Hiển thị các bài đăng có nhãn Tịnh độ tông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tịnh độ tông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Tính cách tức thời, tại đây và bây giờ của Tịnh Độ tông

Giác Ngộ - Khi niệm Phật, quán tưởng, hồi hướng…, là chúng ta "đang sanh" vào Tịnh độ, đang đi vào Tịnh độ. Bằng những thực hành ấy, chúng ta đang đi sâu hơn vào Tịnh độ, hay nói cách khác, chúng ta đang đi lên các bậc Cửu phẩm ngay ở đây và lúc này.

Chánh niệm tỉnh giác với sự việc đang sanh này là niềm vui và hạnh phúc hiện tại của hành giả Tịnh Độ tông.

1. Tịnh Độ tông là Đại thừa

Ngoài ba kinh chuyên dạy về Tịnh độ của Phật A Di Đà (Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật và Kinh A Di Đà tiểu bản) thì nhiều kinh của Đại thừa như Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Bi Hoa… và các luận Đại thừa Khởi Tín, luận Ma ha Chỉ quán của Thiên Thai Trí giả… và các Bồ tát khởi xướng các tông chính của Đại thừa như Trung đạo, Duy thức và Mật giáo đều có chỉ dạy và hâm mộ Tịnh độ.
Niệm Phật là làm sống tâm đại bi qua thân, khẩu, ý 

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

Cảm nhận về Tịnh độ Tông

Giác Ngộ - "Shôma, người được xem là một tín đồ Tịnh Độ tông thuần khiết nhất ở Nhật. Có lần Shôma viếng một ngôi chùa quê. Vừa vào chánh điện, anh thõng chân nằm dài trước tượng A Di Đà. Một người trách anh thất kính, anh trả lời: "Tôi vào đây là trở về nhà cha mẹ tôi, còn anh bắt bẻ tôi như vậy chẳng qua anh chỉ là con rể trong nhà này thôi".
Tôi chỉ thực sự có ấn tượng sâu đậm với Tịnh Độ tông khi đọc cuốn Chu Dịch thiền giải của Trí Húc đại sư, đến lời chú giải hào thượng lục của quẻ Tùy: "Hào thượng lục âm nhu đắc chính, song cũng không có huệ lực, chỉ chuyên tu tập thiền duyệt để tự vui, nên đạo ắt phải khốn cùng vậy. Chỉ có dốc hết lòng tin tưởng hồi hướng Tây phương thì mới ‘vạn tu vạn nhân khứ’ được"(1). "Vạn tu vạn nhân khứ " là pháp môn tu tập để vãng sinh Tịnh độ bằng cách niệm Hồng danh Phật A Di Đà. Vạn người tu tập thì cả vạn người đều được vãng sinh, điều đó nói lên sự nhiệm mầu của pháp môn này.
wwwnp.JPG
Ảnh minh họa - Ảnh: Bảo Toàn

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ


Hòa thượng Thích Thanh Từ
Đăng bởi Tuệ Minh 
Thế thì dù niệm Phật, hay tu Thiền quán mà tâm chuyên chú an định từ một ngày cho đến bảy ngày thì nhất định người đó đạt được đạo quả. Tu Tịnh thì được thấy Phật, còn tu Thiền thì chứng từ sơ quả đến tứ quả. Chúng ta thấy tu có khó không? Phật hạn chỉ bảy ngày thôi. Cả đời chúng ta bao nhiêu ngày mà chỉ cần 7 ngày chuyên nhất không tạp cho đến dù một ngày thôi, tinh chuyên như vậy thì sẽ đạt được đạo quả. Nhưng sao không ai chịu hy sinh một ngày, hai ngày cho đến bảy ngày, hoặc niệm Phật nhất tâm bất loạn, hoặc chuyên tâm, không di chuyển khỏi Tứ niệm xứ thì sẽ được Phật đón về Cực Lạc hay chứng Tứ quả Thanh văn?

