, 18-19). Bản lược dịch dưới đây dựa vào hai bản dịch từ tiếng Pali sang các ngôn ngữ Tây phương: một bằng tiếng Pháp do Môhan Wijayaratna dịch (Sermon du Bouddha, nxb Cerf, 1988, tr. 131-135,) và một bằng tiếng Anh do Pya Tan dịch (Living Word of the Buddha, SD Vol.18, No 5, The Pali Center, 2007, tr. 73-77). Ngoài ra bản dịch tiếng Việt này còn được dựa thêm vào một số các bản dịch khác, trong số này có thể kể ra một bản dịch khá phổ biến của Thassaro Bhikkhu (http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn12/sn12.017.than.html).
Acela Kassapa Sutta nguyên nghĩa là "Kinh về người tu khổ hạnh trần truồng tên là Kassapa" ("The Discource on Kassapa the Naked Ascetic"), thế nhưng một vài tác giả lại căn cứ vào ý nghĩa sâu xa của bài kinh để gọi kinh này là "Kinh về sự Tạo tác do điều kiện" (tức Lý Duyên Khởi), chẳng hạn như trường hợp các bản dịch của Môhan Wijayaratna, Jeanne Schut,v.v...
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_5-50_14-1_4-15972_6-5_17-365_15-1/kho-dau-phat-sinh-va-van-hanh-nhu-the-nao.html