70.1
Albert
Einstein và các nhà văn viễn tưởng đã dự đoán về hiện tượng xoắn không - thời
gian xung quanh các sao neutron, thứ vật chất đậm đặc nhất có thể quan sát
trong vũ trụ. Và giờ đây là bằng chứng về điều đó.
Hiệu ứng
vặn xoắn được mô tả như sau: Hãy hình dung một quả bóng bowling nặng, đặt trên
một tấm lưới cao su. Nếu ta xoay quả bóng, nó sẽ kéo tấm cao su quay theo.
Tương tự như vậy, khi trái đất quay, nó kéo không - thời gian chuyển động theo
mình, mặc dù vô cùng chậm.
Các nhà
thiên văn của NASA và Đại học Michigan cho biết hiện tượng vặn xoắn được biểu
hiện ra dưới dạng những vệt hơi sắt mờ mờ, vắt xung quanh các vì sao.
Sudip
Bhattacharyya, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết phát hiện này không phải là
hoàn toàn bất ngờ, song nó có ý nghĩa cho việc trả lời những câu hỏi cơ bản của
vật lý học.
Các sao
neutron nặng tương đương với việc nhét cả mặt trời vào một quả cầu có kích cỡ bằng
một thành phố. Chính vì vậy, chỉ một vài chén vật liệu của chúng cũng nặng hơn
cả núi Everest. Các nhà thiên văn sử dụng những ngôi sao tàn lụi này như là một
phòng thí nghiệm tự nhiên để tìm hiểu xem vật chất có thể cô đặc đến mức nào dưới
áo suất cực đại mà thiên nhiên có thể có.
Trong
hai nghiên cứu song song, các nhà thiên văn của NASA và của châu Âu đã quan sát
3 cặp sao đôi neutron. Họ cũng tìm hiểu những dòng phổ của các nguyên tử sắt
nóng bỏng đang xoay tít trong một cái đĩa ngay bên ngoài bề mặt của các sao
neutron với tốc độ bằng 40% tốc độ ánh sáng.
Thông
thường, dải phổ đo được của các nguyên tử sắt siêu nóng này sẽ biểu hiện dưới dạng
một đỉnh cân xứng. Tuy nhiên, kết quả của nhóm nghiên cứu là một đỉnh xiên, cho
thấy có sự vặn méo do hiệu ứng tương đối. Sự chuyển động cực nhanh của khối khí
(và lực hấp dẫn mạnh kéo theo) đã khiến cho dải phổ này mờ đi, trượt đến bước
sóng dài hơn.
T. An
Theo
Xinhuanet, Vnexpress
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Eistein_%C4%91%C3%A3_%C4%91%C3%BAng,_sao_neutron_l%C3%A0m_xo%E1%BA%AFn_kh %C3%B4ng_-_th%E1%BB%9Di_gian