Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích trí Quảng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích trí Quảng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Tu vô lượng nghĩa & nhập vô lượng nghĩa xứ định



GN - Hôm nay đến thăm trường hạ hệ phái Khất sĩ, tôi có một số suy nghĩ muốn chia sẻ với quý vị. Ý thứ nhất là tinh thần Phật giáo Phát triển hình thành từ Phật giáo Nguyên thủy phát triển lên đến đỉnh cao là kinh Pháp hoa. Vì vậy, chúng ta học kinh Pháp hoa, nếu suy nghĩ rằng bộ kinh này riêng biệt là không đúng. Cần hiểu rằng kinh Nguyên thủy phát triển thành kinh Pháp hoa, nói cách khác, nhận thức của đệ tử Phật trên bước đường tu tập đã thăng hoa theo tinh thần phát triển.

Nói về nhận thức, người có trình độ thấp sẽ hiểu giáo lý theo trình độ của mình, người có trình độ cao tất nhiên hiểu giáo lý theo hướng cao. Để nói lên sự sai biệt này, thường có câu Phật thuyết nhứt âm, chúng sanh tùy loại giải. Thật vậy, Phật nói một lời, nhưng mọi người hiểu khác nhau, giải thích khác nhau và thực hành khác nhau. Từ đó, người hiểu giáo lý thấp thì sẽ tu chứng quả vị thấp, người hiểu giáo lý cao sẽ đạt quả vị cao. Người hiểu sai giáo lý Phật thì không đạt kết quả, coi như rơi vào tà giáo ngoại đạo, chúng ta không kể đến hạng này được gọi là cuống hoa vô quả; tu hành, cần tránh phạm sai lầm này, nên cố gắng hiểu giáo lý một cách chính xác.

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Phòng hộ tâm



(Bài giảng tại trường hạ chùa Kim Cang, tỉnh Long An, ngày 29-5-2014)

GN - Chúng ta vào mùa cấm túc an cư, Tăng Ni lắng nghe kinh nghiệm tu hành của người trước và áp dụng cho mình để đạt được kết quả tốt đẹp. Phật giáo tỉnh Long An nói chung và tổ đình Kim Cang nói riêng đã tiến một bước dài, từ đầu tổ chức an cư và thường xuyên mở khóa tập huấn cho các trụ trì tỉnh nhà, thật là việc làm đáng biểu dương.

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Vô Lượng nghĩa kinh & vô lượng nghĩa xứ Tam muội

(Bài giảng trường hạ chùa Kim Sơn, thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16-7-2010)

Tôi lấy 7 phẩm cốt yếu làm nội dung kinh Bổn môn Pháp Hoa để thọ trì và trong 7 phẩm này, tôi chỉ lấy ý, chứ không lấy tất cả nguyên văn.

Mở đầu phẩm Tựa thứ nhất: "Tôi nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở núi Kỳ Xà Quật, nơi thành Vương Xá cùng chúng Tỳ kheo một muôn hai ngàn gồm cả La hán và bậc tam Hiền còn đang tu học. Tám vạn Bồ tát chuyển được pháp luân bất thoái, tâm từ trải khắp trong các cõi nước, được Phật khen ngợi vì họ đã từng cứu độ vô số chúng sinh thoát khỏi khổ não".


Đoạn mở đầu kinh giới thiệu hội Pháp Hoa ở Linh Thứu sơn theo tinh thần Bổn môn. Ngài Trí Giả triển khai rằng núi Linh Thứu tiêu biểu cho thân tứ đại ngũ uẩn của con người. Và Đức Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông cũng nói thân tứ đại này là bốn núi sanh già bệnh chết.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Vài suy nghĩ về số mệnh trong Phật giáo

GN - Số mệnh của con người hay con người có số mệnh hay không; đó là vấn đề được đề cập và tranh luận khá nhiều trong triết học cũng như trong lãnh vực tôn giáo từ nghìn xưa cho đến ngày nay.

Theo như cách hiểu thông thường, số mệnh là cái gì có sẵn do thế lực vô hình hay do Thượng đế áp đặt mà con người phải cúi đầu gánh chịu, không thể hiểu được và cũng không thể thay đổi định mệnh ấy. 

Đối với vấn đề định mệnh hay số mệnh của con người, lý giải của Phật giáo không giống như cách nghĩ nói trên; vì nếu định mệnh không thể thay đổi thì chắc chắn chúng ta không thể nào tu hành, cải thiện cuộc sống của chúng ta thăng hoa cho đến đỉnh cao là bậc toàn giác như Đức Phật. 

Khi chúng ta có sự thay đổi trong suy nghĩ, lời nói, hành động của mình 
là chúng ta đang thay đổi nghiệp của chính mình.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Nguy hại của sự chấp trước

Đức Phật - Ảnh minh họa

GN - Chấp hay cố chấp vào một điều gì đó, còn gọi là định kiến. Chính sự chấp trước này làm chúng ta đau khổ, cho nên coi nó là mối nguy hại cần phải tránh. Tránh bằng cách nào? 

