Hiển thị các bài đăng có nhãn WALPOLA RAHULA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn WALPOLA RAHULA. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Tập đế

Hòa thượng WALPOLA RAHULA

Chân lý thứ hai là chân lý về sự phát sinh hay nguồn gốc của dukkha (Dukkhasamudaya - ariyasacca, Khổ diệt thánh đế). Ðịnh nghĩa danh tiếng và thông dụng nhất về chân lý thứ hai, được tìm thấy trong rất nhiều bản kinh nguyên thủy như sau:

"Chính ái (tanhà) đồng khởi với hỉ và tham đã đưa đến tái sinh để tìm lạc thú chỗ này chỗ khác. Ái gồm ba thứ là: (1) khát ái đối với khoái lạc giác quan (dục ái - kàmatanhà) (2) khát ái hiện hữu và trở thành (hữu ái - bhavatanhà) và (3) khao khát đừng hiện hữu (diệt ái, mong tự hủy diệt - vibhavatanhà)" [1]. 

Chính sự khao khát, ham muốn, dục vọng, thèm thuồng, xuất hiện dưới nhiều hình thức - đã làm phát sinh mọi hình thái khổ đau và sinh tử. Nhưng không nên xem đấy là nguyên nhân đầu tiên, vì theo Phật, mọi sự phụ thuộc lẫn nhau nên không thể có nguyên nhân đầu tiên. Ngay cả khát ái được xem như nguyên nhân hay nguồn gốc của dukkha, cũng tùy thuộc vào một yếu tố khác để phát sinh, đấy là thọ (vedanà)[2], và thọ phát sinh tùy thuộc vào xúc (phassa) cứ thế nối tiếp nhau trên một vòng tròn mà thuật ngữ Phật học gọi là Duyên khởi (Paticcasamuppàda) sẽ được bàn sau[3]. 

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Khổ đế

Hòa thượng WALPOLA RAHULA

Trọng tâm của giáo lý đức Phật nằm trong Tứ diệu đế (Cattàri Ariyasaccani) mà Ngài tuyên dương ngay trong bài thuyết pháp đầu tiên[1] của Ngài cho những người bạn cũ, 5 nhà khổ hạnh ở vườn Lộc uyển (Isipatana-Sarnath ngày nay) gần Benarès (Ba-la-nại).

Trong bài thuyết pháp ấy như chúng ta thấy trong nguyên bản, Tứ diệu đế (bốn chân lý cao cả) được nói một cách vắn tắt. Nhưng có vô số những chỗ khác trong các kinh điển nguyên thủy trong ấy Tứ diệu đế được giảng đi giảng lại với nhiều chi tiết hơn, và bằng nhiều cách khác nhau. Nếu nghiên cứu Tứ Diệu Ðế này qua những tài liệu và giải thích ấy, ta sẽ có được một tường thuật khá đứng đắn và chính xác về những giáo lý tinh yếu của đức Phật theo những bản kinh Nguyên thủy.