Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Ý nghĩa của Bất nhị trong Phật giáo*

Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể. Các khoa học gia hàng đầu trên thế giới bắt đầu hiểu rằng chỉ có vật ở trong tâm thức, không có vật ở ngoài tâm thức, cho nên trong thực nghiệm khoa học không thể tách riêng chủ thể và đối tượng. Vô hình trung, khoa học cũng đề cập tới lý bất nhị.

Bất nhị là không phải hai hay nhiều, cũng không phải một, mà là vô lượng hay không có số lượng. Sốlượng là số đếm chỉ có trong thế giới tương đối, nhị nguyên. Thế giới đó bị hạn chế về không gian, thời gian và số lượng. Con người sống trong thế giới đó đã quá quen thuộc với các thói quen sai lầm về nhận thức, tưởng rằng đó là lẽ phải đời thường, tưởng rằng đó là khách quan nằm ngoài ý thức. 

Mặc dầu nhận thức này là sai lầm nhưng rất hữu dụng, tuy nhiên nó có thể đưa đến hậu quả tai hại, đó là khổ, sinh tử luân hồi. Điều đó giống như cơ học Newton rất hữu dụng trong đời thường nhưng không hoàn toàn đúng. Một điều rất nghịch lý nhưng lại có thật, đó là chính vô minh và lầm lẫn là công dụng của thế giới đời thường. Nếu chúng ta không có vô minh, không có lầm lẫn thì không thể thấy được nguyên tử là vật, không thể cảm nhận được thế giới, chỉ thấy không mà thôi.

Cũng giống như nếu mắt ta không bị ảo tưởng lừa gạt, thì nhìn vào tivi chỉ thấy chấm chấm mà không thấy hình ảnh, càng không thể thấy hình ảnh chuyển động. Ảo tưởng lầm lẫn là tối cần thiết trong đời thường. Hay nói cách khác ảo tưởng lầm lẫn là nguyên lý của thế gian. Đó là lý do tại sao vô minh là mắt xích đầu tiên của chuổi thập nhị nhân duyên.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Ý nghĩa của thời gian

Duy thức học Phật giáo nói rằng vũ trụ chỉ là tâm thức, điều đó có nghĩa vũ trụ vạn vật chỉ là thông tin. Bởi vì thức là thông tin, biết cái ký hiệu, cái ý nghĩa của sự thật nhưng không phải biết cái thật vì sự thật hay chân lý là bất nhị, bất khả tri.
Ở đây chúng tôi không bàn về ý nghĩa của thời gian trong quan niệm thông thường, trong lịch sử và văn học, mà bàn về ý nghĩa bản chất của thời gian vật lý và tâm linh, nó có những tính chất khác hẳn thời gian thông thường.

Thời gian trong quan niệm của Newton là một đại lượng bất biến, trôi xuôi một chiều từ quá khứ tới hiện tại và tương lai. Chiếu theo thời gian này thì chúng ta không thể gặp Đức Phật Thích Ca vì chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 còn Thích Ca (623-543 trước CN) sống trong thế kỷ thứ 7 và 6 trước Tây lịch, không cùng thời đại thì không thể gặp nhau. Không gian và thời gian là sân khấu của hiện tượng, nghĩa là các hiện tượng giống như diễn viên trong một vỡ kịch, diễn ra trên sân khấu, dù không có diễn viên, không có vỡ diễn thì sân khấu vẫn tồn tại, tức là không gian và thời gian vẫn tồn tại.

“Ảo giác dòng thời gian liên quan với khái niệm mũi tên thời gian. Tuy bác bỏ dòng thời gian, nhưng giới vật lý chấp nhận mũi tên thời gian (chỉ hướng từ quá khứ qua hiện tại tới tương lai), cũng như xem việc phân biệt “quá khứ” và “tương lai” là có cơ sở vật lý. Hawking đã luận giải rất sâu sắc vấn đề này trong tác phẩm Lược sử thời gian: Từ vụ nổ lớn tới lỗ đen, xuất bản từ 1988.

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Đức Phật A Di Đà là ai?

Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với. Nam mô A Di Đà Phật ( 阿 彌 陀 , chú ý chữ phải đọc là mô chứ không phải vô) là Hán dịch từ tiếng Phạn Namah Amitabhàya buddhàya có nghĩa là quy y Đức Phật A Di Đà.



Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học.


Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với. Nam mô A Di Đà Phật (南 無 阿 彌 陀 佛, chú ý chữ 無 phải đọc là mô chứ không phải vô) là Hán dịch từ tiếng Phạn Namah Amitabhàya buddhàya có nghĩa là quy y Đức Phật A Di Đà.


A Di Đà (zh. 阿彌陀) là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng Phạn: amitābha vàamitāyus. Amitābha dịch nghĩa là “vô lượng quang” – “ánh sáng vô lượng”; amitāyus có nghĩa là “vô lượng thọ” – “thọ mệnh vô lượng”.