Hiển thị các bài đăng có nhãn daophatngaynay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn daophatngaynay. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Liệu có sự sống sau khi chết hay không

Câu trả lời này của Thầy chỉ là một lời mời, một lời đề nghị thực tập. Chúng ta cần sống đời sống của mình một cách chánh niệm hơn, với sự định tĩnh để có thể tiếp xúc một cách sâu sắc với những gì đang diễn ra trong ta và xung quanh ta.


Câu hỏi : Thưa Thầy, liệu có sự sống sau khi chết hay không ?

Thầy : Sự sống luôn có mặt đồng thời với cái chết, không có trước mà cũng không có sau. Sự sống không thể tách rời khỏi cái chết. Nơi nào có sự sống thì nơi đó có cái chết và nơi nào có cái chết thì nơi đó có sự sống. Điều này cần phải quán chiếu kỹ mới có thể hiểu được. Trong đạo Bụt, chúng ta nói về tính tương tức của vạn vật, nghĩa là không ai trong chúng ta có thể tồn tại một cách biệt lập, riêng rẽ. Chúng ta phải tương tức với những thành phần khác. Nó cũng giống như bên trái và bên phải. Nếu bên phải không có đó thì bên trái cũng không thể có mặt. Nếu không có bên trái thì cũng không có bên phải. Không thể nào có thể lấy bên trái ra khỏi bên phải hoặc lấy bên phải ra khỏi bên trái.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Một chế độ ăn chay đúng đắn

BS. Phạm Vũ Cường

Ăn chay là khuynh hướng đang thịnh hành ở các nước đang phát triển vì nó giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Một số người trong chúng ta thì không ăn chay vì sợ thiếu chất. Một chế độ ăn chay đúng đắn sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều bệnh tật mà vẫn đảm bảo sức khoẻ.

Nhiều người trong chúng ta luôn tưởng nhầm ăn chay là chỉ ăn rau quả và đậu. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mọi người, các công ty đã cho ra đời nhiều nguyên liệu và thức ăn chay bổ dưỡng, phong phú. Chỉ cần một chút khéo léo của các bà nội trợ là chúng ta đã có một mâm cơm chay ấm cúng, giàu dinh dưỡng cho gia đình.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Giữa Có và Không là… ?

TS Huệ Dân


Nhờ vào sự đối chiếu giữa cái Có và cái Không của vạn vật, bằng cái nhìn, cái nghe thường nghiệm và sự hiểu biết am tường về chân tướng của vũ trụ nhân sinh, thì con người ta có thê nhận định rõ một cái không thật trong thế giới hiện hữu của họ.

Có những việc trên đời người ta cứ ngỡ là Có, nhưng đó chính lại là Không, hoặc những chuyện người ta cho không bao giờ có thể Có, nhưng trên thực tế là Có. Có và Không, đến, rồi đi, cứ lặp đi lặp lại như một vòng xoáy bất tận. Trong cuộc sống thường ngày chữ Có và chữ Không, thực sự chúng chỉ là những thứ phổ biến bình thường tìm thấy rất nhiều, thông qua việc dùng năm giác quan của con người.

Chữ Có và chữ Không thường được xem như hai từ trái nghĩa, bởi vì chúng có khả năng làm nổi bật sự đối lập giữa hai mặt hay hai đối tượng nào đó một cách rõ rệt. Thí dụ: Có xa không? Không có xa. 

Theo sự sử dụng ngôn ngữ chữ Có được người ta dùng để chỉ định cho những trạng thái tồn tại nào đó giữa con người và các vạn vật trong thiên nhiên qua nhiều lãnh vực khác nhau…

Chữ Không thường được dùng để biểu thị cho ý phủ định theo một cách nói chung chung trong những sinh hoạt thường nhật của nhân loại. Tuy nhiên chữ Không cũng có những nghĩa khác nhau tùy theo cách dùng riêng qua dạng danh từ, phụ từ hay tính từ…

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Vài lời giới thiệu về Hoa Sen và ý nghĩa tám cánh hoa sen trong Phật học

 Huệ Dân


Theo truyền thuyết Phật học, sau khi Đức Phật được sinh ra, Ngài bước bảy bước và mỗi bước có hoa sen đỡ chân cho Ngài. Rồi mỗi lần đến chùa, khi nhìn lên bàn Phật, thì thấy tượng của Đức Phật ngồi trên tòa sen.