Phật dạy một là phá chấp, tức có gì ràng buộc thì chúng ta tìm cách phá bỏ, hai là xả chấp, chúng ta không phá, nhưng bỏ quên để nó rơi xuống, không dính vô ta. Giống như hoa sen mọc từ bùn nhơ, nhưng ra khỏi bùn, nó là sen mà có trút đổ lên hoa sen cái gì thì nó cũng không bị dính nhơ và vẫn tỏa mùi hương; đó là thực chất của tu hành theo Đại thừa, hay tu Pháp hoa. Trong khi tu theo Tiểu thừa, chúng ta có sự đối nghịch, nên cái gì làm trở ngại thì phá nó; nhưng từ sự phá trừ đó khiến chúng ta trở thành cố chấp.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Tâm bình thế giới bình

GN - Người có địa vị và danh vọng cao, nhưng gia đạo không an, con hư, vợ hỏng, thì họ rất khổ...

Khi Đức Phật thành đạo ở cội bồ-đề, Ngài nhận ra rằng trên thế gian này không có khổ, nhưng vì chúng sinh do vọng kiến, nghĩa là thấy và hiểu sai lầm nên hành động sai lầm, mới tạo thành khổ đau của muôn loài ở thếgian. Ba điều sai lầm là thấy sai, hiểu sai và hành động sai chủ yếu phát xuất từ tâm. Vì vậy, Phật nói Ngài đã nhận ra được ngôi nhà ngũ ấm và từ đây về sau, người chủ ngôi nhà không còn tạo ngôi nhà mới nữa, tức là Ngài không còn tái sanh trong cõi sinh tử luân hồi.

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Nẻo về của ý

Theo căn bản Phật dạy, chúng ta cắt bỏ duyên vụ 
bên ngoài để tâm thanh tịnh, 
thấy tánh thành Phật là căn bản của đạo Phật
GN - Trong đạo Phật, chủ yếu Phật dạy chúng ta làm chủ thân và tâm. Trên bước đường tu, chúng ta đều thực tập từng bước làm chủ thân và kế đến làm chủ tâm. Khi làm chủ được thân và tâm sẽ thấy thân tứ đại này khi tan hoại thì chúng ta sẽ thọ thân khác; như vậy thân có thay đổi, nhưng tâm không bao giờ thay đổi.

Tâm chúng ta có hai phần là vọng thức và chơn tâm. Trong kiếp sống luân hồi, chúng ta luôn phát triển Thức. Thức là sự nhận thức và hiểu biết của chúng ta phần lớn là sai lầm, nên dẫn đến quyết định sai, phải đau khổ. Ngược lại, Phật có nhận thức và hiểu biết chính xác và thông suốt đến ba đời nhân quả, nên Ngài thấy rõ hoàn toàn không sai lầm. Nhân quá khứ như thế nào mà dẫn đến cái quả hiện tại này và nhân hiện tại dẫn đến quả tương lai ra sao, Phật đều nhận biết rõ ràng. Ngài nhận thức chính xác nên là đấng Toàn giác. Ngài giảng dạy vô số phương tiện để chúng ta nhận được cái tâm của mình, nhưng điều này rất khó.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

THỰC TẬP NHẪN NHỤC


Chúng ta đã nghe Hòa thượng Huyền Diệu và bà Kita Gawa nói chuyện, gợi cho chúng ta suy nghĩ về sức mạnh của tâm linh và sức mạnh của lòng từ. Bà Kita Gawa là phụ nữ Nhật có sức mạnh phi thường đã làm cho nam giới phải kính nể, cho nên bà đã được mời làm cố vấn cho Liên Hiệp Quốc về các vấn đề phức tạp trên thế giới.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Tác động hỗ tương giữa Thân & Tâm


HT Thích Trí Quảng 

Có thể khẳng định rằng, nếu biết điều chỉnh thân tâm theo hướng Phật dạy, cơ thể sẽ là một cỗ máy kỳ diệu có khả năng loại bỏ những độc tố trong cơ thể.

Chiêm nghiệm về Vô thường

Vô thường nghĩa là vạn vật luôn thay đổi và con người là vô ngã... 

Nói đến vô thường, gần như tất cả mọi người đều cảm thấy muốn buông xuôi tất cả, vì vô thường thì nỗ lực làm gì cho mất công. Nghe vô thường, chúng ta cảm thấy cuộc đời có rồi không, luôn thay đổi từ khi con người sinh ra rồi già, bệnh, chết; nói cách khác, chúng ta chưa có trước khi xuất hiện trên cuộc đời và khi từ giã cuộc đời, chúng ta cũng là không. Vì vậy, một số người nói đạo Phật chán đời.