Hiển thị các bài đăng có nhãn HÒA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HÒA. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

CHỮ "HÒA" CỦA ĐẠO PHẬT

HT. Thích Thiện Hoa

Một gia đình luôn luôn hòa thuận vui vầy, một thôn xóm quanh năm an cư lạc nghiệp, một quốc gia đồng tâm nhất trí, một thế giới hòa bình thạnh trị, đó là hoài bảo tha thiết của con người từ khi biết đau khổ và ước mơ. Nhưng khổ thay! Hoài bảo ấy đã mấy lần được thực hiện? Chưa nói đến một phạm vi rộng lớn như quốc gia, thế giới, chỉ nói trong phạm vi nho nhỏ như gia đình chẳng hạn, sự hòa thuận, tin yêu, vui vẻ, sự kính trên nhường dưới, sự đồng tâm đồng chí, cũng là một điều khó khăn, ít khi được thực hiện. 

Và gia đình càng bất hòa, thôn xóm càng rối loạn, quốc gia càng chia năm xẻ bảy, thế giới càng bất an, giặc giã càng tung hoành, thì lòng người lại càng khao khát được an hòa. 

Chữ "Hòa" là một trong những chữ có sức hấp dẫn mạnh nhất. Trong mọi thời đại, và nhất là trong thời đại bây giờ, cái hòa thật là quý báu. Người xưa thường nói: "Dĩ hòa vi quý". Trong mọi điều kiện thuận lợi cho sự thành công, cái "Hòa" được đặt lên trên tất cả. Chẳng thế mà đức Khổng Tử đã dạy: "Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa". (thời thế thuận không bằng địa thế lợi, địa thế lợi không bằng nhân tâm hòa). 

Ngày nay, từ cường quốc cho đến nhược tiểu, mọi nước đều lo chuẩn bị chiến tranh, nhưng mọi lòng người, trừ người chế tạo và buôn vũ khí, tất cả đều khao khát hòa bình. Hai chữ "Hòa bình" được nêu lên làm một khẩu hiệu đẹp đẽ nhất, mầu nhiệm nhất, để lôi kéo, kết hợp lòng người. 

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Chữ Hoà Trong Quản Lý


Huệ Minh

Sự thành công của doanh nghiệp không phải chỉ dựa vào lục hoà là đủ mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nữa, nhưng lục hoà sẽ là một trong những nền tảng không thể thiếu của doanh nghiệp trong vấn đề quản lý. Và nó cũng chính là cơ sở để xây dựng một văn hoá của tổ chức. Vậy lục hoà là gì? Chúng ta sẽ lần lượt xem xét và phân tích chúng theo từng nội dung cụ thể.