Hiển thị các bài đăng có nhãn Mozart. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mozart. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Âm nhạc cho trẻ thơ – Hiệu ứng Mozart

(Sưu tầm) The Mozart Effect là một thuật ngữ ám chỉ việc sử dụng âm nhạc để nâng cao chất lượng cuộc sống theo những cách đa dạng, bao gồm sức khỏe, giáo dục, sáng tạo và bộc lộ cảm xúc cho cả trẻ em và người lớn.

Dựa trên vai trỏ chủ chốt của tai trong việc phát triển sự vận động, cân bằng, ngôn ngữ và giao tiếp không lời cũng như sự hòa nhập của phản xạ thần kinh do âm nhạc kích thích.Một kết nối giữa âm nhạc của Mozart và sự phát triển của trẻ nhỏ đã được tiến sĩ Dr. Alfred Tomatis nghiên cứu hơn 40 năm. The Mozart Effect không phải là một khái niệm mới – những quan hệ và phản ứng đã được công bố trong hàng trăm tài liệu từ những năm 60.

Tại sao The Mozart Effect quan trọng cho cuộc đời của trẻ? Các nghiên cứu chỉ ra rằng — Đối với trẻ thơ– âm nhạc có thể:
Tăng trí thông minh ngôn ngữ, cảm giác và không gian
Giúp tăng cường trí nhớ và nâng cao sự tập trung
Khơi dậy các tiến trình suy nghĩ sáng tạo
Tăng cường hoạt động và sự kết hợp của cơ thể
Nâng cao tâm trạng và tạo động cơ
Điều chỉnh nhịp điệu tự nhiên của cơ thể
Tạo thư giãn và giấc ngủ tăng cường cảm nhận thính giác và cảm giác

Cha mẹ làm thế nào để thụ hưởng tối đa hiệu quả của The Mozart Effect tại nhà? Ăn với âm nhạc- nghe nhạc Ba rốc hoặc cổ điển chậm trong bữa ăn. Tivi, radio, nhạc pop và tiếng ồn không giúp tiêu hóa. Âm nhạc lành mạnh báo hiệu thời gian để nghỉ ngơi, lắng nghe, ăn và giao tiếp với gia đình bạn. Nó cũng tạo ra một sự nghỉ ngơi giảm căng thẳng cho cha mẹ.

Kiểm tra âm thanh – thường thường sự ầm ĩ trong nhà tạo căng thẳng. Đi quanh nhà bạn và lắng nghe. Liệu máy điều hòa, sưởi, tủ lạnh hay những thứ khác đang để ngay sát phòng con bạn? Những âm thanh đó ồn thế nào? Não chúng ta chấp nhận âm thanh, nhưng chúng tạo căng thẳng. Hãy chắc chắn giường của con bạn là nơi yên tĩnh trong nhà.

Thói quen vừa học vừa nghe âm thanh – Khi một người trẻ tuổi bắt đầu phát triển thói quen học tập và làm việc của họ, giữ thời gian học hành, làm việc cùng thời điểm mỗi ngày. Bắt đầu với một chút yên tĩnh Mozart, Bach hoặc âm nhạc cho trẻ con không lời. Sử dụng âm nhạc như một bước của công việc. Dọn sạch bàn, thở sâu và đảm bảo ánh sáng phù hợp. Nhiều trẻ em với ADD (Lệch lạc thiếu tập trung – Attention Deficit Disorder) bị rối trí bởi mọi tiếng động. Không cần chơi nhạc trong giờ học. Hãy để con bạn chọn âm nhạc cho lúc học.

Đọc nhịp – Nhiều sinh viên nâng cao kỹ năng đọc của họ với một nhịp đơn, đều đặn. Một máy tạo nhịp tạo ra 60 đến 80 nhịp một phút tạo nên cấu trúc tuyệt vời để đọc to. Đặt máy tạo nhịp cách đứa trẻ vài bước chân và giữ âm thanh nhỏ. Cần vài phút để quen với nó, nhưng những trường tốt nhất như Brainworks ở Texas đã sử dụng phương pháp này thành công trong 20 năm.

