Hiển thị các bài đăng có nhãn Mật tông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mật tông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Mật Tông

Lê Sỹ Minh Tùng

Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào?

Hệ thống Phật giáo Đại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” tu theo Lục độ vạn hạnh, phát khởi đại bi nguyện dẫn dắt cứu giúp chúng sinh cùng thành tựu Phật quả.

Đại thừa Phật giáo ở Ấn Độ được chia làm 3 thời kỳ:

1)Sơ kỳ Đại thừa: Thời kỳ này bắt đầu khoảng từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 4 sau công nguyên nhằm phát huy lý luận “Giai Hữu Tánh Không” và từ đó hình thành học phái Trung Quán của Long Thọ và đệ tử là Đề Bà.

2)Trung kỳ Đại thừa: Đây là giai đoạn khoảng thế kỷ thứ 4 đến thứ 6 sau công nguyên với sự xuất hiện của thuyết “Như Lai tạng Duyên khởi” và A-lại-da thức Duyên khởi. Từ đó hình thành học thuyết Du già do ngài Vô Trước và em là sư Thế Thân với tác phẩm nổi tiếng “Thành Duy Thức Luận”.

3)Hậu kỳ Đại thừa: Thời kỳ này bắt đầu từ những thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thư 13. Đây có lẽ là thời kỳ Phật giáo dần dần suy vi. Nhưng lúc ấy Phật giáo Đại thừa được truyền từ Ấn Độ gọi là Phật giáo Bắc truyền lại phát triển rực rỡ ở các nước Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam với sự xuất hiện của mười đại tông phái như Thiền, Tịnh độ, Nhiếp Luận, Thiên Thai...

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Cơ sở tư tưởng Mật Tông Tây Tạng qua các huyền nghĩa của Đại thần chú Om Mani Padme Hum

Lama A. Govinda  
Hạnh Viên dịch

Sự khai sinh ngôn ngữ cũng chính là sự khai sinh nhân loại. Mỗi từ là phần đồng thanh tương ứng của một kinh nghiệm, nối liền với một tác nhân nội hay ngoại tại. Quá trình này đòi hỏi một nỗ lực sáng tạo vĩ đại trải qua khoảng thời gian vô cùng; và chính nhờ nỗ lực này mà con người đã có thể vượt lên trên loài vật.

‘Cái có thể thấy bám vào cái không thể thấy,

Cái có thể nghe nghe bám vào cái không thể nghe,

Cái có thể xúc bám vào cái không thể xúc:

Có lẽ, cái gì có thể tư duy bám vào cái bất khả tư duy.’

(Novalis)

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

BẢN TÁNH CỦA TÂM

Đối với chúng con, khi nghe nói về việc chuyển hóa tâm, điều này có vẻ rất khó khăn trong nền văn hoá của chúng con. Chúng ta nói về việc “làm an định” tâm, nhưng có lẽ khó có thể nghĩ được rằng phương tiện đó thực sự chuyển hóa được tâm chúng con.

Bạn thấy đấy, dù bạn gọi nó là sự chuyển hóa hay cái gì khác, thì nó cũng có nghĩa là cái gì đó đang phát triển. Tâm ta là vật quan trọng nhất. Mọi sự đến từ tâm, vì thế tất cả những gì không ai ưa thích mà giờ đây ta đối mặt cũng đến từ tâm. Tâm được phú cho sự ô nhiễm, và qua những ô nhiễm chúng ta thực hiện những hành động, và theo cácn này chúng ta tạo ra nghiệp sẽ phát triển.

Về cơ bản, tự thân ý thức thì thuần tịnh và không bị ô nhiễm bởi những che chướng. Nhưng thay vì nhận ra chân tánh của tâm, tất cả chúng ta đều có khuynh hướng – do những thiên hướng rất mạnh mẽ từ vô lượng kiếp – bám chấp một cách tự nhiên vào bản ngã mà chẳng có lý do hợp lý nào. Khi bạn bám chấp vào bản ngã, nó là sự vô minh không thấu suốt chân lý. Thay vì thấu suốt chân lý thì bạn bám chấp vào bản ngã, và khi bám chấp vào bản ngã bạn có một sự tham muốn đối với những sự vật của riêng mình, sự sân hận đối với những người khác, sự ganh tị và tranh đua và v.v.. Theo cách này mọi sự bất tịnh và ô nhiễm tích tập.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Mật Tông - Vajrayāna

Thư Viện Quang Minh

Tuesday, 01 November 2011 22:40

Mật tông (zh. 密宗 mì-zōng) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bí mật bắt nguồn từ Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 5, 6 tại Ấn Độ. Có một số ý kiến cho rằng có sự đồng nhất giữa tên gọi Mật Tông với Kim cương thừa (Vajrayāna). Tuy nhiên, tên gọi Kim Cương Thừa chỉ thấy xuất phát từ Tây Tạng, còn các nguồn kinh điển Hán tạng xưa không đề cập đến tên gọi này. Vấn đề này có thể thấy rõ qua nét khác biệt của hai đường lối tu giữa hai trường phái. Mật Tông xuất phát từ Trung Quốc sử dụng sự kết hợp giáo nghĩa của cả hai Kim Cương Giới và Thai Tạng Giới, trong khi đó Mật Tông Tây Tạng hiếm khi đề cập đến Thai Tạng Giới và Kinh Đại Nhật.

