Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích trí Siêu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích trí Siêu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Tâm & Sự Dính Mắc

Tâm & sự dính mắc 
TT. Thích Trí Siêu

Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi...
Thương ghét
Đa số người thường, suốt ngày sống trong sự thương ghét. Người nào vừa ý, hợp ý mình thì thương, kẻ nào trái ý mình thì ghét. Thương thì chăm lo, chiều chuộng, ôm giữ. Ghét thì hất hủi, xa lánh, đẩy ra. Khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét bồ hòn cũng méo. Thương thì thương cả đường đi, ghét thì ghét cả tông ti họ hàng. Tất cả những nghiệp ân oán, oan gia đều do thương ghét mà ra, bởi vì thương là biểu lộ của tâm tham, ghét là sự biểu lộ của tâm sân. Do đó thương ghét càng nhiều thì tham, sân càng tăng và đương nhiên dẫn đến đau khổ và bất an.
Khi chúng ta bắt đầu biết đạo thì tập diệt trừ tánh tham và sân vì đó là nguyên nhân của đau khổ. Nhờ từ bỏ tánh tham, sân nên tâm trở nên bình đẳng, không thương người này, ghét người kia. Nhờ tâm bình đẳng nên bớt luyến ái gia đình, vợ chồng, con cái, cha mẹ và bớt thù ghét người dưng nước lã, kẻ thù. Nếu tiếp tục tu hành như vậy, từ bỏ tham, sân thì tâm càng trở nên bình an, vắng lặng. Đến đây, nếu không khéo thì sẽ trở nên gỗ đá, cây khô, không còn tình người. Do đó cần phải bước qua giai đoạn kế tiếp là quay lại nhìn chúng sinh.

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Vô Ngã



Thích Trí Siêu

Mục lục

Phần II


Phần II

PHƯƠNG PHÁP TU

Tu tập về Vô Ngã chắc chắn có nhiều phương pháp, nhưng ở đây tôi chỉ xin giới thiệu bạn đọc hai phương pháp mà tôi được học và thực hành. Một phương pháp dùng lý trí suy luận theo Trung Quán và một phương pháp thứ hai là Tứ Niệm Xứ.

1/ THEO TRUNG QUÁN

Sau đây là phương pháp quán chiếu về bốn điểm, hay bốn giai đoạn, một phương pháp thông dụng của phái Hoàng Mạo (Gélugpa), một trong bốn phái chính của Tây Tạng [*]. Phương pháp này tôi được học tại Tu Viện Nalanda ở Lavaur (Toulouse).

[*] Tây Tạng ngày nay còn 4 phái chính: Cổ Mật (Nyingma), Áo Vải (Kagyu), Hồng Giáo (Sakya), và Hoàng Mạo (Gélug).

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Vô Ngã - Phần I



Thích Trí Siêu

Mục lục

Phần I


Phần I

KHỔ

Tứ Diệu Đế là bốn chân lý được Phật thuyết minh, bắt đầu bằng Khổ Đế, rồi Tập Đế, Diệt Đế và kết thúc bằng Đạo Đế. Khổ là một thực tại, dù ta có ý thức được hay không thì bản chất của cuộc đời vẫn là đau khổ. Có một số người dựa trên lý duy tâm, duy thức của đạo Phật, bảo rằng sướng khổ đều do tâm, nghĩa là nếu tâm nghĩ sướng thì sẽ sướng, cho là khổ thì sẽ khổ, chung quy tâm nghĩ gì thì sự vật sẽ là như thế. Nếu bạn đọc cũng nghĩ như trên thì khi đau răng bạn hãy thử nghĩ sướng xem, răng có hết đau không? Lửa nóng, nhưng bạn cứ nghĩ là mát và thò tay vào lửa xem tay bạn có bị đốt cháy không?

Sướng khổ đều do tâm, có nghĩa là hiện thời chúng ta sung sướng hay khổ đau đó là kết quả của những hành động quá khứ, trong đó tâm là chủ nhân tác nghiệp. Từ lúc tâm khởi niệm cho đến khi thọ lãnh quả báo, phải trải qua một thời gian tuân theo luật nhân duyên quả. Duy tâm không nên hiểu là tâm vừa nghĩ gì thì liền có cái đó. Nếu đúng như vậy thì khi bụng đói, bạn hãy nghĩ tới một cái bánh xem nó có hiện ra trước mặt bạn hay không?

