Hiển thị các bài đăng có nhãn Đạo của vật lý. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đạo của vật lý. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

41.2 Đạo của Vật lý


Đạo Của Vật Lý - Một Khám Phá Mới Về Sự Tương Đồng Giữa Vật Lý Hiện Đại Và Đạo Học phương Đông.

Cuốn sách này là bản dịch Việt ngữ của “The Tao of Physics” (Đạo của vật lý) của tác giả Frijiof Capra, bản in lần thứ ba, do Flamingo sản xuất 1982.

F.Capra sinh năm 1939, là giáo sư ngành vật lý tại các đại học và các viện nhgiên cứu tiếng tăm tại Mỹ và Anh. Khoảng cuối những năm 60, ông bắt đầu chú ý đến các tương đồng giữa những phát hiện của ngành vật lý hiện đại với quan niệm của những nền đạo học phương Đông như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Lão giáo... để đến cuối năm 1974, bản in đầu tiên của Đạo của vật lý ra đời. Từ đó đến nay, khoảng trên một triệu cuốn sách này đã đến tay độc giả với trên mười thứ tiếng khác nhau. Nội dung chủ yếu của cuốn sách này là sự trùng hợp về nhận thức luận của nền vật lý hiện đại với đạo học phương Đông, nhất là với Phật giáo.

Đặc trưng của nền vật lý hiện đại của thế kỷ 20 là sự tìm kiếm nguồn gốc khởi thuỷ của vật chất, cố tìm ra những “hạt cơ bản” cuối cùng tạo nên nguyên tử. Thế nhưng, khi đến cánh cửa cuối cùng mở ra để thấy bộ mặt thật của vật chất, nhà vật lý phát hiện vật chất hình như không phải do những hạt cứng chắc tạo thành mà nó chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác. Vì thế mà vật chất mang những tính chất hầu như đối nghịch nhau, nó vừa liên tục vừa phi liên tục, vừa hữu hiện vừa phi hữu hiện, dạng xuất hiện của nó tuỳ theo cách quan sát của con người. Những tính chất lạ lùng đó đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học : nền vật lý hiện đại vừa thống nhất vừa lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài nguời mà các nhà đạo học từ xưa đến nay đã tổng kết. Và kỳ lạ thay, những phát hiện hiện nay của nền vật lý hiện đại không khác bao nhiêu so với những kết luận của các thánh nhân ngày xưa.

Vì những lẽ đó, trước Capra đã có nhiều nhà vật lý xuất sắc của thế kỷ này đến với triết học, nhầt là các nhà sáng lập tuyết tương đối và thuyết lượng tử. Họ tìm thấy nơi triết học phương Đông một thế giới quan hết sức phù hợp để soi rọi cho những vấn đề nan giải của vật chất đề ra. Thế nhưng, với cuốn sách này của Capra, ta có một cái nhìn tổng thể về những thành tựu của vật lý học, về những vấn đề lớn hiện nay làm vật lý đang bị giam trong một cuộc khủng hoảng về nhận thức luận và những sự tương đồng nổi bật với các triết lý phương Đông.

Với tính cách là một giáo sư vật lý, Capra trình bày một cách cặn kẽ khúc chiết các vấn đề vật lý. Tác giả cũng trình bày khá sâu và chính xác về các nền đạo học phương Đông cũng như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Lão giáo. Nhờ am hiểu hai nền học thuật đó mà tác giả cuốn sách này mang lại cho người đọc, dù người đó đến từ phương trời nào, rất nhiều điều bổ ích. Người đọc có kiến thức đạo học phương Đông sẽ nhận thấy, đối với luận đề này, triết lý phương Đông còn cống hiến nhiều hơn nữa so với những gì trong sách trích dẫn.

Nội Dung:

I. CON ĐƯỜNG CỦA VẬT LÝ HỌC
Vật lý hiện đại - một “tâm đạo”?
Biết và thấy
Bên kia ngôn ngữ
Nền vật lý mới
II.  CON ĐƯỜNG ĐẠO HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
Ấn Độ giáo
Phật giáo
Tư tưởng Trung Quốc
Lão giáo
Thiền Tông
III.  CÁC TƯƠNG ĐỒNG
Tính nhất thể của vạn sự
Vượt trên thế giới nhị nguyên
Không gian - Thời gian
Vũ trụ động
Không và sắc
Điệu múa vũ trụ
Cấu trúc đối xứng quark - một công án mới?
các mẫu hình biến dịch
Sự dung thông

Lời cuối
Điểm lại nền vật lý mới
Tương lai nền vật lý mới
Tài liệu tham khảo


Bạn có thể đọc sách ở đây:
http://quangduc.com/khoahoc/69daovatly.html