Đêm yên tĩnh và thời gian yên tĩnh – báo hiệu giờ nghỉ ngơi sử dụng hai hoặc ba album yêu thích của trẻ. Hãy để âm nhạc đưa con bạn đến giường, đọc sách và chìm vào giấc ngủ. Đảm bảo phòng con bạn yên tĩnh và không có tivi, đài, máy tính.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Thêm lợi ích của việc nghe nhạc Mozart

(TNO) Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng nghe nhạc Mozart trong lúc thực hiện nội soi kết tràng có thể giúp bác sĩ phát hiện các polyp tiền ung thư nhanh chóng hơn, theo trang tin Top News.


Nghiên cứu của tiến sĩ Catherine Noelle O’Shea và bác sĩ y khoa David Wolf tại Trung tâm Khoa học Sức khỏe, ĐH Texas tại Houston (Mỹ), cho thấy tỷ lệ phát hiện u tuyến tăng lên khi được thực hiện có âm nhạc đi kèm so với khi không có âm nhạc.

U tuyến là một loại polyp đại tràng được xem là một tiền thân của ung thư trực kết tràng xâm lấn (CRC).

Việc chẩn đoán ung thư trực kết tràng có thể hiệu quả hơn nhờ nhạc Mozart

Khi được phát hiện sớm, bác sĩ có thể loại bỏ các polyp trong một cuộc khám nội soi, qua đó ngăn chặn sự phát triển của ung thư trực kết tràng.

Trong cuộc thử nghiệm này, 2 bác sĩ với kinh nghiệm hoàn thành ít nhất 1.000 ca nội soi đã thực hiện việc nội soi một cách ngẫu nhiên, có âm nhạc – những tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Mozart – hoặc không có âm nhạc.

Tỷ lệ phát hiện u tuyến từ nghiên cứu này sau đó được ghi nhận và so sánh với tỷ lệ chuẩn.

“Cả hai bác sĩ nội soi đều có tỷ lệ phát hiện u tuyến cao hơn khi nghe nhạc so với tỷ lệ phát hiện chuẩn của mình”, tiến sĩ O’Shea, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

“Tỷ lệ phát hiện u tuyến liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc ung thư trực kết tràng, do đó nó là một chỉ số chất lượng quan trọng đối với nội soi kết tràng. Bất cứ điều gì chúng ta có thể làm để tăng tỷ lệ này lên đều có tiềm năng cứu sống người. Dù đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ nhưng kết quả của nó cho thấy tư duy vượt giới hạn – trong trường hợp này là nghe nhạc Mozart – nhằm cải thiện tỷ lệ phát hiện u tuyến có giá trị tiềm tàng như thế nào đối với bác sĩ và bệnh nhân”, ông nhấn mạnh.

Trước đó, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Tel Aviv (Israel) phát hiện việc bật nhạc Mozart cho các em bé sinh thiếu tháng nghe giúp chúng tăng cân. Điều thú vị là nhạc của Beethoven và Bach lại không có tác dụng như vậy, theo Telegraph.

Khang Huy
Nguồn: Tuổi Trẻ online (ngày 03/11/2011)

http://www.camxahoc.vn/?p=11195

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Tác dụng chữa bệnh của âm nhạc Mozart


Mới đây nhất, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nghe nhạc Mozart có tác dụng chữa bệnh: làm giảm stress, tăng cường trí thông minh, ổn định nhịp tim, điều trị chứng động kinh, và suy giảm trí nhớ v.v…

Các bác sĩ tại Viện thần kinh London (Anh) trong một lần chữa trị cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh đã tình cờ phát hiện ra rằng nghe nhạc Mozart 45 phút mỗi ngày có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục.

Sau quá trình điều trị, kết quả kiểm tra não của bệnh nhân này đã cho thấy có sự thay đổi đáng kể về số lượng các tế bào não, tăng khả năng học tập, chỉ số IQ, những tổn thương về thần kinh được hạn chế và thị lực cũng có những dấu hiệu được cải thiện một cách đáng kể.

Giải thích về hiện tượng này, các nhà khoa học cho biết: trong não người và động vật nói chung có một vùng não rất nhạy cảm với âm nhạc, chúng có nhiệm vụ tiếp nhận các âm sắc từ những bản nhạc mà con người nghe được.