Mật Tông du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 7 và thịnh hành vào thế kỷ thứ 8 với sự xuất hện của ba vị Cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp là Thiện Vô Uý (zh. 善無畏, sa. śubhākārasiṃha; 637-735), Kim Cương Trí (zh. 金剛智, sa. vajrabodhi; 663-723) và Bất Không Kim Cương (zh. 不空金剛, sa. amoghavajra; 705-774). Ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Thiện Vô Uý, được phong Quốc sư, là người dịch Đại Nhật kinh (sa. mahāvairocana-sūtra), kinh căn bản của tông này, ra chữ Hán với sự hỗ trợ của Sư Nhất Hạnh. Dòng truyền thừa vào Trung Quốc xuất phát từ trung tâm Phật học Na Lan Đà. Cả 3 Ngài: Kim Cang Trí, Thiện Vô Úy và Bất Không từng được Sư Long Trí (là đệ của Ngài Long Thọ) truyền pháp.

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

MỘT ĐỜI NGƯỜI MỘT CÂU THẦN CHÚ

Tác Giả: Nguyên Thành biên soạn 

ĐÔI DÒNG CẢM TƯỞNG


Tôi là người rất ngại “viết lách”. Viết, đối với tôi là cả một cuộc “vật lộn” với chữ nghĩa. Vậy mà từ khi được duyên may mắn, là người đầu tiên đọc tác phẩm Một đời người, một câu thần chú của giáo thọ Nguyên Thành vừa viết xong, như có ai đó thúc giục tôi một cách mãnh liệt, rằng phải viết lên những niềm hỷ lạc mà tôi đã nhận được từ sự gia trì của Bổn Tôn qua tác phẩm này. Do vậy, tôi “đành” phải “chấp bút”.

Tuy là người đã hành trì giáo pháp Mật tông, và cũng đã đọc một số kinh điển giảng luận của các đạo sư và các thánh tăng, viết về lợi ích của việc thực hành trì niệm thần chú nhưng tôi vẫn không khỏi bàng hoàng và choáng ngợp bởi sự hoành tráng, đầy đủ mọi khía cạnh nông sâu của thần chú Om mani padme hum. Tựa như những viên pha lê đầy màu sắc trước kia để ẩn khuất từng nơi, nay được gom tụ vào một chỗ thì ánh sáng lấp lánh của chúng tăng lên gấp ngàn lần vậy. Tôi như một chú ếch đã tạm hiểu được sự rộng sâu của một dòng sông nhưng vẫn phải nổ tung trước sự mênh mông bao la không bến bờ của đại dương. Vậy đối với những ai có duyên lành với Phật pháp và mong muốn am tường về thần chú Om mani padme hum của Bồ Tát Quán Âm, thì Một đời người, một câu thần chú là một tác phẩm chứa đựng đầy đủ. 

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Mantra - Âm thanh của chánh giác

Kèn Loa sử dụng trong các nghi lễ Mật tông
OM là từ biểu trưng cho cái vô cùng, viên mãn, vĩnh hằng.Những người Phật tử Tây Tạng tin tưởng rằng bản thể của vũ trụ biểu đạt qua âm thanh mật chú (mantra). Mật chú là sức mạnh làm cho tâm thức tập trung và trở nên nhu nhuyến.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Một ngày trên núi Tây Thiên

Qua sự giới thiệu của một vị Đại đức khá tinh thông giáo điển và ít nhiều am hiểu Mật tông, tôi đã tìm đến tịnh thất Tây Thiên - Vĩnh Phúc, nơi tôi có thể chứng kiến hầu như trọn vẹn pháp tu Mật tông Tây Tạng của dòng truyền thừa Drukpa tại Việt Nam.


Để lại tất cả hành trang dưới chân núi, chúng tôi - gồm: tôi, hai Phật tử và một tài xế - cùng nhau “thướng sơn”. Tôi dự định là sẽ ở lại đây một ngày để gặp gỡ và làm quen với các sư cô trước, rồi sau sẽ sắp xếp thời gian trở lại tập tu vài tháng, với mong muốn tự mình nếm trải xem hương vị giải thoát của pháp tu Mật tông thế nào!

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Hành trì Mật tông Tây Tạng Tại Việt Nam

Dẫn khởi

Mặc dầu hầu hết các dòng truyền thừa của Phật giáo Việt Nam từ xưa đến nay đều bắt nguồn từ Thiền tông, song pháp tu hàng ngày của Tăng Ni, Phật tử lại thường bao gồm cả Thiền - Tịnh - Mật. 