Sen là loại thực vật thủy sinh sống lâu năm, mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở những vùng nước ao đọng, bẩn đục hay sông, hồ. Các lá to với đường kính tới 20 cm - 60 cm, thường nổi trên mặt nước như những chiếc phao và có đặc điểm là không thấm nước.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

An cư

Thực chất nguyên nghĩa của “an cư” là an kỳ tâm, cư kỳ thân. Một người an định tâm hồn và nơi ở an tịnh cũng được hiểu là “an cư”. Nhưng theo luật học dành cho cộng đồng Tu sĩ, “an cư” có nghĩa là ở yên một nơi trong ba tháng hạ để thúc liễm thân tâm, trao dồi giới đức, tăng trưởng Giới – Định – Tuệ để xứng là ruộng phước cho bá tánh gieo duyên.

“An cư” là ở yên một chỗ. Truyền thống nầy có trước thời Đức Phật, một số ngoại giáo đã áp dụng. Khi Đức Phật thành đạo, Tăng đoàn còn thô sơ, giới luật chưa áp dụng rộng rãi; Lục quần tỳ kheo thong dong tự tại trong mùa mưa, gây nhiều tai tiếng trong tín đồ, dẫm đạp côn trùng và cây cối, trôi dạt y bát, làm mất oai nghi của bậc xuất trần; vì thế, đức Phật đã chế định “an cư” vào mùa mưa để chư Tăng an trú một chỗ, tránh làm tổn hại sinh vật, có thời gian tu tập, tăng trưởng nội lực, sách tấn chuyên cần để hồi hướng cho Tứ ân trọng.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Đập vỡ vỏ hồ đào

 Thiền sư Nhất Hạnh giảng Trung Quán Luận

Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn. Những phẩm này đại diện được cho toàn bộ Trung Quán Luận.

Nếu trong khoa học có những khối óc như Einstein thì trong Phật học cũng có những trái tim như Long Thọ. Bộ óc là để thấy và để hiểu, trái tim cũng là để thấy và để hiểu. Không phải chỉ có bộ óc mới biết lý luận. Trái tim cũng biết lý luận, và có khi trái tim có thể đi xa hơn bộ óc, bởi vì trong trái tim có nhiều trực giác hơn. Biện chứng pháp của Long Thọ là một loại lý luận siêu tuyệt có công năng phá vỡ mọi phạm trù khái niệm để thực tại có cơ hội hiển bày. Ngôn ngữ của biện chứng pháp có khả năng phá tung được màng lưới khái niệm. Ngôn ngữ của toán học chưa làm được như thế.

Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng. Long Thọ thừa hưởng không gian khoáng đạt do các cánh cửa ấy cung cấp và vì vậy đã có khả năng khám phá trong kinh điển Phật giáo những viên bảo châu sáng ngời bị chôn lấp trong nền văn học Nikaya. Long Thọ nắm được cái tinh hoa của phương pháp học Phật giáo: loại bỏ được cái nhìn nhị nguyên để giúp tiếp xúc được với thực tại, một thứ thực tại bất khả đắc đối với những ai còn kẹt vào những phạm trù của khái niệm. 

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Nồi Chưa Có Vung

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Chúng ta thương nhưng thực sự ít ai biết được bản chất của tình thương. Nếu biết thực tập chánh niệm và quán chiếu, thì chúng ta sẽ có cơ hội nhiều hơn để hiểu biết và chuyển hóa bản chất của tình thương trong ta.

Chúng ta ai cũng đã có thương nhưng có lẽ ít người có cơ hội nhìn lại tình thương của mình, xem thử ta đã khổ đau như thế nào trong khi thương? đã hạnh phúc như thế nào trong khi thương và đã học được gì trong quá trình thương yêu? Thật ra phần lớn trong chúng ta bận rộn rất nhiều và chưa có cơ hội để ngồi lại và làm việc ấy để có thể học được từ những kinh nghiệm thương yêu, khổ đau và hạnh phúc.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Phật tử nên tu theo pháp môn nào ?