Khi tiếp xúc với những bản nhạc có âm sắc phù hợp, phần não này trở nên hoạt động tích cực hơn, kéo theo sự hồi phục của các khu vực chức năng khác trong não. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khẳng định: nhạc Mozart là loại nhạc mang tính tư duy cao, có sự pha trộn và tổ chức tiết tấu phức tạp đạt đến trình độ cao.

Do đó, khi nghe loại nhạc này, người nghe như được “đánh thức” một số chức năng não. Não của họ như được truyền những luồng sóng kích thích mạnh, giống như sóng điện não và chính điều đó giúp cho não hoạt động hiệu quả.

Các nhà khoa học và các chuyên gia phân tích âm nhạc đã phát hiện ra rằng: trong kỹ thuật “thiết kế” âm thanh độc đáo chỉ có ở thiên tài Mozart, thường xuyên có sự xuất hiện những đoạn nhạc lặp lại với tần số cao hơn nhiều so với các tác phẩm âm nhạc của nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng khác như: Beethoven, Bach, Wagner hay Chopin….

Sau một đợt điều trị thử nghiệm bằng nhạc Mozart, các bác sĩ thuộc bệnh viện tổng hợp Mexico đã cho biết: Trong số 9 bệnh nhân mắc chứng động kinh được áp dụng phương pháp kích thích sóng não bằng nhạc Mozart, thì có 4 bệnh nhân có dấu hiệu chuyển biến bệnh đạt mức 95%, 4 bệnh nhân đạt mức phục hồi 50% đến 70%.

Một số tác động của nhạc Mozart đối với con người:

– Kích thích trí thông minh:

Sau một cuộc kiểm tra IQ được tiến hành tại Mỹ, các nhà khoa học nước này đã cho biết: nhóm học sinh được thư giãn bằng bản sonata K488 của Mozart có kết quả trắc nghiệm IQ trung bình cao hơn nhóm khác từ 9 đến 10 điểm. Tốc độ hoạt động não và nhiều hoạt động khác của trẻ được nghe nhạc Mozart trở nên nhanh nhạy hơn, năng động hơn bình thường.

- Tăng cường chức năng thị giác:

Kết quả một cuộc thử nghiệm mới của các nhà khoa học về tác động của bản sonata K448 đối với 60 bệnh nhân tại Trường đại học Y dược Sao Paolo đã hé mở những khả năng về việc vùng não kiểm soát chức năng thị giác của con người được tăng cường tốc độ phân tích, và xử lý hình ảnh với độ chính xác cao.

Những người tham gia cuộc thử nghiệm đã được “thưởng thức” những bản sonata soạn cho 2 piano của Mozart tại một phòng kín trong 10 phút. Sau đó, họ bắt đầu các cuộc kiểm tra sự phối hợp chức năng của thị lực và não bộ. Quá trình xử lý thông tin diễn ra rất nhanh và chính xác ở vùng não chức năng.

– Giúp ổn định nhịp tim, giảm stress và phục hồi thần kinh:

Nghe nhạc Mozart có thể khiến cho nhịp tim con người trở nên ổn định hơn. Nghiên cứu khoảng 23 trường hợp thanh niên tình nguyện tham gia nghiên cứu, các bác sĩ thuộc Bệnh viện Oberwalliser - Thụy Điển đã khẳng định: việc nghe nhạc rất ích lợi đối với bệnh tim.

Trong nghiên cứu này, ngoài nhạc Mozart, các bác sĩ còn phát hiện thêm các bản nhạc của nhà soạn nhạc danh tiếng Bach cũng có những tác động ổn định nhịp tim tương tự.

Trẻ sơ sinh được nghe nhạc Mozart cũng giúp giảm được đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh sau khi sinh.

Trong quá trình nghe nhạc, một thiết bị camera đã ghi lại toàn bộ những hoạt động và biểu hiện của trẻ sơ sinh và đã công nhận âm nhạc Mozart đã có những ảnh hưởng tuyệt vời đến trạng thái tinh thần của trẻ

Minh Ngọc (lược dịch từ Independent-update)