1- Chỗ Không Gặp Gỡ Giữa Thiền và Tịnh

Ðiểm thứ nhất: Như chúng ta biết, tu Tịnh Ðộ thì luôn luôn lấy niềm tin làm trên, nên người tu Tịnh Ðộ phải có đủ Tín-Hạnh-Nguyện. Tín là lòng tin; tin chắc có cõi Cực Lạc, tin chắc mình niệm Phật sẽ được Phật rước về Cực Lạc. Từ tin chắc, mới khởi hành, tức cố gắng Niệm Phật, gọi là Hạnh. Niệm Phật rồi phải phát nguyện sanh về cõi Cực Lạc. Như vậy mới đủ Tín-Hạnh-Nguyện, trong đó lòng tin là bước đầu trên đường tu.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Tịnh Độ Tông - Pureland

Written by Thư Viện Quang Minh

Tuesday, 01 November 2011 22:32


Tịnh độ tông hay Tịnh thổ tông (zh. jìngtǔ-zōng 淨土宗, ja. jōdo-shū), có khi được gọi là Liên tông (zh. 蓮宗), là một trường phái được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam do Cao tăng Trung Quốc Huệ Viễn (zh. 慧遠, 334-416) sáng lập và được Pháp Nhiên (法然, ja. hōnen) phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm được tái sinh tại Tây phương Cực lạc (sa. sukhāvatī) Tịnh độ của Phật A-di-đà. Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật ngày, là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là "tín tâm", thậm chí có người cho là "dễ dãi", vì chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài (tha lực) là Phật A-di-đà.

Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng Cực lạc. Phép tu này cũng được nhiều tông phái khác thừa nhận và hành trì. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là:

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Tính cách tức thời, tại đây và bây giờ của Tịnh Độ tông

Giác Ngộ - Khi niệm Phật, quán tưởng, hồi hướng…, là chúng ta "đang sanh" vào Tịnh độ, đang đi vào Tịnh độ. Bằng những thực hành ấy, chúng ta đang đi sâu hơn vào Tịnh độ, hay nói cách khác, chúng ta đang đi lên các bậc Cửu phẩm ngay ở đây và lúc này.

Chánh niệm tỉnh giác với sự việc đang sanh này là niềm vui và hạnh phúc hiện tại của hành giả Tịnh Độ tông.

1. Tịnh Độ tông là Đại thừa

Ngoài ba kinh chuyên dạy về Tịnh độ của Phật A Di Đà (Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật và Kinh A Di Đà tiểu bản) thì nhiều kinh của Đại thừa như Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Bi Hoa… và các luận Đại thừa Khởi Tín, luận Ma ha Chỉ quán của Thiên Thai Trí giả… và các Bồ tát khởi xướng các tông chính của Đại thừa như Trung đạo, Duy thức và Mật giáo đều có chỉ dạy và hâm mộ Tịnh độ.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông: chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ



 Thích Thanh Từ


Tu các pháp môn của Phật giống như người leo núi. Một ngọn núi cao, người ở hướng Tây có lối lên của hướng Tây, người ở hướng Ðông có lối lên của hướng Ðông, hướng Nam, hướng Bắc cũng vậy. Trong bốn lối đó chúng ta thích lối nào thì đi lối đó. Ðã chọn rồi phải quyết chí đi.

Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỷ thì có ba tông: Thiền tông, Tịnh Ðộ tông và Mật tông. Song gần một trăm năm nay Thiền tông dường như ít ai biết đến mà chỉ biết Tịnh Ðộ thôi. Chúng tôi thấy sự kiện giữa Thiền và Tịnh rất quan trọng nên muốn giải thích cho quý Phật tử biết rõ điểm nào Thiền tông hòa hợp được với Tịnh Ðộ, điểm nào Thiền tông cách biệt với Tịnh Ðộ. Quý Phật tử nghe biết, không còn nghi ngờ trên đường tu.