Khổ là một thực tại, bản chất của cuộc đời là đau khổ, người tu Phật cần phải nhận rõ điều này. Đức Phật xưa kia vì sao lại rời bỏ cung điện xuất gia tìm đạo? Bởi vì Ngài chứng kiến cái khổ già, bệnh, chết. Không có khổ thì không có đạo Phật. Thấy và nhận định rõ khổ không phải để khóc mà để tìm đường thoát khổ.

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Vô Ngã

Thích Trí Siêu

                                               Mục lục

Phần I
Phần II

Sách Vô Ngã đã được in lại nhiều lần. Riêng kỳ tái bản này (2004) có sửa chữa và
bổ túc thêm phần phụ lục với Kinh Vô Ngã Tướng.




Mở Đầu

Khổ

Nguyên nhân của khổ
Giải thoát
Con đường giải thoát
Liên hệ thầy trò

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Vô Ngã

Thích Trí Siêu


Sách Vô Ngã đã được in lại nhiều lần. Riêng kỳ tái bản này (2004) có sửa chữa và 
bổ túc thêm phần phụ lục với Kinh Vô Ngã Tướng.

Mục Lục

Mở Đầu
Khổ
Nguyên nhân của khổ
Giải thoát
Con đường giải thoát
Liên hệ thầy trò

Vô Ngã

1/ Ngũ uẩn
2/ Chấp ngã
3/ Vô chủ
4/ Có hay không?

Phương pháp tu hành


1/ Theo Trung Quán
2/ Theo Tứ Niệm Xứ
3/ Tứ Niệm Xứ và Vô Ngã

Sự quan trọng của Vô Ngã

Lời cuối
Phụ lục - Kinh Vô Ngã Tướng
Thư mục
-ooOoo-

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

BỒ TÁT HẠNH


Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)

Santideva (Tịch Thiên)
Thích Trí Siêu dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG



Rất mong Bồ Tát Hạnh sẽ bổ túc cho Bồ Tát Giới. Bạn đọc có thể học thuộc lòng vài phẩm, vài đoạn hoặc đọc tụng, cũng như các thiền sinh thuở trước học thuộc Quy Sơn Cảnh Sách, hoặc như tu sĩ Nam Tông thuộc làu kinh Pháp Cú vậy. Ðọc tụng để những tư tưởng Bồ Tát thâm nhập vào tâm và từ đó sẽ khởi ra hiện hành hướng dẫn ta trong từng ý nghĩ, từng lời nói, từng hành động đúng theo hạnh mà chư Bồ Tát đã làm.
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-81_4-4536_5-50_6-1_17-364_14-1_15-1/bo-tat-hanh-thich-tri-sieu-dich.html

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Thiền Tứ Niệm Xứ

Thích Trí Siêu

Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.

Mục Lục:

[1] Vài lời cùng bạn đọc
[2] Mở đầu 
[3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh 
[4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông 
[5] Thiền và Tịnh Ðộ 
[6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo 
[7] Phương pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ 
[8] Kết luận
[9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm

1. Vài lời cùng bạn đọc

Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.

Ðức Phật Thích Ca xưa kia do tu Thiền mà giác ngộ giải thoát. Ngày nay những ai có chí xuất trần, nhận rõ cảnh đời nhiều đau khổ và muốn giải thoát ngay trong kiếp hiện tại hãy nên tu Thiền. Nhưng khi nói đến Thiền thì nhiều người hoang mang vì có cả một rừng Thiền nào là Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền, Thiền Ðốn Ngộ, Thiền Ông Tám, Thiền Yoga, Thiền Tây Tạng, Thiền Zen... không biết theo ai bây giờ? Nếu đến chùa hỏi Thầy thì hầu hết những chùa chiền đều tu theo Tịnh Ðộ, chỉ chuyên tụng kinh, làm đám. Vì không ai chỉ dạy nên người chán nản thì theo đại một phái Thiền khác. Nếu là Thiền Phật giáo như Tây Tạng hay Zen thì còn đỡ, nhưng nếu chẳng may rơi vào Thiền ngoại đạo thì ôi thôi, không những uổng một kiếp này mà còn uổng cả muôn ngàn kiếp sau, vì sai một ly đi ngàn dặm. Cổ nhân có câu: "Thà đành ngàn năm không ngộ, không cam một phút sai lầm".