Trong truyền thống tu tập tại các chùa, Mật tông chủ yếu được thể hiện trong hai thời khóa tụng và nghi thức cúng cô hồn - đặc biệt là trai đàn chẩn tế, cũng như sự trì niệm của mỗi cá nhân. Những nghi thức này chịu ảnh hưởng chủ yếu từ Đông Mật (Trung Quốc, Nhật Bản), được xem là hệ Tantra cấp đầu tiên của Tây Tạng (Kriya-Tantra), sự hành trì chủ yếu liên hệ với các nghi thức ngoại giới, chưa phải cốt tủy của Mật tông Tây Tạng.

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Chùa Tây Tạng: Vết chân đầu tiên của Mật tông Việt Nam

Cổng Chùa Tây Tạng-Bình Dương
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”. 


Muốn khám phá sự kiện quan trọng này, chúng ta hãy dở lại từng trang, cho dù là khái quát, cái mà các vị Phật tử của chùa yêu kính gọi là Nhật ký Sư ông, mà sau này, trong phần biên tập lại, các đệ tử của Ngài, sư ông - Hòa thượng Nhẫn Tế - đã ghi lại trong một cuộc du hành gian truân của mình về với tạng cội nguồn của Pháp: Sự tích tây du Phật quốc.

Cơ sở tư tưởng Mật Tông Tây Tạng qua các huyền nghĩa của Đại thần chú Om Mani Padme Hum

Sự khai sinh ngôn ngữ cũng chính là sự khai sinh nhân loại. Mỗi từ là phần đồng thanh tương ứng của một kinh nghiệm, nối liền với một tác nhân nội hay ngoại tại. Quá trình này đòi hỏi một nỗ lực sáng tạo vĩ đại trải qua khoảng thời gian vô cùng; và chính nhờ nỗ lực này mà con người đã có thể vượt lên trên loài vật.


‘Cái có thể thấy bám vào cái không thể thấy,
Cái có thể nghe nghe bám vào cái không thể nghe,
Cái có thể xúc bám vào cái không thể xúc:
Có lẽ, cái gì có thể tư duy bám vào cái bất khả tư duy. (Novalis)

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Giải thích Kiến lập Mandala


Ý tưởng Mandala khởi nguồn rất lâu trước lịch sử của Mandala. Ở mức độ sớm nhất của tôn giáo Ấn Độ thậm chí cả tôn giáo Ấn - Âu và Tây Á, trong kinh Vệ Đà và nền văn học có liên quan, Mandala là một thuật ngữ đế chỉ một chương, một tuyển tập thần chú, hoặc là những bài tán tụng trong những nghi lễ Vệ Đà, có lẽ xuất phát từ tâm điểm của hình tròn như là tâm điểm trong những bài hát. Người ta đã tin rằng vũ trụ khởi nguồn từ những bài thánh ca, âm thanh thiêng liêng trong đó chứa đựng những mô hình căn nguyên của chúng sinh và vạn vật. Vì thế có một ý nghĩa rõ ràng về mandala là kiểu mẫu của vũ trụ.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Lợi ích của việc trì tụng thần chú Om mani padme hum



Những lợi ích của việc trì tụng thần chú của Đức Phật Bi Mẫn thì thật vô biên, giống như bầu trời bao la vô hạn. 

Cho dù bạn không hiểu biết nhiều về Pháp, cho dù điều duy nhất bạn biết là Om Mani Padme Hum thì cuộc đời hạnh phúc nhất vẫn là cuộc đời được sống với một thái độ giải thoát khỏi tám mối bận tâm thế tục. Nếu bạn sống cuộc đời mình với thái độ trong sạch thoát khỏi sự tham luyến với cuộc đời này và chỉ đơn thuần trải đời mình trong việc trì tụng Om Mani Padme Hum – thần chú sáu-âm này là tinh tuý của toàn bộ Giáo Pháp – thì đó là Pháp thanh tịnh nhất. Việc trì tụng có vẻ rất đơn giản, rất dễ dàng. Nhưng nếu bạn nghĩ tưởng về những lợi lạc của nó, thì điều đó không hoàn toàn đơn giản. Ở đây tôi sẽ chỉ đề cập tới cốt lõi của những lợi lạc vô biên của nó.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Mật tông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mật tông (zh. 密宗 mì-zōng) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bí mật bắt nguồn từ Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 5, 6 tại Ấn Độ. Có một số ý kiến cho rằng có sự đồng nhất giữa tên gọi Mật Tông với Kim cương thừa (Vajrayāna).

Hình tượng bánh xe trong Phật giáo MẬT TÔNG

Thích Đồng Thành
Đối với Mật tông, cakra được xem là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất.
Mật tông thường nói về các luân xa (cakra) nằm tại các vị trí trọng yếu trong cơ thể mỗi người. Các luân xa này chính là các trung tâm năng lượng tối quan trọng vì đó là những nơi mà các nguồn năng lượng tinh thần và cùng các hoạt động cơ thể thâm nhập và hoà quyện nhau.