Hồng Quang


Câu hỏi nêu trên không phải do tôi đặt ra, nhưng lúc đi thuyết trình về Thiền, có thính giả đặt câu hỏi “Thiền, Tịnh …chúng tôi nên tu theo pháp môn nào?”. Bài nầy sẽ tóm lược vài ý để góp phần trả lời câu hỏi rất thực tế vừa nêu.

Vài năm qua, nhiều chư Tôn đức Tăng Ni cố gắng khôi phục và phát huy pháp môn Tịnh Độ vì thấy xã hội (không riêng gì ở Việt Nam) đang suy đồi đạo đức trầm trọng, đồng thời cũng nhằm vạch một hướng tu cho người phật tử tại gia, nhất là những vị lớn tuổi, khỏi bị cám dỗ theo tà ma ngoại đạo.

Một vài nơi, đạo tràng niệm Phật hay tu Tinh độ thu hút rất đông quần chúng tham dự. Việc khuyến tu nầy rất cần thiết và cần được tán thán công đức.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Tịnh Độ cầm tay

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh


Ta phải rèn luyện để cho mỗi bước ta đều về được, mỗi bước ta đều tới được. Đây là Tịnh Độ, Tịnh Độ là đây. Đúng là Tịnh Độ rồi, ta không cần phải đi kiếm nữa.

Có một cặp vợ chồng ở bên Đức qua và đang ở lại đây một tuần. Cả hai còn trẻ và đang tu theo Tịnh Độ. Họ nói với sư cô Chân Không là họ cũng thích tu Thiền nhưng họ chọn theo Tịnh Độ bởi vì: “Lỡ mình chết thì mình về Tịnh Độ liền, còn nếu mình tu Thiền thì hơi nguy vì tu Thiền mà lỡ nửa chừng bị chết thì mình không biết sẽ đi về đâu. Thành ra tu Tịnh Độ cho chắc ăn”. Sư cô Chân Không đã chỉ bày họ thấy được cái tánh bất nhị giữa Thiền và Tịnh Độ và họ đã hiểu.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Đáp những câu hỏi về Thiền Tịnh

Dung Hy Pháp sư - TT. Thích Minh Cảnh dịch


Thoại đầu là dùng nghi tình để nhiếp niệm của Thiền Tông. Nghi nhỏ ngộ nhỏ, nghi nhiều ngộ nhiều, đốn nghi đốn ngộ, tiệm nghi tiệm ngộ, không nghi không ngộ. Có người tham câu : "Trước khi cha mẹ chưa sinh, bản lai diện mục của ta là gì ?"; có người tham câu "Niệm Phật là ai ?"; có người tham câu "Cây bách trước sân"; có người tham câu "Que cứt khô" (Càn thỉ quyết), "Ba cân mè", "Con chó không có Phật tánh"... Công án không phải một.

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Thiền và Tịnh độ trong mạch sống Việt Nam



TK. Ta Bà Ha

Đây là sự thật chứ không phải chuyện đùa, bởi lâu nay ai cũng nghĩ rằng hễ Thiền thì không có Tịnh, và Thiền tông lúc nào cũng không chấp nhận sự hiện diện của Phật A Di Đà trong tâm thức hành giả.

Vâng ! Đây là sự thật chứ không phải chuyện đùa, bởi lâu nay ai cũng nghĩ rằng hễ Thiền thì không có Tịnh, và Thiền tông lúc nào cũng không chấp nhận sự hiện diện của Phật A Di Đà trong tâm thức hành giả.

Ở đây chúng tôi không dám luận bàn về tôn chỉ của hai phái, chỉ cung cấp một vài cứ liệu minh chứng cho sự hiện diện đó trong thực tế lịch sử.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông: chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ



 Thích Thanh Từ


Tu các pháp môn của Phật giống như người leo núi. Một ngọn núi cao, người ở hướng Tây có lối lên của hướng Tây, người ở hướng Ðông có lối lên của hướng Ðông, hướng Nam, hướng Bắc cũng vậy. Trong bốn lối đó chúng ta thích lối nào thì đi lối đó. Ðã chọn rồi phải quyết chí đi.

Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỷ thì có ba tông: Thiền tông, Tịnh Ðộ tông và Mật tông. Song gần một trăm năm nay Thiền tông dường như ít ai biết đến mà chỉ biết Tịnh Ðộ thôi. Chúng tôi thấy sự kiện giữa Thiền và Tịnh rất quan trọng nên muốn giải thích cho quý Phật tử biết rõ điểm nào Thiền tông hòa hợp được với Tịnh Ðộ, điểm nào Thiền tông cách biệt với Tịnh Ðộ. Quý Phật tử nghe biết, không còn nghi ngờ trên đường tu.

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

TÁNH KHÔNG PHỦ ĐỊNH CÁI GÌ

Hồng Dương Nguyễn Văn Hai

Không tánh, chủ đề của triết học Trung quán, là một phủ định tuyệt đối, nghĩa là không hàm ý một khẳng định nào đằng sau. Nhưng phủ định cái gì? Từ khi Trung luận của Bồ tát Long Thọ giải thuyết tánh Không và lý duyên khởi gắn liền nhau bằng con đường nhị đế vào cuối thế kỷ thứ hai cho đến nay, các học giả, triết gia, cũng như luận sư Phật giáo từ Ðông qua Tây không ngớt bàn cãi về câu hỏi đó. Có rất nhiều cách trả lời tùy theo lập trường của người giải đáp. Ðiều này chứng tỏ tánh Không của Trung quán là một chân lý rất khó hiểu khó bàn và đòi hỏi một công trình tu chứng kiên trì và tinh tiến mới mong chứng ngộ. Cũng vì lý do ấy Bồ tát Long Thọ lên tiếng cảnh cáo: "Vì căn tánh ám độn, không có khả năng chánh quán Không tánh, nên tự hại, chẳng khác nào không giỏi về chú thuật bắt rắn nên không thể bắt những rắn độc một cách thiện nghệ (Trung luận XXIV.11). Ðức Thế tôn biết rõ pháp này là pháp sâu xa mầu nhiệm, chẳng phải là pháp mà kẻ độn căn có thể hiểu được vì thế mà Ngài không muốn dạy (Trung luận XXIV.12)."

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Vấn đề thời gian trong Phật giáo và Vật lý học hiện đại

Nguyễn Thị Toan

Thời gian là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà triết học và khoa học tự nhiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một cách khái quát quan niệm của Phật giáo và vật lý học hiện đại về thời gian. Theo tác giả, cách đây xấp xỉ 2600 năm, Phật giáo đã có cái nhìn khá sâu sắc, độc đáo về thời gian, trong đó có nhiều điểm tương đồng kỳ lạ với những kiến giải khoa học về thời gian của vật lý học hiện đại. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có nhiều điểm dị biệt.

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Sơ lược sắc thái thiền Trung Hoa

Thích Phước Tiến

Thiền xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa, nhưng các phuơng thức tu tập còn bị hạn chế trong khuông khổ phần lớn chỉ vận dụng kế thừa theo vài phương pháp cổ xưa, còn câu nệ hình thức nên chưa được phổ thông và rộng rãi. 

Đến khi thiền tông được Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc, thiền được nâng lên một cấp độ rỏ rệt và làm nền tảng căn bản cho sự phát triển của thiền Trung Quốc sau này Đạo Phật ra đời hơn 25 thế kỷ. 

Sự ảnh hưởng của Đạo Phật càng ngày càng lan rộng khắp nơi, càng ngày càng được thêm nhiều giới trí thức đón nhận nồng nhiệt; điều đó chứng tỏ giá trị bất hủ của đạo Phật, không chỉ thời xa xưa, cho dù thời khoa học hiện đại, nó càng soi sáng thêm cho chân giá trị của đạo Phật. 

Trong kinh Tăng Chi đức Phật dạy: “Phật pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, được người trí tự mình giác hiểu”. Như vậy đạo Phật là đạo giác ngộ, đạo của người trí, có hiểu biết đúng đắn. Nhờ 49 ngày đêm tư duy thiền quán dưới cội Bồ Đề, Đức Thế Tôn đã giác ngộ thật tướng của vạn pháp thành Phật. 