Tứ Niệm Xứ là một pháp hành Thiền do chính Ðức Phật xưa đã đích thân chỉ dạy cho các đệ tử. Nhờ hành theo đó, các đệ tử đã giải thoát đắc quả vô sanh (A La Hán). Cũng một phần do đó mà một số người theo Ðại Thừa đã bỏ qua và lãng quên pháp hành này, cho rằng đó là pháp Tiểu Thừa. Phật pháp không có đại hay tiểu, có chăng là do chính chúng ta ưa phân biệt đặt ra mà thôi.

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Vô ngã và tánh không trong cuộc sống

Thích Trí Siêu
Thông thường chúng ta nổi giận với người nào đó chứ đâu nổi giận với đồ vật vô tình. Khi nhận ra đối tượng vô ngã (không phải người) thì cơn giận tan biến, không còn chỗ đứng...

1. Bát nhã, tánh không

Trong thiền viện nọ, có vị sư từ phương xa đến xin nhập chúng tu học. Vị sư trước đây học Phật pháp tại Phật học viện và giỏi về giáo lý. Sư học hỏi giáo lý nhà thiền, được dạy Bát nhã, tánh Không và kinh Kim Cang. Được học giáo lý, sư tâm đắc và cảm tưởng mình đã nắm vững tinh ba của thiền. Sư cao hứng, gặp ai hỏi về thiền, sư liền nói về tánh Không, nào là tám cái Không của Long Thọ, hai chục cái Không của Bát nhã, vài chục cái Không của Trung quán. Các huynh đệ đồng tu phục lăn trí huệ của sư. Thế rồi việc này lọt đến tai thiền sư trụ trì. Ngài cho gọi sư "tánh Không" đến hỏi: "Ta nghe nói ông hay giảng về Bát nhã và tánh Không?"

Sư "Tánh Không" đang định mở miệng đáp thì thiền sư tát một cái nẩy đom đóm. Sư không hiểu ất giáp gì, quay lại tính hỏi thì thiền sư tát thêm hai cái nữa.

Sư nổi quạu la lên: "Con chưa nói gì hết, sao thầy lại đánh con đau quá?"

Thiền sư đáp: "Trong tánh Không, không có người tát, người bị tát và sự tát. Vậy ai đau?"

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Bố thí Ba-la-mật


Thích Trí Siêu

Mục lục

1. Mở Ðầu 
2. Bồ-tát Ðạo 
3. Bố Thí là gì? 
4. Bố Thí có mấy loại?

5. Bố Thí Ba-la-mật 
6. Bố Thí và sáu Ba-la-mật 
7. Những điều lầm lẫn về Bố Thí 
8. Kết luận





1. Mở Ðầu

Ða số chúng ta ngày nay hầu như không còn biết bố thí, cúng dường một cách trong sạch và lợi ích nữa! Bố thí là bố thí chứ có gì mà trong sạch với không trong sạch? Nói như vậy không phải là Phật tử! Nếu không phải Phật tử thì muốn nói sao cũng được, nhưng nếu là con Phật thì cần phải học đạo, hiểu đến nơi đến chốn. Có nhiều người trong chúng ta thường hãnh diện nói rằng: 'Tôi tu lâu, ăn chay trường, tụng kinh mấy chục năm rồi, biết Hòa Thượng này Hòa Thượng nọ từ lúc các vị ấy mới tu, chùa này là do tôi giúp từ lúc mới lập,..., và đa số đều là Bồ Tát tại gia (tức là thọ Bồ Tát giới). Thọ Bồ Tát giới tức là muốn bước trên Bồ Tát đạo; và Bồ Tát đạo thì gồm có Lục độ (Ba La Mật). Trong đó thì Bố thí đứng đầu. Bồ Tát mà không biết bố thí thì đó không phải là Bồ Tát. Vậy Bố thí là gì? Có mấy loại Bố thí? Phải Bố thí những gì: Bố thí làm sao, khi nào,...?

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Đạo gì?