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Quan điểm Phá chấp trong thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ

Nguyễn Đức Diện


Theo Phật giáo, chấp là cố chấp, mê chấp, không đúng mà chấp là đúng, không thật mà chấp là thật, khổ mà chấp là sướng, thiên kiến đứng về một phía. Phá chấp là phá bỏ tư tưởng cho rằng giáo lí kinh điển nhà Phật là hoàn toàn đúng đắn.

Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung (1230-1291) là học trò xuất sắc nhất của thiền sư Tiêu Dao - một nhân vật nổi tiếng cuối thời Lý. Tuệ Trung không chỉ là thầy của vua Trần Nhân Tông, của phái Trúc Lâm mà còn là nhà tư tưởng của dân tộc Đại Việt. Cuộc đời và sự nghiệp của Tuệ Trung Thượng Sĩ là một tấm gương sáng, có ảnh hưởng không chỉ đối với Phật giáo thời Trần mà còn đối với không khí học thuật của thời kì đó. Ông là một nhà thiền học đã đem tư tưởng của mình góp phần tạo nên tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam.

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Giới thiệu đường lối tu thiền của Phật giáo

HT. Thích Thanh Từ

Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo.

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Chuyện Thiền

Cao Huy Thuần

“Trời trống mây thì trăng mới sáng”. Ngay cả câu căn dặn đó cũng phải trống đi trong đầu khi sắp rút kiếm, huống hồ mấy chuyện thiền thông thái kia! - Trích sách Thấy Phật (Tác giả: Cao Huy Thuần, Phương Nam Books, 2009)

Một danh tướng về già muốn tặng thanh kiếm báu của mình cho một tướng quân ở xa. Ông giao trọng trách đó cho một gia nhân, cũng là một tay kiếm xuất chúng. Cẩn thận như vậy, ông vẫn không yên lòng, nghĩ rằng kiếm sĩ này chưa chắc đã đủ chín chắn để giữ kiếm không bị cướp dọc đường. Thanh kiếm không những quý về chất thép mà còn quý vì chuôi kiếm có nạm vàng và ngọc vua ban.

Chẳng hiểu do đâu, các tay kiếm khách trong thiên hạ đều biết kiếm báu đang di chuyển. Ai cũng thèm. Rời nhà chẳng bao lâu, người gia nhân kiếm sĩ đã để ý thấy ba tay hảo hán đang theo dõi mình không rời gót.

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Tư tưởng và phong cách thiền tông

Tranh chăn trâu Thiền Tông

Cự Tán - Định Huệ dịch

Từ khi Lục Tổ Huệ Năng chính thức kiến lập môn đình Thiền tông về sau trải qua sự truyền đăng hoằng hoá cuả Ngũ gia Thất tông, sử Phật giáo Trung Quốc cơ hồ trở thành sử Thiền tông, âm ba vang dội của nó đến nay vẫn còn. Hơn một nghìn năm nay, Thiền tông ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của Phật giáo Trung Quốc, không phải là việc giản đơn khi muốn trình bày cặn kẽ về mặt tích cực cũng như chỗ thiên chấp và biến đổi của nó. Nay tôi chỉ vận dụng thể tài sử thoại để nói tổng quát về căn nguyên tư tưởng và vài đặc điểm về phong cách Thiền tông.

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Lục tổ Huệ Năng - Pháp môn Vô Niệm

Nhục thân Lục Tổ Huệ Năng
Tâm Thái

Tổ Huệ Năng đã chỉ rõ: "Đối trên các cảnh, tâm không nhiễm gọi là vô niệm","Ðối trên niệm thường lìa các cảnh, chẳng ở trên cảnh mà sanh tâm".

Có hai vị giữ địa vị quan trọng trong Thiền tông là tổ Bồ Đề Đạt Ma (?-532) và Lục tổ Huệ Năng (638-713). Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã có công đặt nền móng cho ngôi nhà Thiền tông, và tổ Huệ Năng được coi như người đã xây cất nên ngôi nhà kỳ diệu đó để còn lưu truyền đến ngày nay . Cuốn Pháp Bảo Đàn kinh ghi về cuộc đời của tổ Huệ Năng cùng những bài pháp của tổ rất đầy đủ. Pháp tu của tổ Huệ Năng được ghi rõ là:

"Vô niệm làm tông, Vô tướng làm thể, Vô trụ làm gốc."