Thích Trí Siêu
(Pháp quốc, 1996)

Kinh nghiệm hồi ký sau nhiều năm học đạo với Ðại Thừa,
Nguyên Thủy và Kim Cang Thừa Tây Tạng.


Mục Lục

Mở Ðầu

Chương I

Giác ngộ giải thoát
Giáo lý, giáo điều, giới luật
Ăn chay, ăn mặn
Thầy tu có vợ
Tìm thầy trong khung
Tìm thầy đắc đạo


Chương II

Theo Tây Tạng
Tông phái Tây Tạng
Nhập thất
Âm dương, nam nữ
Luân xa

Chương III

Ngã tâm linh
Nhân quả
Tình thương
Ðạo gì?



Mở đầu

Tôi bắt đầu đến với Ðạo Phật vào lúc 15 tuổi, nhân dịp lên chùa làm lễ cầu siêu cho ông nội tôi. Rồi từ đó tôi mua sách Phật đọc thường xuyên và thấy thấm thía làm sao. Năm 23 tuổi vào chùa đi tu, tôi tự nhủ thầm phải làm sao giác ngộ giải thoát ngay trong đời này, cố gắng noi theo gương của chư Tổ thuở xưa. Ôi, sơ tâm vào Ðạo bao giờ cũng ngây thơ và dễ thương. Nhờ đó nên tôi đã hăng say phục vụ chúng sinh (vì phục vụ chúng sinh là cúng dường mười phương chư Phật), hăng say học Ðạo, tranh đua cùng với huynh đệ. Sau một thời gian học những nghi thức cúng kiến, ứng phú căn bản của một Thầy tu cùng những giáo lý phổ thông để có thể hướng dẫn cho Phật tử hàng tuần, tôi vẫn cảm thấy mình còn thiếu nhiều hiểu biết, nên tôi đã lên đảnh lễ Thầy Tổ xin phép rời chùa, rời đại chúng ra đi tầm Sư học Ðạo thêm.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Nhẫn nhục

Trích từ: 

BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
Santideva (Tịch Thiên)
Thích Trí Siêu dịch

1) Tất cả hạnh lành tích tụ trong nhiều kiếp như bố thí, lễ Phật, v.v.. chỉ cần một giây phút sân hận thôi cũng đủ đốt cháy tiêu tất cả.

2) Không có tội nào tai hại hơn sân hận, cũng không có khổ hạnh nào dũng cảm hơn hạnh nhẫn nhục. Do đó, bằng mọi cách, ta (Bồ Tát) sẽ nuôi dưỡng, tăng trưởng tánh nhẫn nhục.

3) Ta sẽ không bao giờ an ổn hay nếm được mùi vị sung sướng thảnh thơi, không bao giờ được yên ngủ tự tại nếu ngày đó nọc độc sân hận còn nằm ở trong tâm .

4) Dù được dạy dỗ, bảo vệ, nhưng một khi chán ghét, bực tức, người đệ tử có thể mong muốn hủy diệt vị thầy của mình.

5) Nếu ta giống như người đệ tử trên thì anh em, bạn bè sẽ ghê tởm, xa lánh ta. Dù ta có rộng rãi bố thí đi nữa, họ cũng không tin tưởng ta. Tóm lại, sự an vui không thể đến với người sân hận.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Nguyên nhân của khổ

TT Thích Trí Siêu
Viên Minh 


Thông thường khi vào chùa (ở đây không kể những người làm công quả cho vui) để cầu đạo, chúng ta thường thích học Thiền, tu Tịnh Ðộ hay Mật Tông, v.v... tìm cầu pháp môn này, pháp môn kia để mong sao mau giác ngộ giải thoát. Nhưng giác ngộ cái gì? Giải thoát Ai chứ?

Chẳng hay bạn đọc có bao giờ thử chạy ngược dòng chưa? Ngược dòng ở đây có nghĩa là ngược dòng tư tưởng, ngược dòng ý niệm. Có một lần trong sách "Ðại Thủ Ấn" tôi đã nói sơ về 2 loại ý niệm tư tưởng: 

1/ Ngược dòng: đây là những ý niệm phân tách tìm tòi nguyên nhân của một việc, nó là một phần của trí tuệ có công năng kéo tâm trở về gần bổn tánh hay thực tại.